Cô gái nhiễm Covid-19 che giấu thông tin, liệu có bị xử phạt?
Khai báo gian dối của cô gái nhiễm Covid-19 tại Hà Nội sẽ có nguy cơ đối mặt với việc xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nhung xuất cảnh vào ngày 15/2 để bay sang London, đến ngày 18/2 cô tiếp tục bay đến Milan. Chưa dừng lại ở đó, ngày 20/2 cô quay lại Anh và sang Pháp trong ngày 25/2. Trong quá trình di chuyển qua lại giữa các nước trên thế giới, bệnh nhân này đã có một số biểu hiện của việc nhiễm Corona nhưng vẫn không đi khám. Cho đến ngày 1/3/2020, cô gái này có thêm nhiều triệu chứng khác nhưng không sốt. Cũng chính vì thế, cô đã từ London trở về Hà Nội.
Sau khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, bệnh nhân đã được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà riêng tại phố Trúc Bạch. Cho đến ngày 5/3 khi bệnh nhân sốt 38 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc ở phố Yên Ninh và được chẩn đoán viêm phổi.
Cho đến tối ngày 6/3, theo như thông tin mà truyền thông đưa tin, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa ghi nhận một trường hợp ở Hà Nội dương tính với Covid-19, tên Nguyễn Hồng Nhung sinh năm 1993 tại phố Trúc Bạch. Sau khi thông tin được công bố, các cơ quan chức năng đã có cuộc họp khẩn cấp vào khuya cùng ngày.
Cuộc họp khẩn cấp vào khuya 6/3.
Video đang HOT
Phố Trúc Bạch – nơi bệnh nhân số 17 sinh sống đã bị cách ly
Trước sự việc này, nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy nếu có người nghi ngờ hoặc đã mắc Covid-19 nhưng giấu bệnh, khai dối hành trình di chuyển có thể bị xử lý hình sự không và nếu có thì mức xử lý thế nào? Bởi vào ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra nên các hành vi trốn tránh các biện pháp phòng tránh dịch bệnh đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời phỏng vấn báo Kiến Thức cho biết, theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì người tiếp xúc với người bệnh dịch truyền nhiễm khi trở về nước bắt buộc phải cách ly y tế…
Việc người này tiếp xúc với người nhiễm bệnh dịch và sau đó có biểu hiện của bệnh dịch này (mệt mỏi, ho, sốt…) mà không khai báo y tế, không thực hiện thủ tục cách ly theo quy định của pháp luật là không tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng và chống bệnh truyền nhiễm. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính..
Theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế sẽ bị xử phạt theo Điều 10.
Cụ thể, Hành vi Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người mắc bệnh cố tình che dấu tình trạng bệnh là hành vi vi phạm các quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm được quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau như:
a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Zhang
Chủ tịch Hà Nội: Làm việc trong đêm tìm ra người tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố ngay trong đêm 6/3 và ngày 7/3 phải khẩn trương tìm được các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, ngay sau khi xác nhận chị N.H.N. dương tính với Covid-19, lực lượng chức năng thành phố đã tìm và đưa lái xe chở chị N.; 5 người phục vụ và giúp việc tại số 125 Trúc Bạch vào Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư để cách ly. Cùng với đó, rà soát 17 người là y tá, bác sĩ của Bệnh viện Hồng Ngọc có tiếp xúc với chị N. để cách ly.
"Thành phố đã giao cho Sở Y tế và CDC Hà Nội rà soát, đã chốt chặn, cách ly toàn bộ các hộ và các cá nhân từ 125 - 139 phố Trúc Bạch", ông Chung nói.
N.H.N (SN 1993), hộ khẩu ở Q3 - TP Hồ Chí Minh và hiện đang tạm trú ở 125 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) được xác định dương tính Covid-19.
Cũng theo ông Chung, thành phố sẽ chuyển thông tin về trường hợp dương tính Covid-19 này cho phía Anh, Pháp để xác minh nơi ở của chị N. trong thời gian chị này ở London và Paris.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Ban chỉ đạo thành phố đang giao cho công an thành phố và Sở Y tế phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh để xác định tất cả các hành khách trên chuyến bay VN00054 cùng với chị N. (ngồi ghế 5K) để có cơ sở thực hiện biện pháp cách ly.
Hà Nội cũng phối hợp với Vietnam Airlines để tìm tổ lái, tiếp viên của chuyến bay VN00054 từ London về Hà Nội ngày 2/3 để tiến hành cách ly.
"Sau khi xác định được toàn bộ số người này, sẽ tiếp tục xác định hành trình của những người này như cơ trưởng, tiếp viên trưởng, những người phục vụ trên chuyến bay, toàn bộ số y tá, bác sĩ của bệnh viện Hồng Ngọc... trong 4 ngày qua đã tiếp xúc với những ai để có cơ sở thực hiện biện pháp cách ly", ông Chung nói, đồng thời chỉ đạo "Làm trong đêm nay và ngày mai".
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, tất cả mọi thông tin liên quan đến Covid-19 sẽ được công khai, minh bạch để toàn bộ người dân Thủ đô nắm được, trên cơ sở đó bình tĩnh xử lý các vấn đề. Người dân cũng cần cập nhật thông tin từ Ban chỉ đạo thành phố thường xuyên.
Thành phố cũng sẽ sớm công bố công khai danh tính của những người đã tiếp xúc với những y tá, bác sĩ, những nhân viên tổ bay của chuyến bay VN00054... liên quan đến việc tiếp nhận, thăm khám cho chị N., tìm kiếm triệt để những người tiếp xúc gần để thực hiện biện pháp cách ly.
Sở Y tế và CDC Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư khẩn trương lấy mẫu của 22 người vừa được đưa vào cách ly để xét nghiệm. Công an thành phố cần tập trung từng việc một, tập trung xác định rõ tất cả những người tiếp xúc gần với chị N., tiếp xúc gần với người đã tiếp xúc với chị N.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã xác định thời điểm từ tuần trước đến tuần này, tuần tiếp theo là nguy cơ lây nhiễm rất lớn từ các nước có dịch.
"Cần tuyên truyền để kiểm soát chặt chẽ những người nước ngoài. Nhưng lo ngại nhất là người Việt Nam đi học tập, du lịch, công tác trong thời gian vừa qua đến các vùng có dịch ở Châu Âu và Châu Mỹ, kể từ ngày 15/2 đến nay. Tất cả những người này đều phải khai báo y tế, bất kể người nào, bất kể là công dân Việt Nam hay nước ngoài", ông Chung nói.
Ông Chung cũng yêu cầu các cơ sở y tế phải rút kinh nghiệm, khi thăm khám cho người có dấu hiệu của Covid-19 phải có trang bị đầy đủ, tránh trường hợp phải cách ly như các y tá bác sĩ ở Bệnh viện Hồng Ngọc.
TRƯỜNG PHONG
Theo tienphong.vn
Bố của bệnh nhân thứ 17 đã tiếp xúc bao nhiêu người? Từ ngày 3/3 đến nay, ông N.K.T-bố của bệnh nhân N.H.N dương tính với Covid-19, đã tiếp xúc gần với 16 trường hợp. Những người này hiện tạm thời cách ly tại gia đình. Trước đó vào 20h30' ngày 6/3, UBND huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) nhận được tin báo của lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng về trường hợp cô...