Cô gái sử dụng bột tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc khiến cả gương mặt sưng phù
Thời gian đầu sử dụng bột tẩy trắng răng, Tiểu Ngô cảm thấy răng ngày càng trắng và sáng bóng. Nhưng chưa kịp vui mừng thì cô đã gặp biến chứng…
Bác sĩ Điền Tri Học, khoa cấp cứu, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital chia sẻ về trường hợp Tiểu Ngô (20 tuổi) muốn tẩy trắng răng, nhưng cảm thấy tẩy trắng răng tại phòng khám nha khoa quá đắt. Tiểu Ngô đã mua bột tẩy trắng răng bán ở ven đường, nhưng dùng không thấy hiệu quả, thế là Tiểu Ngô lên mạng tìm mua bột tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc.
Thời gian đầu sử dụng, Tiểu Ngô cảm thấy răng ngày càng trắng và sáng bóng. Nhưng chưa kịp vui mừng thì cô đã gặp biến chứng khi thấy khuôn mặt ngày càng phù nề, kèm theo biểu hiện sốt, nhịp tim nhanh bất thường, mí mắt sưng húp. Khi đến bệnh viện khám, Tiểu Ngô được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm mô tế bào.
Bác sĩ Điền Tri Học nhận thấy Tiểu Ngô mắc bệnh bắt nguồn từ vấn đề răng miệng, nên lập tức chuyển ca bệnh sang bác sĩ Triệu Quốc Tường, chuyên khoa răng hàm mặt.
Bác sĩ Triệu Quốc Tường kiểm tra và phát hiện cả hàm của bệnh nhân đều là cao răng và trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn. Hơn nữa, nướu răng của bệnh nhân bị viêm do sử dụng bột tẩy trắng răng có tính ăn mòn mạnh. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng, gây bệnh viêm mô tế bào khiến gương mặt sưng phù. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng tắc mạch máu não ở người bệnh.
Bác sĩ Điền Tri Học kinh ngạc khi kiểm tra bột tẩy trắng răng mà Tiểu Ngô sử dụng, bởi đó là bột tẩy trắng bồn cầu có tính tẩy trắng rất mạnh.
Bác sĩ nha khoa Triệu Quốc Tường nhắn nhủ: “Mọi người nên sử dụng bột tẩy trắng răng có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng, và trước khi sử dụng cần được bác sĩ nha khoa tư vấn để tránh tiền mất tật mang”.
Bệnh viêm mô tế bào là gì?
Viêm mô tế bào là một bệnh khá phổ biến có khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng. Bệnh viêm mô tế bào có một số biểu hiện như sưng da, đỏ da, cảm giác nóng. Viêm da có thể lan nhanh chóng đến các vùng lân cận của cơ thể nhưng thường không lây lan từ người sang người.
Mặc dù viêm mô tế bào có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể kể cả mặt của bạn nhưng phần da ở dưới cẳng chân thường bị ảnh hưởng nhất. Viêm có thể ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc ảnh hưởng đến các mô dưới da và lan đến các hạch bạch huyết và máu.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm mô tế bào là gì?
- Da đỏ có xu hướng lan ra.
Video đang HOT
- Sưng.
- Da sưng ấn mềm, lõm.
- Đau.
- Nóng dưới da.
- Sốt.
- Xuất hiện đốm đỏ trên bề mặt tổn thương.
- Da bị phồng rộp.
- Da bị lún xuống hoặc có nếp nhăn.
Theo Ettoday/afamily
Khi mang thai các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hiểm này về răng miệng
Mang thai cơ thể không chỉ mệt mỏi, đau nhức mà kéo theo đấy là hàng loạt vấn đề về răng miệng.
Khi gặp vấn đề về răng miệng, có một số điều các mẹ bầu cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
1. Viêm nướu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ gia tăng hormone estrogen và progesterone, đây là yếu tố gây sự nhạy cảm đối với nướu. Viêm nướu là bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, biểu hiện là nướu đỏ, sưng, ra máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nếu máu chảy ít, chảy một lát liền ngừng, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì tình hình sẽ được cải thiện. Nếu máu chảy nhiều và kéo dài, các mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ những yếu tố gây bệnh, chẳng hạn bệnh rối loạn đông máu.
2. Viêm nha chu
Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ.
Bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn so với viêm nướu. Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ. Nếu các mẹ mắc viêm nha chu trước khi mang thai, thì trong giai đoạn thai kỳ viêm nha chu rất dễ tái phát.
Bởi vậy các mẹ cần thận trọng khi có biểu hiện viêm nha chu và cần đến bệnh viện điều trị kịp thời. Khi quá trình mang thai bước vào giai đoạn ổn định, các mẹ nên điều trị bệnh viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu các mẹ không có triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nhưng có khả năng sẽ có dấu hiệu răng lung lay (giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu), bởi hormone estrogen và progesterone gia tăng sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng.
Khi có biểu hiện răng lung lay cũng không nên quá lo lắng, bởi những dấu hiệu này chỉ là tạm thời. Sau khi các mẹ sinh con, tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện, bởi khi đó nồng độ hormone trong cơ thể sẽ trở về mức ổn định.
3. U nướu thai nghén
U nướu răng có thể gây ra tình trạng chảu máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Một số mẹ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ, trên nướu sẽ xuất hiện một khối u mềm, có màu hồng. Bình thường nếu không có tác nhân động chạm sẽ không có cảm giác, nhưng nếu bất cẩn chạm vào u nướu sẽ có biểu hiện ra máu.
Nếu u nướu không có biểu hiện rõ ràng thì các mẹ cần quan sát thêm. Sau khi các mẹ sinh con, u nướu có thể từ từ nhỏ lại và mất hẳn.
Nếu u nướu gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, hoặc sau khi các mẹ sinh con, u nướu không có biểu hiện teo nhỏ thì các mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành loại bỏ u nướu.
4. Sâu răng
Do quá trình trao đổi chất và hormone trong cơ thể mẹ bầu biến đổi, cộng thêm sự thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều bữa, ăn nhiều thực phẩm chua ngọt làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở các mẹ mang thai.
Lời khuyên dành cho các mẹ là cần tiến hành điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, để phòng tránh tình trạng đau răng kịch liệt có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Trong quá trình điều trị bệnh sâu răng, các mẹ cần tránh căng thẳng bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
5. Răng khôn
Nhắc đến răng khôn, nhiều người liền toát mồ hôi hột, huống gì là các mẹ mang thai. Nỗi đau mọc răng khôn là ngủ không yên, nhai nuốt khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm xung quanh tổ chức răng.
Về nguyên tắc, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu không nên nhổ bỏ răng khôn. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, khi thai nhi được 4 - 6 tháng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ răng khôn cho thai phụ.
Nhiều mẹ thường lo lắng vấn đề an toàn khi điều trị bệnh răng miệng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, do đó họ thường chọn im lặng và nhẫn nhịn. Thật ra, các mẹ có thể thông báo cho bác sĩ biết tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và sử dụng thuốc an toàn nhất cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn thuốc amoxicillin, clindamycin là những loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng, và thường được bác sĩ kê đơn khi điều trị bệnh viêm nướu.
Những lưu ý giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh răng miệng:
- Các mẹ nên tiến hành khám răng miệng định kỳ, xử lý răng sâu, vấn đề hôi miệng, cạo vôi răng trước khi mang thai.
- Nếu kiểm tra có răng sâu, cần nhanh chóng điều trị, đồng thời loại bỏ thói quen không tốt như ăn cay, nên sử dụng chỉ nha khoa và chải răng đúng cách.
- Sau khi ói hoặc ợ chua, các mẹ nên súc miệng để làm loãng axit, giảm tình trạng mòn răng, và 30 phút sau mới đánh răng.
- Điều trị tận gốc bệnh viêm nướu, viêm nha chu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ giảm thiểu biến chứng thai kỳ.
Theo Sohu/Helino
1.200 trẻ em Mỹ có thể phơi nhiễm HIV và viêm gan vì khám nha khoa Hơn 1.200 trẻ em tại Seattle, Mỹ có thể bị phơi nhiễm HIV và viêm gan do phòng khám nha khoa trong trường học không khử trùng dụng cụ triệt để. Học sinh tại 12 trường bị phơi nhiễm Neighborhcare Health - nhà cung cấp dịch vụ nha khoa tại 12 trường học ở Seattle và Vashon Island, bang Washington, Mỹ, đã gửi...