Cô gái ngồi xe lăn đoạt giải cuộc thi ảnh Đất và Người
Trong suốt một năm, cô gái trên chiếc xe lăn rong ruổi khắp nẻo để ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống. Câu chuyện ảnh “Mẹ tôi” của cô đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi ảnh “Đất và Người”.
Sáng 23/12, Ban tổ chức cuộc thi ảnh “Đất và Người” của Báo Nông Thôn Ngày nay đã trao giải cho 16 tác phẩm ảnh xuất sắc.
Bà Nguyễn Hồng Lý – Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân và nhà báo Lưu Quang Định – Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay, Trưởng BTC trao giải Nhất ảnh bộ “Đám cưới với rượu, nước, nhọ và bùn” cho tác giả Trần Anh Tuấn.
Tại buổi trao giải, câu chuyện về quá trình sáng tác bộ ảnh “Mẹ tôi” của tác giả Lê Thị Ngân khiến tất cả người xem xúc động. Bộ ảnh đã vượt qua hàng ngàn bức ảnh khác để dành giải Nhì ảnh bộ.
Bức ảnh trong bộ ảnh “Mẹ tôi” đoạt giải Nhì trong cuộc thi
Cô gái khuyết tật chụp ảnh bằng trái tim
“Cô gái chụp ảnh từ xe lăn” Lê Thị Ngân (28 tuổi, thôn La Phẩm, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã gửi đến cuộc thi 3 phóng sự ảnh. Bộ đầu tiên “Bình dị xung quanh tôi” tại kỳ sơ kết nằm trong số 5 tác phẩm được tặng quà từ Ban tổ chức. Hai bộ ảnh còn lại “Mẹ tôi” và “Nụ cười ngày mùa” đều lọt vào vòng cuối của Hội đồng chung khảo.
Ngân bắt đầu câu chuyện ảnh của mình bằng những dòng tự sự: “Tôi kể câu chuyện về người đã sinh ra tôi. Mẹ tôi tên Khổng Thị Hạnh, năm nay đã ngoài 50 tuổi. Tôi là đứa con đầu lòng. Là niềm mong đợi lớn nhất của mẹ nhưng tôi lại có đôi chân dị dạng… Bao năm mẹ cực nhọc dành dụm tiền để chữa trị cho tôi, đến chiếc xe đạp duy nhất mẹ cũng phải bán để mua thuốc cho tôi… Đời mẹ mòn mỏi vì tôi – đứa con gần 30 tuổi mà vẫn chỉ bằng đứa trẻ lên 7… Nhưng dù sao tôi vẫn hạnh phúc vì được sinh ra trên đời, hạnh phúc vì được làm con mẹ”.
Video đang HOT
Tác giả Lê Thị Ngân không giấu được niềm vui, xúc động khi nhận giải
Giây phút nhận giải thưởng, Ngân không kìm nổi nước mắt. Cô chia sẻ: “Tôi thực sự bất ngờ khi bộ ảnh của mình đoạt giải cao đến vậy. Đây là món quà tôi dành tặng mẹ, nó là động lực giúp tôi bước qua mặc cảm, vững tin hơn trong cuộc sống”.
Ngân đến với nhiếp ảnh như cái duyên tình cờ. Năm 2003, cô được tiếp xúc với khóa dạy nhiếp ảnh ở trung tâm khuyết tật, nơi cô thường sinh hoạt. Bức ảnh đầu tiên của cô bị thầy dạy chê vì thiếu cảm xúc. Thầy đưa cho Ngân xem một bức hình đẹp của một người khiếm thị chụp. Cô nhận ra rằng chụp ảnh không chỉ bằng đôi mắt, mà quan trọng hơn, đó là chụp bằng cả trái tim.
Sau một năm tích góp bằng công việc may, móc len thủ công, Ngân mua được chiếc máy ảnh du lịch. Từ đó, mỗi ngày cô đều dành 1 tiếng rong ruổi khắp đường làng trên chiếc xe lăn để ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống.
Nhớ lại ngày đầu cầm máy, lăn xe ra ngõ, tập tễnh từng bước ngắm khuôn hình, người trong làng bảo Ngân “đi còn không vững thì chụp ảnh làm gì”. Gạt đi nước mắt, cô vẫn quyết tâm sống với niềm đam mê của mình.
“Chụp ảnh giúp tôi thoát ra khỏi bóng tối tự ti để hòa mình vào cuộc sống. Khi nào còn cầm được máy, tôi sẽ tiếp tục ghi lại hình ảnh về cuộc sống xung quanh, về những người thân yêu của mình”, Ngân tâm sự.
Những khuôn hình đầy ắp yêu thương
Bên cạnh bộ ảnh “Mẹ tôi” của tác giả Lê Thanh Ngân, nhiều bức ảnh khác cũng gây ấn tượng cho người xem như bộ ảnh “Đám cưới của rượu, nước, nhọ và bùn” của tác giả Trần Tuấn (Lai Châu) – giải Nhất ảnh bộ – giới thiệu một phong tục rất độc đáo của dân tộc La Hủ ở vùng cao Tây Bắc hay tác phẩm “Nhánh lan rừng về bản” của tác giả Trịnh Thu Nguyệt (Đà Nẵng) – giải Nhất ảnh đơn – với lời dẫn xúc động, trọn vẹn cả nội dung và hình thức.
Bức ảnh trong bộ ảnh “Đám cưới của rượu, nước, nhọ và bùn” của tác giả Trần Tuấn
Tác giả Lừu Seo Sềnh (người dân tộc Mông) đoạt giải khuyến khích là người nhỏ tuổi nhất. Năm nay, Lừu Seo Sềnh mới chỉ 12 tuổi. Hiện Lừu Seo Sềnh đang học lớp 5 trường bán trú xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Theo ông Lưu Quang Định (Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay, Trưởng ban tổ chức cuộc thi), Ban tổ chức thực sự bất ngờ vì sự phong phú của các tác phẩm dự thi. Đối tượng trong các tác phẩm rất đa dạng, từ người nông dân, cán bộ các chi hội nông dân, giáo viên, học sinh, sinh viên… mọi giới và mọi tầng lớp, từ miền Nam tới miền Bắc, từ đồng muối miền Trung tới đỉnh núi sương giá vùng Tây Bắc.
Trao đổi về cuộc thi này, ông Định nói: “Cứ nhắc đến người nông dân là thấy nỗi nhọc nhằn mưa nắng, nương theo những thất thường của thời tiết, vất vả với hòn đất, củ khoai, cây lúa… theo suốt một đời để nuôi sống toàn xã hội. Những nhọc nhằn ấy rất xứng đáng để được quan tâm, nhất là ở đất nước như chúng ta, nơi vẫn còn hơn 70% dân số gắn bó với đất đai, với đồng ruộng”.
Bức ảnh “Nhánh lan rừng về bản” của tác giả Trịnh Thu Nguyệt (Đà Nẵng), giải Nhất ảnh đơn
Nhận xét về các tác phẩm, ông Định chia sẻ: “Kể về nỗi nhọc nhằn của cuộc sống mà đầy ắp yêu thương, những tình cảm đơn sơ sau lũy tre làng thật là đẹp đẽ. Có thể nói, hàng ngàn bức ảnh với hàng ngàn khoảnh khắc ghim vào tâm trí người xem”.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Khánh – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo cuộc thi ảnh báo chí Đất và Người cho biết: “Kết quả rất thú vị khi tác giả nghiệp dư đoạt giải chiếm đến 70%. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện chân thực, xúc động về cuộc sống của người nông dân”.
Theo Tất Định – Đàm Duy (Dân Việt)
Căn cứ bí mật gìn giữ thi hài Bác
Đá Chông - nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều năm - đến nay vẫn là một địa danh khá bí ẩn. Nhiều giai thoại cho rằng Bác Hồ đã khởi thảo Di chúc tại đây.
Nằm ở huyện Ba Vì, Hà Nội, Đá Chông (mật danh K9) có những tảng đá sắc nhọn như bàn chông đâm thẳng lên bầu trời. Nơi đây hiện vẫn lưu giữ nhiều kỷ niệm gắn với Bác Hồ từ lúc sinh thời cho đến cả sau khi Người mất.
Bí mật và an toàn tuyệt đối
Năm 1957, trong một lần thị sát diễn tập quân sự ở khu vực sông Đà (giữa tỉnh Sơn Tây cũ và tỉnh Phú Thọ), Bác Hồ đã nhận thấy thế đất thiêng "tọa sơn đạp thủy" của Đá Chông.
Ông Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ, kể lại trong cuốn hồi ký Giữ yên giấc ngủ của Người rằng Bác đã giao cho ông Hoàng Linh, khi đó là Cục trưởng Cục Doanh trại, thiết kế, xây dựng một nhà sàn vững chắc, kiên cố không chỉ là căn cứ bí mật của trung ương mà còn làm nơi tổ chức các cuộc họp của Bác, nơi tiếp khách của Bộ Chính trị.
Sẽ mở rộng việc tham quan Khu Di tích Đá Chông
Theo yêu cầu của Bác, nhà sàn K9 được trang bị giản dị, phòng khách rộng rãi và tiện nghi hơn căn phòng của Bác. Đặc biệt, Bác không cho chặt bỏ những cây to, cây quý trong quá trình xây dựng. Thế nên đến tận bây giờ, Đá Chông vẫn như một cánh rừng nguyên sinh xanh mát, ẩn giấu bao câu chuyện xúc động về Người.
Đại tá Nguyễn Bá Trí - Đoàn trưởng Đoàn 285 thuộc Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ trách gìn giữ và quản lý Khu Di tích Đá Chông - khẳng định từ khi Bác mất đến lúc công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành, Đá Chông là nơi bảo quản bí mật thi hài của Người. Mật danh K9 của Đá Chông có thời gian đổi thành K84 để bảo đảm bí mật và an toàn tuyệt đối.
Địa chỉ đỏ
Rộng cửa đón du khách Đá Chông còn được xem là nơi khởi thảo bản Di chúc Bác Hồ với tên gọi ban đầu là "Tuyệt đối bí mật" vì trong nhiều dịp sinh nhật, Bác không ở trong Phủ Chủ tịch mà lên Đá Chông nhằm tránh việc tổ chức, chúc tụng rình rang. Tháng 5/1965, vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 75, Bác bắt đầu khởi thảo Di chúc. Trong di nguyện của mình, Bác nhắc đến việc tìm khu đồi tốt ở vùng núi Ba Vì làm nơi yên nghỉ sau khi hỏa táng.
Theo trung tá Trần Trọng Nghĩa - công tác ở Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 20 năm - ông từng nghe kể rằng có lần anh em cảnh vệ phục vụ ở Đá Chông định lên nhà sàn thật sớm chúc thọ sinh nhật lần thứ 73 của Bác nhưng Bác lại chủ động xuống thăm anh em trước. Bác hóm hỉnh nói mình vẫn chưa già và còn sức khỏe.
Đại tá Nguyễn Bá Trí cho biết Đá Chông là một địa chỉ đỏ giáo dục tư tưởng, truyền thống cho thế hệ trẻ nhưng không phải ai cũng biết đến địa danh này. Vì vậy, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xin phép nhà nước và Bộ Quốc phòng cho mở rộng việc tham quan Đá Chông. Sắp tới, kể cả người nước ngoài cũng được phép vào tham quan và khách trong nước không còn phải xin giấy phép tham quan từ Bộ Tư lệnh Lăng nữa mà có thể trực tiếp đăng ký tham quan ở Ban Quản lý khu di tích.
Theo Mạnh Duy (Người lao động)
Tuyệt chiêu bắt lươn giữa cao ốc Không ngờ, giữa những tòa nhà cao ốc cao chót vót hàng chục tầng ngay tại Thủ đô Hà Nội, người đàn ông ấy vẫn có thể bắt được vài cân lươn mỗi sáng. Địa điểm đặt trúm của ông Sáng là những ao chuôm giữa những tòa nhà chung cư của Hà Nội. Chuyện về lươn hổ mang Người đàn ông chúng...