Cô gái quê thành ‘nữ hoàng vắcxin’ Trung Quốc
Từ một cô gái quê mùa, Gao Junfang trở thành người đứng đầu Công ty Trường Sinh và sở hữu số tài sản lên tới một tỷ USD.
Trên con phố đông đúc ở Trường Xuân, thành phố phía Đông Bắc Trung Quốc, hai nhân viên bảo vệ mệt mỏi đứng trước lối vào khu phức hợp thương mại rộng lớn nhưng hoang vắng. Một bảng hiệu cũ kỹ đề “Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân”.
Bên kia đường, trong khu nhà dành cho nhân viên viện về hưu, nhiều người vẫn không tin nổi Gao Junfang, một đồng nghiệp cũ từng được mệnh danh “ nữ hoàng vắcxin Trung Quốc”, lại liên quan đến hai vụ bê bối y tế nghiêm trọng.
Là người đứng đầu kiêm cổ đông lớn của Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh, ngày 23/7, Gao cùng 17 quản lý cấp cao khác bị bắt. Khi ấy, Trường Sinh vừa bị phát hiện bán hàng trăm nghìn liều vắcxin 3-trong-1 DPT kém chất lượng đồng thời làm giả giấy tờ vắcxin phòng dại.
Giờ đây, chương tiếp theo trong cuộc đời Gao sẽ do tòa án quyết định. Thế nhưng, điều khiến công chúng tò mò hơn là làm cách nào người phụ nữ này từ một cô gái quê mùa trở thành đại gia với số tài sản ước tính lên tới một tỷ USD.
Gao Junfang, chủ tịch và cũng là cổ đông lớn của Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh. Ảnh: Weibo.
Theo SCMP, vài bài báo đưa tin Gao là con gái một quan chức cấp cao, bà thực chất sinh ra trong gia đình bình thường ở nông thôn. Những năm 1970, sau khi tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật, Gao vào Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân làm kế toán.
Với kiến thức tài chính ấn tượng, kỹ năng giao tiếp cùng tính cách thân thiện, Gao nhanh chóng gây ấn tượng với cấp trên, đặc biệt là Zhang Jiaming, cựu lãnh đạo Viện.
Đối với những người quen biết Gao từ xưa, Zhang Jiaming chính là nhân vật trung tâm, nắm giữ mọi bí mật. “Nếu có ai biết chính xác những gì liên quan đến sự nghiệp của Gao thì đó chắc chắn là Zhang Jiaming”, cựu cán bộ Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân giấu tên tiết lộ.
Ông Li Changtai, hiện hơn 80 tuổi, từng nhiều năm làm phó cho Zhang chia sẻ với NetEase rằng mọi nhân viên ở Viện đều biết Zhang và Gao vô cùng thân thiết. Bản thân Li từng bị ép thăng chức cho Gao.
Video đang HOT
Năm 1992, Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân thành lập Công ty Công nghiệp Trường Sinh, tiền thân của Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh. Zhang bổ nhiệm Li, lúc đó đứng đầu bộ phận tài chính, làm giám đốc công ty mới rồi đưa Gao vào vị trí bỏ trống.
“Tôi sẽ không chọn Gao làm người tiếp quản công việc của mình”, ông Li nói, khẳng định thời điểm ấy Gao chỉ là kế toán bình thường. Ngoài vị trí quản lý bộ phận tài chính, Gao trở thành Phó Giám đốc Công ty Công nghiệp Trường Sinh. Chưa đầy hai năm sau, Gao thay Li làm giám đốc và bắt đầu gây dựng khối tài sản khổng lồ.
Cựu giám đốc sản xuất tại Trường Sinh kể rằng ngay khi nắm quyền điều hành, Gao bắt đầu thu mua cổ phiếu từ những nhân viên khác. Trước đó, lúc mới thành lập, Công ty Công nghiệp Trường Sinh kêu gọi nhân viên góp vốn để đổi lấy cổ phiếu. Theo Tian Rongtong, cựu kỹ sư 87 tuổi điều hành nhóm nghiên cứu vắcxin, quản lý cấp trung được 6.000 cổ phiếu còn công nhân được 4.000 cổ phiếu.
Năm 2002, Công ty Công nghiệp Trường Xuân đổi tên thành Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh. Một năm sau, quá trình tư nhân hóa diễn ra và Gao giữ tới 35% cổ phần. Năm 2011, con trai và chồng Gao cũng gia nhập hội đồng quản trị. Thời điểm xảy ra scandal, Trường Sinh vẫn là nhà sản xuất vắcxin lớn thứ hai Trung Quốc với giá niêm yết 24 tỷ USD.
Từ sau vụ bê bối, cả cổ phiếu của Trường Sinh lẫn danh tiếng của Gao đều tụt dốc không phanh. Thế nhưng, dù tò mò đến đâu, những thắc mắc quanh việc làm thế nào nữ doanh nhân này vươn cao và thâu tóm quyền lực có lẽ mãi mãi không được giải đáp bởi Zhang Jiaming đã qua đời năm 2017. “Là người đứng đầu viện, Zhang biết rõ mọi chi tiết. Mọi câu hỏi đáng lẽ đã được trả lời nếu Zhang còn sống”, cựu cán bộ Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân ngậm ngùi.
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 13/8
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
DGL - CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai - Quý 3/2018, công ty mẹ DGL đặt kế hoạch đạt 1.441 tỷ đồng doanh thu - gấp 1,86 lần cùng kỳ năm 2017. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 197,4 tỷ đồng - gấp 6,4 lần cùng kỳ 2017 và tăng nhẹ 0,8% so với thực hiện quý 2/2018.
Trong quý 3 và quý 4/2018, Công ty cũng dự định mua thêm 5.746.110 cổ phần của Công ty cổ phần Phốt pho Apatit Việt Nam trong đợt tăng vốn của công ty này để nâng tỷ lệ sở hữu từ 46,7 % lên 51%. Dự kiến tháng 10/2018, Công ty cổ phần Phốt pho Apatit Việt Nam sẽ chính thức đi vào sản xuất.
NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Vì hợp đồng chuyển nhượng 165 ha dự án Waterpoint cho công ty liên doanh chính thức được ký kết vào ngày 14/07/2018, NLG đã nâng kế hoạch kinh doanh năm 2018-2020. Tổng lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông cho giai đoạn 2018-2020 ước tính đạt 3.120 tỷ đồng, tăng 23,5% so với kế hoạch ĐHĐCĐ phê duyệt trước đó (khi NLG dựa trên giả định rằng công ty chỉ ghi nhận doanh thu từ 52ha dự án Waterpoint).
LDP - CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar - HĐQT công ty đã thống nhất với phương án chào mua công khai hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP tương đương 27,14% cổ phiếu lưu hành do CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim đề xuất. LDP đề nghị Nguyễn Kim hợp tác và hỗ trợ công ty sau khi hoàn tất chào mua công khai nhằm làm tăng giá trị cho công ty và các cổ đông.
DCM - CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau - Ngày 22/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 23/8. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 9%, thanh toán bắt đầu từ ngày 12/9/2018.
VIC - CTCP Tập đoàn Vingroup - Đã thống nhất chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trị giá 250 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 100%/vốn tại Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vincom sang cho Công ty cổ phần Vinhomes.
GMC - CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn - Ngày 21/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1/2018, ngày đăng ký cuối cùng là 22/8. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/9/2018.
TLG - CTCP Tập đoàn Thiên Long - Ngày 30/8 tới sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2017 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng). Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 05/10/2018. Cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 10 -3, tương đương TLG sẽ phát hành thêm hơn 15,16 triệu cổ phiếu mới.
BTT - CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành - Ngày 9/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2017 và đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 10/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 17% (đợt 2/2017 là 7%, đợt 1/2018 là 10%). Thanh toán đợt 2/2017 từ ngày 12/10 /2018, thanh toán đợt 1/2018 từ ngày 7/12/2018.
TDT - CTCP Đầu tư và Phát triển TDT - Ngày 15/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 16/8. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 12%, thanh toán bắt đầu từ ngày 12/9/2018.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
ANV - CTCP Nam Việt - Ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT, đã mua 2 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 56.905.000 cp (tỷ lệ 45,51%) lên 58.905.000 cp (tỷ lệ 47,11%). Giao dịch thực hiện từ 10/7 đến 8/8/2018.
CTF - CTCP City Auto - Ông Ngô Công Minh, cổ đông lớn đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 2,01 triệu cổ phiếu CTF sở hữu, tỷ lệ 11,21%. Giao dịch đã được thực hiện trong ngày 06/8.
GEX - Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam - CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB đã mua 1 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 26.232.000 cp (tỷ lệ 7,74%) lên 27.232.000 cp (tỷ lệ 8,04%). Giao dịch thực hiện ngày 2/8/2018.
SBT - CTCP Thành Thành Công Biên Hòa - Ông Trần Quốc Thảo, Phó TGĐ, đã mua 1 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 149.938 cp lên 1.149.938 cp (tỷ lệ 0,2%). Giao dịch thực hiện từ 6/8 đến 9/8/2018.
TMT - CTCP Ô tô TMT - CTCP Chứng khoán Asean đã bán toàn bộ 4 triệu cp (tỷ lệ 10,85%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 3/8/2018.
ITC - CTCP Đầu tư kinh doanh nhà - CTCP Đầu tư Toàn Việt đã mua 1.269.350 cp, nâng lượng sở hữu từ 3.383.320 cp (tỷ lệ 4,929%) lên 4.652.670 cp (tỷ lệ 6,778%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 7/8/2018.
HTT - CTCP Thương mại Hà Tây - Bà Trần Thu Phương, Ủy viên HĐQT, đã bán toàn bộ 768.430 cp (tỷ lệ 3,84%) đang sở hữu. Giao dịch thực hiện từ 27/7 đến 7/8/2018.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Bà Hoàng Thị Xuân Hương, em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HSG. Tỷ lệ 1,3% từ ngày 15/8 đến 13/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, bà Hương chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HSG nào.
MWG - CTCP Thế giới di động - Ông Robert Alan Willett đăng ký bán 415.000 cp trong tổng số 2.415.106 cp (tỷ lệ 0,75%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 14/8 đến 11/9/2018 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Trước đó ông Robert Alan đã đăng ký bán đúng số cổ phiếu này nhưng hết thời gian vẫn chưa bán được do điều kiện thị trường không phù hợp.
VGC - Tổng công ty Viglacera - CTCP - Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó TGĐ, đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Tuấn sở hữu 673.000 cp (tỷ lệ 0,15%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 14/8 đến 10/9/2018.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Thuê xe ôtô rồi làm giả giấy tờ mang đi bán Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) ngày 11-8 cho biết đang hoàn tất thủ tục để ra quyết định truy nã Đào Xuân Mạnh (42 tuổi, HKTT ở phố Đức Hinh 1, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vụ án mở...