Cô gái Sài Gòn ‘lơ lửng’ trong khách sạn bong bóng ở Bali
Lần đầu tới Bali nhưng Hoàng Kim đã khám phá ra nhiều điểm check-in ít ai biết, một trong số đó là khách sạn bong bóng khổng lồ.
Từ lâu, Bali (Indonesia) đã là điểm đến được nhiều du khách Việt yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm ra những điểm đến mới lạ, độc đáo ở hòn đảo thiên đường này. Châu Hồng Hoàng Kim (sinh năm 1992, sống tại TP HCM) đang thu hút cộng đồng mê du lịch vì chuyến đi Bali khác biệt, dù mới chỉ lần đầu tới nơi này.
Điểm dừng chân mà Hoàng Kím ấn tượng nhất trong suốt chuyến đi là khách sạn “bong bóng” khổng lồ mà cô đã mất công tìm kiếm trên mạng rất lâu. “Trong suốt chuyến đi, đây là nơi mà tôi phấn khích và mong chờ nhất. Tôi dành cho ngày gần cuối cùng để sau khi đi hết mọi nơi mình muốn và tới đây chỉ để Ăn, cầu nguyện và yêu (Tên cuốn sách của nhà văn Mỹ Elizabeth Gilbert). Khu nghỉ này không có trên Agoda hay Booking mà chỉ có ở Airbnb hoặc đặt trực tiếp trên Facebook của Bubble hotel. Mình chỉ đặt trước 3 ngày, may sao vẫn còn phòng chắc vì ít ai biết”, cô gái 9X chia sẻ.
Sau khi ở một ngày, Hoàng Kim và bạn đồng hành “tiếc hùi hụi” khi không đặt thêm vài ngày nữa vì trải nghiệm tuyệt vời. Tối ngủ trong căn phòng trong suốt, ngắm trăng sao, sáng ngủ dậy cảm thấy “là lạ”, thích thú. Cô cho biết, nơi này đặc biệt thích hợp cho các đôi yêu nhau hay nhóm bạn.
Căn phòng được bao quanh là lớp vật liệu trong suốt, hình cầu, đặt hệ thống đèn sáng xung quanh giống như một bong bóng khổng lồ. Nơi đây bạn có thể tận hưởng 100% ánh sáng tự nhiên như đang bồng bềnh lơ lửng giữa trời. Phòng không rộng, chiếc giường đặt ở giữa, có rèm cửa xung quanh cho kín đáo cùng hệ thống điều hòa không khí.
Khách sẽ có cảm giác như đang nằm giữa khu vườn. Hoàng Kim chia sẻ: “Ưu điểm của nơi này là ở cả ngày không chán, tha hồ làm điều mình thích, không có ai xung quanh. Đồ ăn ngon, buổi trưa hơi nóng nhưng chiều tối mát mẻ, có máy lạnh, ổ cắm điện và Wi-Fi tiện lợi”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để tìm được nơi này, bạn sẽ phải mất công hơn vì địa chỉ không rõ ràng. Blogger xinh đẹp tiết lộ, khu nghỉ cách trung tâm Ubud khoảng 20 phút di chuyển. Cách tốt nhất là sau khi đặt xong, bạn nên tải Whatsapp và nói chuyện với chủ khách sạn để hỏi đường hoặc thuê dịch vụ đưa đón. “Có vẻ hơi rắc rối nhưng bạn chỉ cần biết chút ít tiếng Anh là giao tiếp dễ dàng”, cô chia sẻ.
Phòng của Hoàng Kim thuê có hồ bơi, lưới trời với giá khoảng hơn 200 USD một đêm, bao gồm ăn sáng (tương đương 4,7 triệu đồng). Nếu đặt gói ăn trưa, ăn tối (đi kèm thuế và phí dịch vụ) thì khoảng hơn một triệu đồng, tùy theo món bạn chọn. Phòng không có hồ bơi giá khoảng 100 USD (không kèm ăn sáng). Tuy nhiên, Hoàng Kim cho rằng rất đáng để mở hầu bao cho hạng mục này vì trời nóng có thể nhảy ngay xuống hồ, mát rượi.
Toàn cảnh khu nghỉ của Hoàng Kim nhìn từ trên cao. Căn phòng nằm ở lưng chừng đồi, phía sau là ruộng bậc thang đặc trưng ở Bali.
Ngoài khu nghỉ này, cô nàng 9X dành phần lớn thời gian để khám phá các điểm đến mới lạ, ít được khách du lịch thông thường khai phá. Kim cho rằng, Bali thực sự là “thiên đường sống ảo mọi góc mọi nơi, đi mà quên lối về”.
Bali Swing là đặc sản số một của hòn đảo này mà giới đam mê check-in cũng đã quen mặt. “Đến đây mình chơi không biết chán, vô số tổ chim, vô số xích đu, có chỗ ăn trưa”, Kim nhớ lại chuyến đi của mình.
Xích đu lơ lửng giữa trời ở khu Bali Swing khiến những người “yếu tim” không dám thử nghiệm. Kim đặc biệt cảm kích những người phục vụ ở đây vì tài chụp ảnh sống ảo và sự nhiệt tình. Dù trời nắng nóng họ lúc nào cũng tươi cười phục vụ, không ai cảm thấy khó chịu.
Ngày thứ hai đặt chân tới Bali, Hoàng Kim và bạn đồng hành đã khám phá ngay sống lưng khủng long “huyền thoại” trên Instagram và bãi biển Broken Beach. Đoạn đường tới đây mất 20 phút đi tàu, sau đó là đi xe qua ổ gà, ổ voi gập ghềnh nhưng khung cảnh ngoạn mục khiến cả hai rất mãn nguyện. Hai người thuê một hướng dẫn viên đưa đón, giá gồm cả vé tàu, ăn trưa, xe đi lại và chụp ảnh nhiệt tình cho khách.
Một khám phá khác của Hoàng Kim và bạn trai trong những ngày ở Bali là thác Tegenungan. Ban đầu, hai người tưởng rằng đây chỉ là một ngọn thác bình thường nhưng khi tới nơi, cô đã phải “nhận sai” vì không khí sôi động và hứng khởi. Ở đây có hồ bơi, thác nước, DJ chơi nhạc ngoài trời, nhiều quầy đồ ăn, view đẹp… Vé vào cửa khoảng 25.000 đồng một người, phí đồ ăn tính riêng. Thác Tegenungan cách Ubud khoảng 10 -15 km, di chuyển khoảng một giờ.
Theo Ngôi Sao
Ảnh: FB Hoàng Kim
Kinh tế khó khăn, người Trung Quốc ngại đi nghỉ Tết xa
Căng thẳng thương mại với Mỹ và nền kinh tế chững lại khiến người Trung Quốc lựa chọn những điểm nghỉ dưỡng hợp túi tiền hơn vào dịp nghỉ Tết.
Người dân về quê ăn Tết tại ga Trịnh Châu, Trung Quốc, hôm 29.1. Ảnh: Reuters.
Tết là một trong những kỳ nghỉ dài nhất ở Trung Quốc và hơn 400 triệu người dự kiến di chuyển khắp các tỉnh thành trong nước này để về đoàn tụ với gia đình. Ước tính 7 triệu người sẽ ra nước ngoài, theo Reuters.
Các công ty lữ hành châu Á, từ Thái Lan đến Nhật Bản đều tiếp nhận một lượng khách Trung Quốc cao hơn hẳn so với năm ngoái. Tuy nhiên, số người Trung Quốc chọn Mỹ, Australia, New Zealand để nghỉ Tết sụt giảm hoặc chỉ tăng rất nhẹ.
"Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại một chút và việc chi tiêu, nhất là vào mua sắm, đang giảm đi", Hunter Williams, đối tác tại Mỹ của công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman, nói.
Công ty cho hay mức chi tiêu bình quân của người Trung Quốc cho việc mua sắm ở nước ngoài vào năm ngoái là 5.800 nhân dân tệ (855 USD), giảm mạnh so với 8.000 nhân dân tệ vào dịp Tết năm 2016.
Năm 2018, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong gần 3 thập kỷ và các nhà kinh tế học dự đoán sẽ còn sụt giảm mạnh hơn vào năm nay, một phần do mức chi của người tiêu dùng giảm.
He Yanping, 26 tuổi, làm việc trong ngành quảng cáo ở Bắc Kinh, nằm trong số những người không ủng hộ việc chi bạo vào dịp Tết. Kỳ nghỉ dài 11 ngày ở Malaysia của cô ước tính tốn kém từ 8.000 đến 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD).
"Tôi thực sự muốn đi Australia nhưng vấn đề không phải là nó quá xa mà khách sạn và visa quá đắt đỏ", He nói.
Người dân về quê ăn Tết tại ga Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 30.1. Ảnh: Reuters.
Ctrip cho biết 4 điểm đến phổ biến nhất của người Trung Quốc hiện nay là Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia và Singapore, nằm cách Bắc Kinh hoặc Thượng Hải trong vòng 7 giờ bay.
Các chuyến bay sắp tới đều kín chỗ, theo Ida Bagus Agung Partha Adnyana, chủ tịch Hội đồng Du lịch Bali, Indonesia. "Chúng tôi lạc quan rằng lượng người đặt phòng ít nhất sẽ ngang ngửa năm 2018", ông nói.
Trong khi đó, lượng người Trung Quốc đến Mỹ giảm mạnh kể từ khi căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang. Từ tháng 7 đến tháng 9, lượng khách Trung Quốc đến Mỹ giảm 20% so với năm trước, theo Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc.
"Với mọi người, đây rõ ràng không phải dịp thích hợp về mặt chính trị để đi Mỹ, nhất là để giải trí", một phát ngôn viên của viện nói.
Australia và New Zealand, những năm trước là điểm đến được người Trung Quốc yêu thích vào mùa hè, thì nay cũng ít mặn mà hơn. Hồi tháng 11, lượng du khách Trung Quốc tại New Zealand giảm 4,4% so với cách đó một năm và tại Australia cũng chỉ cao hơn 1,6%.
Air New Zealand hôm 30/1 đã hạ thấp chỉ tiêu lợi nhuận và dự kiến mức tăng trưởng doanh thu sẽ giảm do ngành du lịch suy yếu. Du Ge, giám đốc bán hàng tại công ty lữ hành tổ chức tour đi New Zealand và Australia, cho biết lượng khách trước kỳ nghỉ Tết rất thấp.
"3 hoặc 4 năm trước, chúng tôi có thể có hơn 3.000 lượt đặt chỗ nhưng bây giờ chỉ còn 1.000", Du nói. "Du lịch được xem là một điều xa xỉ, là thứ chỉ được nghĩ đến sau khi bạn đã no bụng. Khi thu nhập của mọi người giảm, du lịch sẽ bị ảnh hưởng".
Theo Anh Ngọc (VnExpress)
'Hoán đổi thanh xuân': Cô giám thị với biệt danh thánh thơ Vmelody khiến mọi người cười nghiêng ngả Trải qua 5 tập phát sóng, sitcom Hoán đổi thanh xuân nhận được sự yêu thích và chờ đón của đông đảo khán giả. Ngoài những câu chuyện tình yêu rắc rối của bộ ba Nghi Xuân - Dương Lâm - Văn Thanh, khán giả còn có những phút giây cười ngả nghiêng với sự xuất hiện của giám thị Thùy. Hoán Đổi...