Cô gái ở Hà Nội tiết lộ bộ gậy đánh Golf mạ vàng hiếm nhất thế giới, giá “sương sương” gần nửa căn chung cư chứ chẳng chơi
Liệu có người sẵn sàng đầu tư tiền tỷ để mua bộ gậy đánh golf này không nhỉ?
Golf từ trước được biết đến là thú chơi “xa xỉ” và chỉ dành cho giới thượng lưu. Ở hiện tại, môn thể thao này được nhiều người tìm hiểu và trở nên phổ biến hơn, ngoài cánh mày râu thì chị em phụ nữ cũng yêu thích. Người gia nhập môn chơi này ngày càng đông đúc và những thông tin về golf cũng thường xuyên được đề cập đến trên mạng xã hội.
Mới đây, một cô gái chuyên chia sẻ những điều về bộ môn này đã tiết lộ về bộ gậy đánh golf có giá đắt nhất thế giới khiến nhiều người phải trầm trồ. Hóa ra để chơi bộ môn này cũng có người đầu tư khủng đến thế.
Cụ thể, dòng gậy mà cô gái nhắc đến có tên là Honma 5 Sao có phiên bản giới hạn đến từ đất nước Nhật Bản. Sản xuất chưa đến 100 bộ và bán ra với giá 1 tỷ 750 triệu đồng. Từ đó, Honma 5 Sao được liệt kê vào danh sách gậy golf đắt nhất Thế giới.
“Bộ này ngoài mạ vàng 24K còn được làm thủ công từ những nghệ nhân số 1 tại Nhật Bản”, cô gái tiết lộ.
Video đang HOT
Cận cảnh bộ gậy tiền tỷ khiến nhiều người phải trầm trồ
Để nói môn chơi này có “tốn tiền” hay không, thiết nghĩ tùy theo nhu cầu của người chơi. Mỗi người sẽ có những đầu tư khác nhau từ trải nghiệm cho biết đến đam mê thực thụ. Không chỉ riêng golf, bất kỳ ai có đam mê với một thứ gì cũng sẵn sàng chi khủng để sở hữu những phiên bản giới hạn và có giá trị không chỉ về mặt vật chất.
Mãn nhãn trang phục dân tộc trên non cao Lạng Sơn
Chớm đông, trong cái se lạnh trên đỉnh núi Mẫu Sơn, các trai bản, sơn nữ xúng xính vận đồ quần áo dân tộc đẹp mắt, đa sắc màu.
Nam thanh, nữ tú người Tày, Nùng Lạng Sơn trong trang phục dân tộc
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, thuộc vùng Đông Bắc, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 7 dân tộc chủ yếu: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông. Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch 117/KH-UBND về việc thực hiện đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện đề án, trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các nghệ nhân, văn nghệ sỹ xứ Lạng thực hiện chương trình bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc Lạng Sơn năm 2021 do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Lạng Sơn tổ chức.
Chàng trai, cô gái người dân tộc Mông (Lạng Sơn) hò hẹn ngày nắng mới
Trang phục của người Tày làm bằng vải chàm, màu xanh hoặc xám đen, nhưng họa tiết ở viền, góc áo và cúc thì rất cầu kỳ
Trang phục người Mông xứ Lạng khá sặc sỡ, bắt mắt
Trang phục dân tộc thiểu số Lạng Sơn được tôn thêm nhờ những cảnh đồi núi hoang dã, lãng mạn
Người Dao sống trên núi Mẫu Sơn trong trang phục dân tộc
Nét đẹp hàng ngày đậm chất thổ cẩm, sắc tộc ở những bản làng người Tày, Nùng xứ Lạng
Các trang phục đa sắc màu, riêng có đua nhau khoe với người xem và nó càng được tôn thêm vẻ đẹp, kiêu sa cạnh những nhành mận trắng, cành đào thắm đỏ bên hiên nhà trình tường. Dáng chàng trai người Dao hùng dũng trên non cao và nét dịu dàng của các cô gái Tày, Nùng thẹn thùng bên "thiên đường lau sậy"...
Chị Mai Hảo, người Tày công tác tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn đang ở đỉnh Công Sơn- Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) cho biết, cảnh đẹp nên ai cũng muốn có những bức ảnh ấn tượng. Không cưỡng được sự hứng thú, có người chia sẻ hình ảnh trên trang mạng cá nhân, ngay lập tức được đông đảo bạn bè trầm trồ khen ngợi. Nhiều du khách các tỉnh thích thú và hỏi đường lên với non cao xứ Lạng cũng như nhờ thuê những bộ váy, quần áo người dân tộc thiểu số để được trải nghiệm, chụp ảnh.
Chuyện tình Mẫu Sơn giữa chàng trai, sơn nữ người Dao
Người Dao Công Sơn (huyện cao Lộc), Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) còn sử dụng kèn Pí lè báo niềm vui, gọi bạn tình trên non cao
Ngày mùa của các cô gái người Tày vùng biên giới Lạng Sơn
Ngày nắng lên, đôi ta hò hẹn
Trang phục người Tày, Nùng gắn liền với nhà trình tường, thiên nhiên, cây lá
Hào sảng những chàng trai, cô gái xứ Lạng
Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VH-TT & DL tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc làm trên góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc Việt Nam, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức gìn giữ và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc xứ Lạng.
Chàng trai mang miếng 'dưa hấu' đi kiểm định, chuyên gia thốt lên: Anh có phúc hơn Từ Hi Anh thanh niên chẳng ngờ được rằng món đồ mà mình mang đến còn "chất lượng" hơn cả bảo vật của Từ Hi Thái hậu. Trong số phát sóng gần đây của chương trình "Kiểm định bảo vật", một người đàn ông trung niên họ Trương khoảng 30 tuổi đến từ Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc đã mang tới trường quay một...