Cô gái nhỏ với nỗ lực ngăn chặn nạn xâm hại tình dục trẻ em
Song Trà chia sẻ vui, hình dáng nhỏ nhắn bề ngoài của cô dường như tỉ lệ nghịch với động lực to lớn bên trong vì mỗi lần nhìn thấy các em nhỏ vui chơi nô đùa, cô lại càng mong muốn được truyền đạt kiến thức về giáo dục giới tính đến nhiều em nhỏ hơn.
Nguyễn Thị Song Trà (21 tuổi), hiện là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong suốt 3 năm qua, với vai trò là Trưởng Ban tổ chức của S Project – dự án Giáo dục giới tính được hỗ trợ bởi Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCHIP), Trà cùng các thành viên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức của các em nhỏ về vấn đề giới tính, đặc biệt là phòng chống xâm hại tình dục.
Song Trà nói vui, hình dáng nhỏ nhắn bên ngoài tỉ lệ nghịch với động lực lớn lao bên trong của cô. Ảnh: NVCC
Về ý tưởng thành lập dự án, Song Trà chia sẻ, cách đây vài năm, cháu gái 10 tuổi từng hỏi cô rằng: “Cô ơi, con được sinh ra từ đâu?”. Câu hỏi đó khiến cô bối rối, chưa biết trả lời thế nào để cháu hiểu. Luôn được mẹ chỉ cho kiến thức về giới từ khi còn nhỏ, Trà nghĩ rằng chắc chắn nhiều bậc làm cha mẹ cũng sẽ gặp khó như khi cô gặp câu hỏi của cháu gái.
Tháng 10.2015, trước nạn XHTD trẻ em ngày càng nhức nhối, Trà quyết định xây dựng dự án S Project giúp các em có những hiểu biết căn bản về giới tính, tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại.Từ câu hỏi trên, cô suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề giới tính, tìm hiểu các vụ án xâm hại tình dục (XHTD – PV) trẻ em và tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam cũng như phương pháp giáo dục giới tính ở các nước trên thế giới.
Bên cạnh việc giảng dạy ở các trường học trên địa bàn Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình… dự án còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa khác nhau nhằm tạo nên sự đa dạng và khơi gợi sự thích thú, tò mò từ các em nhỏ. Nhiều hoạt động có sự đồng hành của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Video đang HOT
Song Trà trong một buổi giảng dạy về giáo dục giới tính cho các em học sinh. Ảnh: NVCC
Cô sinh viên trường Báo chia sẻ rằng, bản thân cô rất vui khi nhìn thấy các em nhỏ chăm chú lắng nghe, đặt ra nhiều câu hỏi và háo hức tham gia các hoạt động của dự án. Nhưng đồng thời cô cũng rất đau lòng khi nhận được những tâm sự thầm kín không chỉ các em nhỏ mà cả các em ở độ tuổi thanh thiếu niên gửi về cho dự án.
Trà chia sẻ trường hợp khiến cô ám ảm nhất: Một nữ sinh lớp 12 bị chính anh trai mình xâm hại. Người anh trai đó đã có gia đình nhưng lại có hành vi mất nhân tính đối với chính em gái mình. Em bị xâm hại nhiều lần nhưng không dám lên tiếng vì sợ hãi, vì xấu hổ. Nhiều em nhỏ bị chính người thân, người quen xâm hại nhưng lại không dám nói ra, dám lên tiếng vì cảm thấy xấu hổ và sợ bị đe dọa. Thậm chí nhiều em còn không nhận thức được đó có phải là hành vi xâm hại hay không.
Mỗi lần lắng nghe những lời tâm sự như thế, Trà lại nghẹn ngào vì thương các em nhưng vẫn cố nén lại để động viên, đưa ra những lời khuyên tốt nhất vì cô hiểu rằng những lúc này, mình phải là điểm tựa vững chắc khi các em đang rơi vào tình trạng hoang mang và mất phương hướng.
Nhiều em nhỏ hào hứng tham gia các buổi học do dự án tổ chức. Ảnh: NVCC
Nhớ lại những khó khăn ban đầu khi triển khai dự án, cô gái nhỏ nhắn kể về những ngày nắng nóng mùa hè, đi đến từng cơ quan để gửi hồ sơ xin tài trợ. Tuy nhiên, thứ cô nhận được chỉ là những cái lắc đầu và sự hoài nghi…
Nhưng rồi sau nhiều lần giải thích, thuyết phục, Trà cũng được nhà trường đồng ý cho dạy thử vào tiết hoạt động ngoài giờ. Không bỏ lỡ mất cơ hội quý giá này, cùng với quyết tâm cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi giảng dạy, Trà đã thành công trong việc thuyết phục Ban Giám hiệu nhà trường cho phép được giảng dạy tiếp những lần sau.Khó khăn chưa dừng lại ở đấy, việc xin được dạy trong các trường học cũng vô cùng vất vả. Song Trà tâm sự: “Thời gian đầu đi xin dạy ở các trường, nhà trường còn tỏ ra hoài nghi vì dự án được thành lập bởi sinh viên nên họ nghĩ bọn em chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong việc giảng dạy”.
“Dự án này như đứa con tinh thần và tôi luôn cố gắng dành thời gian phát triển để có thể tiếp cận được nhiều em nhỏ ở nhiều vùng miền khác nhau hơn. Tôi hi vọng rằng, với những nỗ lực mà mình và các thành viên đang ngày ngày vun đắp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các em nhỏ về giới tính, giúp các em biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại”, cô sinh viên nhỏ bé tự hào.
Theo Danviet
Diễn biến bất ngờ vụ nhà báo nghi xâm hại tình dục nữ cộng tác viên
Liên quan đến vụ việc "Báo Tuổi Trẻ tạm đình chỉ công việc nhà báo Anh Thoa để xác minh nghi vấn xâm hại tình dục", ngày 21.4, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nhận đơn từ chức của nhà báo Đặng Anh Tuấn (bút danh Anh Thoa, Trưởng phòng Truyền hình, Báo Tuổi Trẻ).
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ đăng tải, đơn của nhà báo Anh Thoa bác bỏ mọi thông tin liên quan trong đơn tố cáo của nữ cộng tác viên C.T về việc Anh Thoa có hành vi cưỡng bức cộng tác viên này.
Tuy nhiên, nhà báo Anh Thoa nhận trách nhiệm: "Là người đứng đầu một phòng ban để xảy ra chuyện như vậy, cho dù đúng hay sai tôi vẫn là người không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi tự nhận thấy đây là trách nhiệm của mình, là bổn phận của người lãnh đạo nhưng lại chưa làm tròn".
Báo Tuổi Trẻ thông tin về việc nhà báo Anh Thoa nộp đơn từ chức. (Ảnh chụp màn hình)
Trong cuộc họp chiều cùng ngày, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã chấp thuận đơn xin thôi nhiệm vụ của nhà báo Anh Thoa, đồng thời quyết định phối hợp với các cơ quan pháp luật để điều tra làm sáng tỏ vụ việc.
Trước đó, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã yêu cầu các bên liên quan tường trình và cung cấp chứng cứ đầy đủ, khách quan để có cơ sở giải quyết vụ việc. Đến ngày 21.4, những nội dung tường trình và chứng cứ của các bên vẫn còn rất nhiều tình tiết trái ngược, mâu thuẫn nhau.
Nhà báo Anh Thoa một mặt phủ nhận mọi cáo buộc "cưỡng hiếp", mặt khác cũng đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ vụ việc. Về phía đơn tố cáo "bị cưỡng hiếp", nữ cộng tác viên C.T cũng mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.
Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ cho rằng, nhà báo Anh Thoa phải chịu trách nhiệm trước hết về vụ việc đã xảy ra với nữ cộng tác viên trong đơn vị mình phụ trách vì đã vi phạm chuẩn mực ứng xử của báo Tuổi Trẻ trong quan hệ công tác với cộng tác viên.
Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan pháp luật để giải quyết nội dung tố cáo này trên tinh thần xử lý nghiêm minh những sai phạm và bảo vệ lẽ phải, danh dự, uy tín cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên của báo Tuổi Trẻ.
Đồng thời, Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ cũng đã bổ nhiệm nhà báo Thạch Ngọc Phúc, biên tập viên Phòng Truyền hình làm Phó Phòng và phụ trách Phòng Truyền hình từ ngày 20.4.2018.
Trước đó, sáng 20.4, Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã gửi một công văn như một tâm thư trao đổi thẳng thắn về vụ việc nói trên đến Báo Tuổi Trẻ.Công văn nêu:"Tập thể thầy cô giáo và sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông chúng tôi gửi đến Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ công văn này như một tâm thư để trao đổi thẳng thắn về vụ việc liên quan đến nhà báo Đặng Anh Tuấn (bút danh Anh Thoa, Trưởng phòng Truyền hình, Báo Tuổi Trẻ) và SV ... của trường (là cộng tác viên Báo Tuổi Trẻ).Mặc dù đánh giá cao quyết định đình chỉ công tác nhà báo Đặng Anh Tuấn để giải trình làm rõ vụ việc của Báo Tuổi Trẻ, nhưng đại diện Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cũng bày tỏ sự thất vọng trước thông cáo báo chí của Báo Tuổi Trẻ đã phát đi cùng với bản tin phát ngôn về vụ việc đăng trên Báo Tuổi Trẻ online chiều tối 19.4."Chúng tôi muốn lưu ý, chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề là sinh viên (cộng tác viên Báo Tuổi Trẻ) đã chịu đựng một quá trình khủng hoảng tâm lý nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần khiến cô ấy suy kiệt sức khoẻ và phải đối mặt với quyết định tiêu cực về cuộc đời mình. Vấn đề có tự tử hay không chỉ là một khía cạnh về hành vi, còn điều bản chất cần được nắm là sinh viên (cộng tác viên Báo Tuổi Trẻ) đã phải chịu đựng một bất ổn tâm lý nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng ròng do tác động của việc bị xâm hại" - công văn nêu."Chúng tôi muốn chuyển tới Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ yêu cầu chính thức của các thầy cô giáo và sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông về trách nhiệm xác minh, điều tra làm rõ bản chất của vụ việc trên tinh thần tôn trọng những thông tin và chứng cứ mà một nữ sinh viên đã can đảm chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ để lên tiếng tố cáo. Chúng tôi cũng chia sẻ với Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ những áp lực mà quý vị đang phải gánh chịu từ vụ việc tố cáo, nhưng cũng kêu gọi quý báo nghiêm túc đối mặt với một vấn đề mà không phải lần đầu Báo Tuổi Trẻ phải đối mặt".Trước đó, trong tối 18 và ngày 19.4, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cáo buộc nhà báo Anh Thoa có hành vi xâm hại đối với chị C.T, đang là cộng tác viên tại Phòng Truyền hình - Báo Tuổi Trẻ, sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Thông tin lan truyền còn cho hay, chị C.T tự tử nhiều lần nhưng được phát hiện kịp thời và trong tối 18.4 được đưa vào bệnh viện cấp cứu.Vụ việc gây xôn xao dư luận, khiến nhiều người bức xúc đòi Báo Tuổi Trẻ sớm có thông tin chính thức.Đến tối 19.4, Báo Tuổi Trẻ đã tạm đình chỉ công việc nhà báo Đặng Anh Tuấn (bút danh Anh Thoa, Trưởng phòng Truyền hình, Báo Tuổi Trẻ) để điều tra xác minh làm rõ những thông tin lan truyền trên mạng xã hội về nghi vấn xâm hại một nữ sinh đang là cộng tác viên của Báo Tuổi Trẻ.
Theo Danviet
"Yêu râu xanh" bại lộ vì tiền rơi từ quần bé gái Dụ bé gái 8 tuổi ra đống rơm, gã thanh niên 28 tuổi hứa cho nạn nhân tiền rồi xâm hại tình dục... Ngày 26.3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp đã chuyển hồ sơ vụ án, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Nguyễn Văn Nu (28 tuổi, ngụ xã Thông Bình, huyện Tân Hồng) về tội...