Cô gái Nhật Bản lấy chồng Đắk Lắk, ngày cưới liên tục thấy điều bất ngờ
Làm dâu Đắk Lắk, cô gái Nhật Bản xinh đẹp có những trải nghiệm tuyệt vời về văn hóa, ẩm thực và truyền thống gia đình.
‘Tôi là người Nhật Bản, sống ở Tây Nguyên”, Kawkami Kanako (SN 1997) giới thiệu về mình trên các nền tảng mạng xã hội.
Loạt video ghi lại những khoảnh khắc hàng ngày của Kanako ở mảnh đất đầy nắng và gió, lúc cô nàng cùng nhà chồng nấu cỗ, thu hoạch cà phê, ăn sầu riêng, nem cuốn… thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt “thả tim” trên TikTok.
Kanako và Bá Thành kết hôn năm 2022
Nàng dâu người Nhật xem đó là cách lưu lại kỷ niệm đáng nhớ của mình, không ngờ nhận được sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Chồng của Kanako là Võ Bá Thành (SN 1992, quê Đắk Lắk). Cặp đôi quen nhau năm 2020 khi cùng làm việc tại sân bay Kansai (Nhật Bản). Trong suốt 1 năm, Bá Thành theo đuổi Kanako một cách nhiệt tình. Dù nhiều lần bị từ chối, anh vẫn không thay đổi thái độ, cũng không hề bỏ cuộc.
Kanako thừa nhận, cô xiêu lòng bởi sự kiên trì của đối phương. Sau một lần “thử hẹn hò”, cô đã hoàn toàn “đổ gục” trước chàng trai Việt Nam. “Sau khi giới thiệu anh với gia đình, mình về Việt Nam ra mắt bố mẹ anh.
Lần đó, mình đã thấy bản thân như một thành viên trong gia đình. Mọi người đợi chúng mình về mới ăn cơm, luôn hỏi mình ‘có mệt không?’, ‘có đói không?’… Cuối năm 2022, chúng mình làm đám cưới ở Việt Nam, phía nhà gái có bố mẹ mình sang tham dự”, Kanako kể.
Cặp đôi tổ chức đám cưới tại Việt Nam
Kanako bất ngờ khi ngày vui của mình có quá đông khách mời tham dự
Kanako cho biết, có quá nhiều điều bất ngờ trong đám cưới của cô. Cô ngỡ ngàng vì số khách tham dự quá đông. Mọi người lần lượt đến cụng ly chúc mừng cô dâu, chú rể và hô to lời chúc phúc nhiều lần.
“Thú vị hơn là mọi người hát nhạc sống và nhảy cùng nhau. Có rất nhiều đàn ông, phụ nữ đến nấu nướng, dọn dẹp giúp nhà mình. Ban đầu, mình còn tưởng đó là nhân viên nhà hàng, không ngờ lại là hàng xóm và bà con của gia đình chồng”, Kanako kể.
Ở Việt Nam làm dâu vì muốn chồng hạnh phúc
Sau đám cưới, cô gái Nhật quyết định ở lại Việt Nam làm dâu vì lý do đặc biệt.
Kanako cảm nhận được niềm hạnh phúc của chồng khi được sống tại quê hương, ở gần cha mẹ. Cô cũng nhận thấy, chồng quen thuộc với khí hậu, lối sống sinh hoạt ở mảnh đất Tây Nguyên. Vì muốn chồng hạnh phúc, Kanako quyết định ở lại làm dâu, hòa nhập vào cuộc sống của anh.
Video đang HOT
Vào mùa thu hoạch, Kanako thường theo mẹ chồng đi hái cà phê
Hiện Kanako làm việc tại một trung tâm dạy tiếng Nhật. Theo thời gian, cô đã quen với nếp sống, văn hóa nhà chồng và ngày càng yêu cuộc sống nơi đây. Nàng dâu Nhật ngạc nhiên trước văn hóa xóm làng ở Việt Nam. Cô cảm nhận được tình cảm thân thiết, sự gắn bó, đoàn kết giữa mọi người.
“Ở nơi mình sống, hàng xóm nấu nướng và dùng bữa cùng nhau, mình thường được mọi người gắp cho rất nhiều thức ăn. Mình có cả những cuộc gặp, những buổi uống cà phê gần gũi… một nét đẹp văn hóa mà kể từ khi đến đây mình mới được trải nghiệm”, Kanako chia sẻ.
Khi sống ở Nhật Bản, Kanako đã quen với việc làm giỗ, cúng gia tiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cô vẫn thấy văn hóa này có nét khác biệt. Kanako cùng nhà chồng làm những mâm cỗ tỉ mỉ, việc thắp hương cũng đặc biệt cẩn thận.
Khi thắp hương, chủ nhà không được mặc quần ngắn, áo cộc tay… Từ những điều đó, cô thấy việc cúng kiếng thêm thiêng liêng, trang trọng.
Cô nàng đặc biệt thích ăn sầu riêng, nem cuốn
Nàng dâu người Nhật đặc biệt mê ẩm thực Việt Nam. Sau gần 3 năm trải nghiệm, Kanako tự tin có thể ăn được hầu hết các món ăn Việt. Những món ăn kén người như sầu riêng, bún đậu mắm tôm, bún mắm, bún ốc… cô cũng rất yêu thích.
“Nhà chồng mình có một vườn sầu riêng và lúc nào mình cũng được ưu tiên ăn những miếng ngon nhất. Riêng mắm tôm, ban đầu mình không có thiện cảm bởi màu sắc và mùi vị đặc trưng của nó nhưng sau một lần được chồng dẫn đi ăn món bún đậu mắm tôm, mình đã bị chinh phục”, Kanako chia sẻ.
Ở Việt Nam làm dâu, Kanako thấy mình như một đứ.a tr.ẻ, từ ngôn ngữ đến văn hóa đều phải học và làm quen từ đầu. Cô may mắn được bố mẹ chồng kiên nhẫn chỉ dạy và luôn bao dung, cảm thông mỗi khi “vấp váp”.
Kanako hạnh phúc khi được tặng hoa vào dịp lễ 20/11
“Bố mẹ chồng luôn cười rất nhiều khi nói chuyện với mình. Mình chưa một lần bị họ áp đặt phải làm thế này, thế nọ. Những gì mình nhận được ở bố mẹ chồng cũng giống như những gì nhận từ bố mẹ ruột”, Kanako tâm sự.
Cô gái Đắk Lắk lấy chồng Ấn Độ, ngày cưới không được cười to
Việc lấy chồng là người Ấn Độ đã mang đến cho cô gái Đắk Lắk những trải nghiệm khó quên, đặc biệt là trong ngày cưới.
Thử lòng bạn trai và cái kết
Văn Thị Hằng Ngân (SN 1994, quê Đắk Lắk) và Lalhaba Oinam (SN 1992, bang Manipur, Ấn Độ) kết hôn năm 2022 sau 2 năm quen biết.
Hằng Ngân lấy chồng Ấn Độ sau 2 năm quen biết
Hằng Ngân và Oinam sống, làm việc tại Nhật Bản. Năm 2020, họ quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Trong thời gian tìm hiểu nhau, Ngân nảy ra ý tưởng "thử lòng" bạn trai. Chị nhờ người bạn cùng phòng kết bạn với Oinam qua mạng. Kết quả, anh chàng đã ấn nút "chấp nhận", thậm chí còn nhắn tin cho cô gái đó.
Cảm thấy bị đối phương lừa dối, Ngân chủ động đề nghị dừng lại. Oinam quýnh quáng giải thích "anh thấy bạn ấy là người Việt Nam, lại cùng quê với em nên muốn kết bạn để nhờ họ chăm sóc em nhiều hơn".
Ngay sau đó, anh xóa ứng dụng hẹn hò và khẳng định bản thân nghiêm túc với mối quan hệ này.
Ngoại trừ rắc rối đó, tình yêu của Ngân và chàng trai Ấn Độ rất suôn sẻ. Đôi bên dành cho nhau tình cảm chân thành, luôn cố gắng xóa nhòa khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ để đi sâu vào cuộc sống của nhau.
Ở Việt Nam, đám cưới của Hằng Ngân được tổ chức tưng bừng
Vì dịch Covid-19, cặp đôi không có cơ hội ra mắt gia đình hai bên. Lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt cũng là vào ngày cưới của họ.
Chị Hằng Ngân "ra mắt" nhà chồng qua điện thoại. Dù chỉ là những cuộc gọi ngắn, đôi khi phải trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng chị vẫn cảm nhận được sự niềm nở, chân thành của họ.
"Hồi sắp cưới, mẹ chồng muốn đặt cho mình một cái tên thân mật theo người Ấn Độ nhưng vẫn giữ lại họ của mình. Chỉ một việc đó thôi, mình cũng thấy được nhà chồng tôn trọng", Ngân nói.
Hơn nữa, Oinam luôn khẳng định, chuyện kết hôn do anh làm chủ. Về phía gia đình, anh chỉ thông báo chứ không xin phép. Điều này giúp Ngân có thêm niềm tin vào mối quan hệ này.
Hai bà thông gia vui vẻ trong ngày cưới của các con
Ngược lại, gia đình Ngân rất bối rối khi biết con gái yêu một chàng trai Ấn Độ.
"Nhiều thông tin về cuộc sống ở Ấn Độ khiến gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua thời gian, anh Oinam chứng minh được bản thân tử tế, có trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc mình nên ba mẹ tin tưởng trao mình cho anh", Ngân kể.
Đám cưới nhiều điều kỳ lạ
Đám cưới của Hằng Ngân và Oinam được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022 và tại Việt Nam năm 2023.
Tại Ấn Độ, đám cưới của Ngân có nhiều điều đặc biệt. Cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống, không lộng lẫy mà đơn giản, mang đậm nét văn hóa của bang Manipur.
Trong đám cưới ở Ấn Độ, Hằng Ngân không dám cười lớn
Không khí ngày cưới nghiêm túc một cách lạ kỳ. Người dân bang Manipur quan niệm, đám cưới là ngày trọng đại, mọi người phải giữ thái độ nghiêm túc. Cô dâu chỉ được cười mỉm, không được cười lớn. Ngân phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh suốt buổi lễ.
"Thức ăn trong đám cưới rất phong phú, có nhiều món ăn mình chưa từng thử trước đó. Nhìn chung, đó là một trải nghiệm khó quên", Ngân chia sẻ.
Sau đám cưới, Ngân có 3 tháng sống cùng gia đình chồng. Trong 3 tháng đó, chị hiểu hơn về phong tục, tập quán của Ấn Độ và học được cách gắn kết với nhà chồng.
"Về đây làm dâu, mình nhận ra mọi thứ không giống những gì mình từng đọc và nghe về Ấn Độ. Có nhiều điều đẹp đẽ trong văn hóa Ấn Độ mình muốn giới thiệu với mọi người", Ngân nói.
Hằng Ngân được mẹ chồng yêu thương hết mực
Ở Manipur, vai trò của phụ nữ được đán.h giá cao. Ví như khu chợ Ima Keithel - nơi chỉ phụ nữ buôn bán, là biểu tượng của sự độc lập và quyền lực của phụ nữ Manipuri.
Bản thân Hằng Ngân cũng cảm nhận được sự tôn trọng của chồng và gia đình chồng dành cho mình.
Tuy vậy, Ngân cũng có lúc bị "hẫng" trong việc thích nghi với văn hóa nhà chồng, đặc biệt là về ăn mặc. Chị thấy không thoải mái khi phải quấn mình trong một tấm vải - cách mặc truyền thống của phụ nữ Ấn. Dần dần, Ngân đã quen hơn với việc này.
"Ba mẹ chồng rất cởi mở và kiên nhẫn với mình. Họ sẵn sàng thay đổi một chút trong thói quen gia đình để mình thấy thoải mái hơn, ví dụ như nấu đồ ăn bớt cay nồng. Họ cũng chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam để dễ dàng kết nối với mình", Ngân kể.
Điều tốt đẹp nhất Hằng Ngân nhận được khi làm dâu Ấn Độ là sự gắn kết gia đình. "Ở Ấn Độ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng và sự hỗ trợ, yêu thương giữa các thành viên luôn được đặt lên hàng đầu.
Điều này khiến mình cảm thấy, mình không chỉ là vợ của chồng mà còn là một phần của đại gia đình, nơi mọi người luôn quan tâm và cùng nhau chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống", Ngân tâm sự.
Con rể lớn tuổ.i hơn cả bố vợ, ngày cưới gọi 1 tiếng "bố" thì nhận phản ứng bất ngờ Mối tình này gây tranh cãi ngay từ khi xuất hiện. Nhiều người thường nói trong tình yêu thì không có cách biệt tuổ.i tác, chiều cao... chỉ cần tình yêu của 2 người là đủ. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng thoáng và chấp nhận cho con gái yêu đương với người đàn ông lớn hơn 20-30 tuổ.i, thậm chí...