Cô gái quỳ gối ôm hũ cốt của ba ở sân bay: Cả đời đi máy bay 1 lần, lúc về chỉ còn tàn tro
Ngày Thảo đưa ba từ quê lên TP. HCM trị bệnh là lần đầu tiên ông được ngồi máy bay. Thế nhưng ngày về, chỉ còn mình chị…
Ngày 30/10, chuyến bay hồi hương của 4 cha con Hoàng Kim Thảo đáp xuống sân bay Liên Khương (Đức Trọng, Lâm Đồng). Chị ôm chặt hũ tro của ba trong tay, hũ cốt nằm gọn trong chiếc hộp giấy, bên trên ghi rõ thông tin cá nhân của người mất.
Đoạn clip con gái đưa ba về quê hương sau 57 ngày giãn cách khi đăng tải trên mạng xã hội đã lấy đi nước mắt nhiều người xem.
Chị Hoàng Kim Thảo đáp chuyến bay đưa tro cốt ba hồi hương
Chia sẻ với chúng tôi, Kim Thảo cho biết, 9 tháng trước chị đưa cha lên TP. HCM khám bệnh. Người cha 64 tuổi, cả đời chỉ loanh quanh nơi vườn tược, đồng áng với vợ, còn Thảo và 2 em gái lên thành phố làm việc. Khi biết ba có bệnh, chị đã về quê đón ba lên TP. HCM. Lần đầu tiên được đi máy bay, thấy ba mẹ háo hức, chị cũng vui lây.
Thế nhưng niềm hạnh phúc ngắn ngủi chẳng được bao lâu, Thảo chết sững khi biết bác sĩ báo tin cha bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Thời điểm đó, TP HCM cũng bắt đầu siết chặt lệnh giãn cách, dịch Covid-19 căng thẳng. Mà bệnh tình lại diễn biến nhanh, Thảo chỉ có thể điều trị thuốc và chăm sóc ba tại nhà.
“Ngày ba nguy kịch, nồng độ oxy trong máu xuống thấp, bác sĩ bảo đưa ba vào bệnh viện gần nhất. Lúc đó ba hôn mê rồi, không nói thêm được lời nào. Lúc đẩy xe cấp cứu, mình nắm chặt tay ba nói: Ba ơi ba ráng lên, cố gắng về với con về với mẹ. Không hiểu sao lúc ấy ba chảy nước mắt, có lẽ lúc ấy ba vẫn còn ý thức được lời mình nhắn nhủ”, Thảo nhớ lại.
Mọi thứ xảy ra đột ngột, trước khi nhắm mắt, ba chị cũng không kịp nói lời nào trăn trối thêm với gia đình và vợ con.
Thảo đón cha lên thành phố chạy chữa bệnh, đó là lần đầu tiên cha chị được ngồi máy bay
Ba Thảo được chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Sau khi ba mất, Thảo đợi bệnh viện xét nghiệm PCR thêm 2 ngày rồi mới nhận được tin báo âm tính với Covid-19. Chị xin các bác sĩ được vào đón ba về hỏa táng và đưa ba về quê. Tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng khi đó cũng áp lệnh giãn cách, mọi quy định ra vào tỉnh đều phải thực hiện nghiêm ngặt.
Thảo phải đợi thêm 57 ngày nữa, tức vào hôm 30/10 vừa qua, chị mới có thể đưa ba về mai táng ở quê hương.
“Hành trình đưa tro cốt ba về quê cũng rất khó khăn, phải xin giấy tờ và đợi kết quả xét nghiệm khá lâu. Mẹ mình ở quê cũng rất nóng lòng gặp ba, vì ngày ba ra đi, mẹ cũng không được nhìn mặt ba lần cuối”, Thảo tâm sự.
Vậy là hành trình 9 tháng chạy chữa của ba đã kết thúc. Ngày hồi hương, cũng là lần cuối cha con Thảo được ngồi máy bay với nhau. Thảo nói, đó sẽ là chuyến bay đáng nhớ nhất, đi theo suốt cuộc đời chị sau này.
Cô gái ôm hũ cốt của ba, đáp chuyến bay hồi hương cuối cùng
Chở vợ về quê nhưng hình hài đã hóa tàn tro, người đàn ông gạt nước mắt: "Cho em xin bát cơm chay cúng vợ"
Anh Tươi xin cơm chay từ một nhóm thiện nguyện, ngồi thụp xuống lề đường. Một bát để lên trên hũ tro vợ, còn anh ngồi cạnh, rệu rã nhai những hạt cơm nguội trong nước mắt.
"- Anh ơi, anh có cơm chay không anh ?
- Anh đang ăn mặn mà, sao lại hỏi cơm chay chi vậy ?
- Dạ, cơm chay để em cúng cơm vợ em. Vợ em ở trong thùng nè anh".
Nói xong câu đó với nhóm thiện nguyện, anh Võ Văn Tươi(37 tuổi) cay mắt rồi bật khóc như mưa. Cứ nghĩ rằng, chặng đường hồi hương lần này, vợ anh sẽ ngồi phía sau, ôm chặt anh, cười nói về những ước mơ còn dang dở ở tương lai phía trước. Nhưng đó sẽ mãi là những hình ảnh chỉ còn trong hồi ức. Đường anh về hôm nay sao lạnh lẽo, vợ anh giờ chỉ còn nằm lặng yên trong hũ tro cốt buộc phía sau thùng xe máy...
Anh Tươi đặt hộp cơm chay lên thùng xốp, phía trong là hũ tro của vợ anh
Nén nước mắt, anh lấy tay nâng niu tấm di ảnh vợ ra từ trong ba lô. Chị Nguyễn Thị Bích Phượng (36 tuổi) nhiễm virus SARS-CoV-2 từ đầu tháng 9. Ngày biết tin vợ bệnh, anh Tươi lòng như lửa đốt. Ngày nào anh cũng gọi điện hỏi thăm, động viên vợ cố gắng mau khỏe về với gia đình. Nhưng phép màu đã không xảy đến. Sau 16 ngày điều trị, vợ anh trút hơi thở cuối cùng vào ngày 23/9.
"Hôm bả mất, người ta đưa cái điện thoại cho tôi gọi, nhìn vào chỉ thấy dây rợ cắm cho bà thở oxy, bả cũng không kịp nói lời nào với mấy cha con hết. Nghĩ buồn lắm nhưng biết sao giờ. Tôi khóc nên đứa nhỏ cũng khóc theo. Nó nói: Thôi cha nín đi, cha lau nước mắt đi. Mà thương bả, thương 2 đứa giờ không còn mẹ nó ở bên".
Anh Tươi trước đi làm phụ hồ, sau chuyển qua làm công nhân. Còn vợ anh ngày ngày dựng lán ở quê, bán nước mía. Đồng lương mọn không đủ nuôi cả gia đình 4 miệng ăn, vợ chồng anh đành cho 2 đứa con nghỉ học.
Đứa lớn 16 tuổi ở cùng trọ trên thành phố, chỉ ở nhà phụ cơm nước. Còn bé nhỏ 13 tuổi gửi về cho bà chăm. Nhìn con đang ở tuổi ăn tuổi lớn phải chịu nỗi đau mất mẹ, anh Tươi khổ tâm khôn cùng.
"Tôi mang hũ tro vợ về mai táng, để cháu lớn ở lại xóm trọ nhờ hàng xóm người ta qua ngó giúp. 2 đứa cũng ngoan, ham học mà nhà không lo đủ, giờ thiếu mẹ nó mình tôi biết sống sao" , anh Tươi nghẹn ngào.
Anh Tươi nghẹn ngào nhìn di ảnh vợ
Chặng đường về quê hôm nay rất xa, nhưng chỉ còn mình anh độc bước
Sau 2 ngày đi từ Bình Dương về quê Hậu Giang, hiện anh Tươi đang ở trong khu cách ly. Chặng đường gần 300km, anh mang theo vài trăm bạc dằn túi với 2 chai nước suối. Cầm lái suốt 1 ngày, cánh tay người đàn ông mỏi nhừ.
Đi qua tỉnh Cần Thơ, anh gặp một nhóm thiện nguyện, hỗ trợ cháo, đồ ăn, thức uống. Anh Phạm Đỗ Minh Trung, đại diện nhóm cũng gửi anh thêm chút tiền hỗ trợ về lo hậu sự cho vợ. Anh Tươi xúc động nhận hộp cơm nghĩa tình rồi ngồi thụp xuống lề đường ăn. Anh cũng không quên xin thêm các nhà hảo tâm một hộp cơm chay cho vợ.
"Sáng tôi cúng cho bả rồi, mà tối chưa có gì. Tôi cũng đói quá nên chưa ăn. May có mấy anh đi đường tốt bụng giúp đỡ. Thời gian tới mai táng cho bà xong, tôi về lại Bình Dương đi làm công nhân, nuôi 2 đứa. Chứ ở lại quê cũng không mần gì ra tiền" , anh Tươi ngậm ngùi.
Một số nhà hảo tâm hỗ trợ anh chút tiền để anh về quê lo hậu sự cho vợ
Ảnh: Phạm Đỗ Minh Trung
Tiếp viên hàng không kỳ cựu tiết lộ vị trí ngồi tốt nhất, lợi đủ đường khi đi máy bay, dân mạng bất ngờ vì rất ít người nghĩ đến Khi đi máy bay nên ngồi cạnh cửa sổ hay hành lang, ngồi ở đầu hay cuối khoang? Mỗi một vị trí sẽ có điểm cộng và trừ của riêng mình. Ngồi trên máy bay hàng tiếng đồng hồ, thậm chí hàng chục tiếng trong những chuyến bay dài không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm thoải mái. Khi đặt vé...