Cô gái “ngủ quên” suốt 42 năm đã qua đời
Cô là bệnh nhân hôn mê lâu nhất thế giới.
Bệnh nhân hôn mê trong thời gian dài nhất thế giới vừa qua đời ở tuổi 59 sau 42 năm nằm trên giường bệnh. Người phụ nữ này tên là Edwarda O’Bara, đến từ Miami (Mỹ).
Sau 42 năm hôn mê, Edwarda O’Bara đã qua đời ở tuổi 59.
Năm 1970 khi cô Edwarda mới 16 tuổi, cô đã bị hôn mê sau một cơn viêm phổi nghiêm trọng. Ngày 3 tháng 1 năm đó, Edwarda tỉnh dậy bởi những cơn đau đớn và nói với mẹ, bà Kaye O’Bara rằng: “Xin mẹ đừng bao giờ bỏ con một mình”.
Năm 16 tuổi, Edwarda đã đột ngột bị hôn mê tiểu đường sau 1 cơn viêm phổi.
Video đang HOT
Giữ lời hứa với con gái, bà Kaye đã chấp nhận một điều hết sức khó khăn: chăm sóc Edwarda trong trạng thái hôn mê suốt nhiều năm liền. Năm 2008, bà Kaye qua đời và chị gái của Edwarda, bà Colleentiếp tục thực hiện lời hứa cách đây 4 thập kỷ cho đến khi người em gái đã qua đời ngày 21/11 vừa qua.
Bà Kaye, mẹ của Edwarda đã hứa với con gái rằng sẽ không bao giờ để cô môt mình.
Bà đã giữ lời hứa suốt 35 năm trước khi qua đời vào năm 2008. (Ảnh chụp năm 2005)
Chia sẻ về câu chuyện của em gái, bà Colleen cho biết trong suốt 35 năm ở bên cạnh Edwarda, mẹ bà đã chăm sóc rất tận tình. Bà Kaye chỉ tranh thủ ngủ 90 phút mỗi lần để luôn được trò chuyện với con gái và hi vọng con tỉnh dậy.
Khi bà Kaye qua đời, Colleen đã xin thôi việc ở trại huấn luyện ngựa để chăm sóc em gái. Mỗi ngày, bà đều cho Edwarda ăn qua một ống dẫn, bện tóc và thì thầm trò chuyện.
Bà Colleen nói: “Ngày hôm đó, em gái tôi rất yếu, nó không tiếp nhận thức ăn qua ống dẫn. Khi tôi đi lấy 1 tách cà phê và quay lai, Edwarda đã qua đời. Tôi không hề nghĩ đến điều gì khác. Cô ấy là em gái tôi. Và tôi yêu cô ấy rất nhiều. Cô ấy đã dạy tôi rất nhiều điều về cái gọi là yêu thương vô điều kiện và sự kiên nhẫn”.
Như vậy, trong hơn 42 năm hôn mê, cô Edwarda đã bỏ lỡ các sự kiện lịch sử trên thế giới, bao gồm việc từ chức của Richard Nixon vào năm 1974, Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, cái chết của công nương Diana vào năm 1997 và cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, năm 2001.
Bà Collleen (phải) đã tổ chức sinh nhật lần 59 cho em gái vào tháng 4 vừa qua.
Mọi người đều cầu nguyện cho cô Edwarda tỉnh lại nhưng ước muốn đó đã không trở thành hiện thực…
Cô Edwarda đã có 1 tuổi thơ hạnh phúc bên gia đình.
Theo TTVN
Lời tuyên thệ
Hồi còn bé, nhà ở gần đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm), tôi thường thấy có những đám đông các bà xì xụp rồi xì xào với nhau trước cổng đền. Sau này mới được biết đó là mấy bà tiểu thương ở chợ Đồng Xuân hay mấy phố buôn bán quanh đó đến để thề bồi chuyện tiền nong hay những khúc mắc trong mối quan hệ buôn bán trước thần thánh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số chính khách và phật tử tuyên thệ trước bàn thờ tại chùa Bà Đá (Hà Nội).
Rồi mới đây, có dịp ra ngoài Côn Đảo chứng kiến một tập quán mới hình thành là nơi mộ của liệt sĩ Võ Thị Sáu nay cũng trở thành chốn linh thiêng cho việc cầu cúng hay thề thốt của những người tin vào sự linh thiêng của Thánh Bà... Đó là những tập quán thuộc về tín ngưỡng dân gian chi phối mối quan hệ dân sự trong đời sống thường ngày.
Người ta thường hay nói tới lời hứa, lời thề, lời nguyền, lời tuyên thệ... là những hình thái khác nhau trong hành vi của con người lấy danh dự của một cá nhân, nhân danh một cộng đồng hay một tổ chức, một tín điều của một tôn giáo nào đó... để thể hiện ý chí nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể. Nhưng còn những lời thề thiêng liêng và mang những giá trị văn hoá và lịch sử cao cả.
Gắn với truyền thuyết các Vua Hùng trên vùng Đất Tổ, người đời nay còn chiêm ngưỡng cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh, dấu tích cho những huyền thoại về những lời thề trang nghiêm với trời đất của thế hệ "có công dựng nước"...
Còn trong sử sách, nếu như cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được coi là biểu trưng sớm nhất của truyền thống đánh giặc ngoại xâm thì trong lòng dân luôn truyền tụng lời thề của hai người phụ nữ bất khuất: "Một xin rửa sạch quốc thù - Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng" để rồi "Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" nổi dậy đánh giặc Hán.
Qua thời Đại Việt tự chủ, Vua Lý Thái Tông là người đầu tiên quy định việc tuyên thệ như một lễ thức của triều đình. Sử sách cho biết, hàng năm vua cùng quần thần đến đền Đồng Cổ (nay ở địa bàn phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ), nơi thờ một chiếc trống đồng cổ để cùng nhau phát thệ: "Kẻ nào làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh sẽ tru diệt". Lễ thức này được duy trì qua nhiều triều vua đời Lý và sang cả đời Trần.
Lời thề thể hiện ý chí của con người làm tăng thêm niềm tin và cổ vũ mọi người phấn đấu cho một mục tiêu cao cả. Đời Trần, sử còn chép việc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trỏ tay xuống lòng sông Bạch Đằng mà thề rằng: "Trận này không phá xong giặc thì không về bến sông này nữa" rồi chỉ huy quân dân lao vào trận quyết chiến nhấn chìm hạm đội của giặc Nguyên-Mông vào năm 1288.
Sử nhà Lê chép sự kiện "Hội thề Lũng Nhai" (Chí Linh) buổi đầu hào kiệt tụ nghĩa tôn Lê Lợi làm minh chủ nổi dậy khởi nghĩa chống giặc Minh như dấu ấn lịch sử khởi nghiệp triều Lê. Đến khi phá tan giặc Minh, lấy lại Thăng Long, những người thắng trận lại cùng quân tướng giặc Minh tổ chức Hội thề Đông Quan (tên gọi Thăng Long thời Minh thuộc) cùng nhau cam kết muôn đời không động dụng đến binh đao, giữ mối hoà hiếu. Hội thề này cùng câu chuyện Vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa Thần trên hồ Hoàn Kiếm đã trở thành biểu tượng cho tinh thần ưa hoà hiếu của dân ta.
Đến thời Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng sử sách cũng từng ghi lại sự kiện trước lúc xuất quân thần tốc kéo quân ra Bắc đại phá giặc Mãn Thanh, Hoàng đế Quang Trung đã có buổi "thệ sư" ở Thọ Hạc (Thanh Hoá) tỏ rõ ý chí quyết "đánh cho sử tri Nam quốc chi hữu chủ" (đánh để sử sách phải biết rằng nước Nam này có chủ). Sử sách còn ghi lại rằng: "(Nguyễn) Huệ chưa dứt lời, chư quân ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống khua vang, quân lính lên đường ra Bắc". Trận ấy, quân ta thắng rất to, quét sạch quân Mãn Thanh khỏi bờ cõi.
Truyền thống lấy lời thề thể hiện ý chí, khích lệ nhân tâm tồn tại mãi về sau... Cho đến tháng Tám năm 1945, Quốc dân Đại hội được triệu tập ở Tân Trào như tiền thân của Quốc hội sau này và bầu ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc, để biểu thị quyết tâm cao và đưa ra những quyết sách lớn cho công cuộc cứu nước. Đại hội được kết thúc bằng một việc làm có ý nghĩa: Toàn thể đại biểu tề tựu bên một tảng đá trước ngôi đình Tân Trào.
Vị Chủ tịch mới được Quốc dân Đại hội bầu, trang nghiêm đọc lời tuyên thệ: "Chúng tôi, những người được bầu vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc để lãnh đạo cuộc Cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chống quân thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước. Xin thề!". Ngày nay, tại Di tích Tân Trào (Tuyên Quang) hòn đá thề vẫn được bảo tồn như một dấu tích về một ý chí cách mạng.
Rồi trong Ngày Độc lập diễn ra tại Quảng trường Ba Đình lịch sử tại Hà Nội cũng như tại Quảng trường Norodom tại thành phố Sài Gòn cùng nhiều địa phương khác trong ngày 2.9.1945, tất cả những người tham dự đều chung hô lời thề trung thành với nền độc lập dân tộc, tín nhiệm Chính phủ Hồ Chí Minh và không cộng tác với thực dân.
Ngày 5.1.1946, trước ngày Tổng tuyển cử, các phần tử trong Hội Phật giáo Cứu quốc tổ chức tuần "Mừng Liên hiệp Quốc gia" tại Chùa Bà Đá (Hà Nội) để hoan nghênh sự đoàn kết giữa các đảng phái với Việt Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự và phát biểu: "Nước Phật (Ấn Độ) ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân, hại Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có một đảng phái là toàn dân quyết giành độc lập. Tín đồ Phật tin ở Phật tín đồ Gia tô tin ở Đức Chúa Trời cũng như chúng ta tin ở Đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng có làm trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy...".
Sau đó, người đứng đầu nhà nước đã mời tất cả mọi người có mặt đến trước bàn thờ Đức Phật mà tuyên thệ: "...Nói hy sinh phấn đấu thì dễ, nhưng làm thì khó. Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ".
Ngày Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến chính thức ra mắt Quốc hội trong phiên họp đầu tiên (2.3.1946), trên sân khấu Nhà hát Lớn, trước bàn thờ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt toàn thể nội các mới thành lập khi nhận nhiệm vụ của nhân dân giao phó đã trịnh trọng đọc: "Lời tuyên thệ nhậm chức: Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Ủy viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, xin thề, xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền Dân chủ Cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ".
Và trên khắp đất nước, trên các chiến trường, từ những chiến sĩ Nam Bộ "nóp với giáo mang ngang vai" đến các chiến sĩ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" ở Liên khu I Hà Nội đều làm lễ tuyên thệ trước khi vào trận đánh...
Cho đến thời chống Mỹ cứu nước, trước mỗi trận đánh lớn, trong những lễ xuất quân, lời thề quyết chiến luôn là một sức mạnh được mang vào chiến trận... Sức mạnh ấy không chỉ mang lại nghị lực và lòng can đảm cho những con người đã cất lên lời tuyên thệ mà nó còn mang lại niềm tin cho nhân dân để mọi người cùng sát cánh với sự nghiệp chung.
Dường như đã từ lâu, cái tập quán tốt đẹp này bị mai một trong đời sống chính trị. Nói chính xác hơn nó chỉ còn được duy trì trong nghi thức kết nạp của Đảng Cộng sản và trong các lực lượng vũ trang.
Còn ở trên thế giới, tập quán này vẫn được duy trì như một truyền thống đôi khi trở thành những thủ tục bắt buộc. Các quan chức, nhất là trong bộ máy dân cử phải tuyên thệ trước khi nhậm chức quan toà hay bị cáo, nhân chứng hay luật sư đều phải thề tôn trọng sự thật và luật pháp trước khi hành xử v.v... Chỉ có sự khác biệt là khi làm lễ tuyên thệ người ta có thể đặt tay trên ngực, lên lá cờ, cuốn Kinh Thánh, hay bản Hiến pháp... làm cho khung cảnh trở nên thiêng liêng. Ngoài ý nghĩa lời tuyên thệ như một sự cam kết bằng danh dự, lòng tự trọng hay tín điều tôn giáo, nó còn làm cơ sở cho sự giám sát và niềm tin của những người chứng kiến, của nhân dân.
Lẽ gì một tập quán tốt đẹp và phổ biến, một tập quán đã từng tồn tại trong quá khứ lại để mai một? Vậy thì hãy tái lập lại tập quán tuyên thệ ấy đối với bộ máy quan chức khi nhận những nhiệm vụ do dân giao phó. Và ta hãy tưởng tượng rằng khi người dân lắng nghe lời tuyên thệ của các quan chức thì chắc chắn lòng tin cũng được củng cố, bởi lẽ đời sống tâm linh trong xã hội cũng đã ngày một sâu sắc hơn khiến một lời tuyên thệ không còn chỉ là một lời hứa suông...
Kỳ họp cuối năm 2005 của Quốc hội khoá XII, tôi đã có dịp chất vấn vị Phó Thủ tướng thường trực khi đó rằng có nghĩ đến một thủ tục "tuyên thệ" của các thành viên Chính phủ như thiên hạ vẫn làm và Bác Hồ đã từng làm hay không?. Câu trả lời là vì chưa có quy định của Quốc hội nên chưa nghĩ tới và nếu Quốc hội quy định thì sẽ thi hành. Kỳ họp tiếp theo vào giữa năm 2006, nhân Quốc hội thảo luận về "Luật Công chức" tôi có văn bản gửi Bộ trưởng Nội vụ nêu vấn đề đưa việc "Tuyên thệ" thành một quy định của pháp luật thực hiện mỗi khi Chính phủ được Quốc hội bầu ra nhận nhiệm vụ, đồng thời sớm xây dựng quy trình để các công chức, quan chức có thể thực hiện việc từ chức như một quyền, một hình thức hành xử hợp pháp của mình, điều mà nhiều quốc gia đã tạo dựng hành lang pháp luật góp phần tạo nên những tập quán lành mạnh trong đời sống chính trị quốc gia. Đáng tiếc là không có hồi âm.
Phải chăng, tại kỳ họp thứ tư này của Quốc hội khoá XIII, trong không khí thảo luận và thông qua "Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu và phê chuẩn", giữa mối quan tâm của xã hội đối với "văn hoá từ chức" và Hiến pháp đang tiến hành sửa đổi, đã chín muồi cho việc xác lập tập quán "Tuyên thệ" trong đời sống chính trị nước ta?
Theo laodong
Thực hiện tốt lời hứa, tín nhiệm sẽ cao Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: - Câu hỏi chất vấn của các ĐBQH ngày một sắc nét và mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện không khí nghị trường thẳng thắn, minh chứng sự dân chủ trong xã hội chúng ta ngày càng được nâng lên. Kiến nghị của các ĐBQH đều...