Cô gái nhanh trí thoát khỏi đường dây buôn bán người
Chiều ngày 3/8, tại bến xe trung tâm Đà Nẵng, lực lượng Công an Quảng Nam phối hợp với Công an TP Đà Nẵng đã bắt giữ hai vợ chồng chủ mưu trong đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc lấy chồng.
Hai đối tượng bị bắt gồm Lý Xue Leng (SN 1969, trú thôn Hà Si Khẩu, xã Cha Khẩu, huyện Sứ Sieng, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cùng vợ là Nông Thị Bé (SN 1984, trú thôn Đồng Lầm, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, người dân tộc Nùng).
Đối tượng Lý Xue Leng
Theo thông tin, Nông Thị Bé lấy Lý Xue Leng mấy năm trước. Nắm được đường đi nước bước của các cô dâu Việt qua Trung Quốc lấy chồng và để có tiền tiêu xài, Bé “hợp tác” cùng một số người Trung Quốc móc nối với những phụ nữ nhẹ dạ, cả tin ở Việt Nam để đưa sang làm vợ người Trung Quốc rồi nhận tiền.
Theo thông tin từ cơ quan công an, tháng 5/2013, Bé đã đưa một số phụ nữ ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) qua Trung Quốc làm vợ. Để dụ dỗ, Bé nói với các cô gái là ra Nghệ An làm việc nhẹ nhưng lương cao. Tuy nhiên, khi dụ dỗ được thì các đối tượng này đưa người thẳng sang Trung Quốc. Khi đến nơi thi các nạn nhân mới biết bị lừa.
Nông Thị Bé tại cơ quan công an
Tại Trung Quốc, một số nạn nhân bị ép làm gái mại dâm nhưng đều bị phản ứng quyết liệt nên chúng nhốt các nạn nhân vào phòng rồi kiếm người gả bán.
Video đang HOT
Để thoát về Việt Nam, một nạn nhân tên Zơ Râm Don (SN 1990, trú tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang, Quảng Nam) nghĩ ra cách nói với vợ chồng Nông Thị Bé và Lý Xue Leng nói về Việt Nam kiếm người đưa sang.
Ngày 27/7, Nông Thị Bé và Lý Xue Leng khống chế Don đưa về Lạng Sơn. Sau đó ngày 2/8, cả 3 về Hà Nội và đón xe khách vào bến xe Đà Nẵng để Don về Nam Giang dẫn người xuống.
Zơ Thị Don kể về quá trình từ Trung Quốc về Việt Nam
Nhờ trí thông minh, Don gọi điện cho hai cô gái là người thân báo công an và giả làm nạn nhân để đi theo Don xuống bến xe Đà Nẵng. Sáng 3/8, khi đến bến xe Đà Nẵng, Nông Thị Bé và Lý Xue Leng thuê phòng nghỉ rồi đón taxi để đưa Don về Nam Giang đưa “hàng” xuống.
Khi taxi từ Nam Giang đến bến xe Đà Nẵng thì lực lượng công an ập đến bắt giữ đưa về đồn Công an phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm việc. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Công Bính
Theo Dantri
Kiểm tra xe quá tải: cân là "dính"
Sau 3 ngày ra quân xử lý xe chở quá tải, lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông Đà Nẵng chỉ xử lý chưa đến 30 trường hợp.
Từ ngày 22/7, lực lượng Thanh tra giao thông (TTGT) và Cảnh sát giao thông (CSGT) Đà Nẵng bắt đầu ra quân xử lý xe quá tải quá khổ trên địa bàn. Hầu hết các loại xe ben chở đất đá san lấp mặt bằng đều "né" lực lượng này nên rất ít trường hợp bị xử lý. Tuy nhiên, khi kiểm tra thì xe nào cũng dính phải lỗi chở quá tải.
Lực lượng TTGT lập biên bản một trường hợp xe chở quá tải
Cả buổi sáng 24/7 tại đầu cầu Nguyễn Tri Phương, lực lượng TTGT đã cắm chốt để kiểm tra xe quá tải. Đến trưa chỉ có 5 trường hợp xe tải được kiểm tra nhưng cả năm đều vi phạm chở quá tải.
Tại đây, lực lượng TTGT tiến hành kiểm tra xe tải mang BKS 30H-7288 chở hàng gốm sứ do lái xe Phạm Văn Đặng điều khiển. Tiến hành cân kiểm tra, xe tải này chở vượt quá tải trọng 30% so với quy định của xe. Tiếp theo, kiểm tra xe tải BKS 92-6090 vận chuyển đá xây dựng do lái xe Trần Văn Phúc điều khiển vượt quá tải trọng cho phép trên 40%.
Cả hai xe này được đều bị lực lượng chức năng in kết quả để lập biên bản xử phạt tại hiện trường. Theo lực lượng TTGT, với lỗi vi phạm này, cả hai trường hợp đều bị xử phạt mức cao nhất 4 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 60 ngày; đồng thời buộc các lái xe phải hạ tải theo đúng tải trọng cho phép của xe mới được lưu thông tiếp.
Xe tải này chỉ cho phép chở 1,5 tấn nhưng khi kiểm tra, xe này chở vượt trên 40% trong lượng cho phép
Theo ông Lê Đại, Đội trưởng đội cơ động thủy bộ thuộc TTGT (Sở GTVT Đà Nẵng) cho biết hầu như xe tải nào khi dừng xe lại kiểm tra cũng phát hiện chở quá tải. Trong 3 ngày từ 22-24/7, đội kiểm tra tổng cộng 20 xe nhưng xe nào cũng chở quá tải.
Còn tại trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp (quận Liên Chiểu), theo trạm phó Trung tá Nguyễn Duy Hoang cho biết, qua 3 ngày kiểm tra đã xử lý tất cả 9 trường hợp xe quá tải.
Một trong những khó khăn khi tiến hành kiểm tra xe quá tải là hạ tải. Trung tá Nguyễn Duy Hoang cho rằng, khi lập biên bản xử lý thì buộc xe phải tải mới lưu thông tiếp, nhưng hiện nay không có bến bãi để các chủ hàng hay lái xe hạ tải ngay tại chỗ, trường hợp gặp mưa thì hàng hóa có thể bị hư hỏng gây thiệt hại cho chủ hàng.
"Khi phát hiện xe quá tải, chúng tôi yêu cầu hạ tải, nếu không hạ tải mà xe di chuyển đến địa điểm khác có thể sẽ bị xử lý tiếp", Trung tá Nguyễn Duy Hoang cho biết.
3 ngày qua, quan sát của chúng tôi, hầu như lực lượng chức năng chỉ xử phạt những xe chở hàng hóa thông thường, còn các "hung thần xe ben" chuyên chở đất đá san lấp mặt bằng thì "ém" rất kỹ, lượng xe lưu thông trên các cung đường quen thuộc lâu nay như QL14B, QL1A (từ cầu vượt Hòa Cầm đến Hòa Phước, đường Võ Chí Công...đều giảm hẳn. Nếu có xe chở đất đá thì chạy tốc độ chậm, không lấn đường bấm còi inh ỏi như trước đây.
Theo lực lượng TTGT, có thể do hay biết thông tin về ngày ra quân nên các nhà xe hầu như án binh bất động, chờ lực lượng kiểm tra giãn ra hay đêm khuya khi lực lượng này không làm việc thì các xe mới tiếp tục.
Đội trưởng đội cơ động thủy bộ thuộc TTGT Đà Nẵng ông Lê Đại cho biết, hầu như các xe tải lớn đều không hoạt động, không biết là có né lực lượng kiểm tra hay không.
"Tôi thấy hầu hết các lái xe đều chấp hành tốt việc kiểm tra xe và xử phạt, chưa thấy có trường hợp nào gọi điện can thiệp trong quá trình xử phạt",ông Lê Đại, Đội trưởng đội cơ động thủy bộ thuộc TTGT (Sở GTVT Đà Nẵng) nói.
Theo Dantri
Bắt xe khách chở gỗ, thú rừng không rõ nguồn gốc Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng vừa tạm giữ một xe khách chở gần 1,5m3 gỗ hương, 16 con chồn và 4 con nhím chưa xác định được nguồn gốc. Trước đó, vào lúc 23 giờ ngày 17/7, tại đường tránh Hải Vân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (Chi Cục kiểm...