Cô gái ngân nga hát khi phẫu thuật não
Trong ca phẫu thuật não, Kira Laconetti (20 tuổi, đến từ Mỹ) đã được đánh thức dậy và yêu cầu hát để các bác sĩ đảm bảo rằng họ đang chữa trị đúng hướng.
CLIP: Kira Laconetti hát trong khi phẫu thuật não tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle.
Khi mới lên 6, Kira đã được làm quen với đàn hát. Tuy nhiên, vào khoảng 4 năm trước, Kira bắt đầu cảm thấy bất ổn khi cô bắt đầu không nghe thấy gì và hát sai lời bài hát. “Cảm giác giống như “công tắc” trong não của tôi bị tắt và đột nhiên tôi không còn nghe thấy gì nữa. Tôi không thể hát, tôi cũng không thể xử lý lời bài hát khi nghe nhạc”, Kira chia sẻ.
Kira phải phẫu thuật não do chứng động kinh hiếm gặp liên quan đến âm nhạc.
Sau đó, Kira đã tới bệnh viện thăm khám. Kết quả chụp MRI cho thấy Kira có một khối u bằng kích thước của một viên đá cẩm thạch nhỏ trong não.
Các bác sĩ chẩn đoán, Kira mắc chứng động kinh liên quan đến âm nhạc (tên tiếng Anh là musicogenic epilepsy). Đây là một dạng động kinh hiếm gặp, mà bệnh nhân sẽ lên cơn động kinh khi nghe nhạc và hát.
Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật loại bỏ khối u trong não của Kira để giúp cô thoát khỏi những cơn động kinh. Nhằm đảm bảo ca phẫu thuật không làm tổn thương những vùng não phát triển âm nhạc của Kira, bác sĩ Jason Hauptman và nhóm phẫu thuật của anh tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle đã quyết định thực hiện một ca phẫu thuật tỉnh táo.
“Chỉ trong một thời gian ngắn quen biết Kira, tôi đã cảm nhận được niềm đam mê của cô gái trẻ với ca hát và diễn xuất. Vì vậy, điều tuyệt vời nhất mà tôi có thể làm cho cô ấy là lấy khối u đó ra khỏi đầu cô ấy”, bác sĩ Hauptman chia sẻ nói với trang Insider.
Theo trang Teen Vogue, khi bắt đầu phẫu thuật, Kira vẫn được tiêm thuốc mê. Nhưng sau đó, cô đã được gọi dậy khi các bác sĩ bắt đầu cắt bỏ khối u. Lúc này, Kira được yêu cầu hát và thực hiện các yêu cầu khác liên quan đến âm nhạc để bác sĩ Hauptman có thể xác định phần nào trong não cô cần phẫu thuật và phần nào không.
Vết sẹo dài trên đầu Kira sau ca phẫu thuật não tỉnh táo.
Một ca phẫu thuật tỉnh táo nghe có vẻ đáng sợ, nhưng theo bác Hauptman, quy trình của nó tương tự như một cuộc phẫu thuật não thông thường. “Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân phẫu thuật não khi tỉnh táo có thể sẽ bị co giật, nhưng chúng tôi có thể khắc phục ngay lập tức nếu cần thiết… Một lợi thế của việc phẫu thuật trong khi bệnh nhân tỉnh táo là bác sĩ có thể yên tâm rằng chức năng của não được bảo tồn”, vị bác sĩ này nói thêm.
Ông cũng lưu ý kiểu phẫu thuật này có thể hữu ích cho những người bị động kinh, những người cần giữ khả năng nói hoặc các chức năng não khác, chứ không chỉ dành riêng cho những người bị ảnh hưởng chức năng liên quan đến âm nhạc.
Về Kira, bác sĩ Hauptman chia sẻ: “Đó là màn trình diễn để đời của cô ấy. Cô ấy đã thực hiện vì sức khỏe của mình và đã làm điều đó cực kỳ tốt. Tôi không thể nghĩ ra một bệnh nhân nào khác làm tốt hơn với kiểu phẫu thuật này”.
Đặc biệt, chỉ 48 giờ sau ca phẫu thuật, Kira đã có thể ngồi dậy, hát và chơi ghita. Chính bác sĩ Hauptman cũng cảm thấy rất mừng khi nghe tin bệnh nhân của mình có thể hát và giao tiếp bằng âm nhạc chỉ 2 ngày sau ca phẫu thuật.
Bác sĩ Hauptman cũng hy vọng ca phẫu thuật trên và câu chuyện của Kira sẽ mang đến hy vọng cho những người phải trải qua tình trạng tương tự hay lâm vào thời kỳ đáng sợ, không chắc chắn trong cuộc sống.
Theo Dân Việt
Mất 15 giờ để mổ khối u não khổng lồ cứu sống bệnh nhân
Chịu đựng u não khổng lồ suốt 3 năm, nhiều bệnh viện từ chối điều trị, cuối cùng bệnh nhân cũng được cứu sống nhờ phẫu thuật và can thiệp mạch máu não thành công.
Hình ảnh u não bệnh nhân qua chụp MRI
Bệnh nhân N.T.K.T (57 tuổi, ngụ quận 6 TP.HCM) nhập Bệnh viện Quốc tế City trong tình trạng liệt vận động nửa người bên phải, sụp mi mắt trái, liệt thần kinh sọ thấp, mất ngôn ngữ, giảm nhận thức, tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh nhân suy kiệt nhiều do nuốt khó, ăn uống rất kém từ nhiều tháng qua.
Từ 3 năm trước bệnh nhân đã có chẩn đoán u nguyên bào mạch máu cuống tiểu não trái, đã được can thiệp nút mạch máu vào tháng 7/2016. Bệnh nhân cũng đã được đặt VP-shunt do u to chèn ép các não thất từ tháng 3/2018.
Trải qua hơn 3 năm đi khắp các khoa Ngoại thần kinh của nhiều bệnh viện lớn, bệnh nhân chỉ được điều trị triệu chứng giảm đau, chống phù não vì u quá to lại nằm ở vị trí khó can thiệp, tỷ lệ xảy ra biến chứng rất cao nếu phẫu thuật lấy u.
ThS.BS Đào Thị Mỹ Vân - Phó Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ: "Đứng trước một ca bệnh phức tạp, đầy thách thức, sau khi tổng hợp các dữ kiện lâm sàng, thực hiện đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân được đưa vào chương trình City Plus của bệnh viện.
Phiên hội chẩn liên chuyên khoa triệu tập các chuyên gia bao gồm các chuyên khoa Can thiệp mạch máu não, Nội- Ngoại thần kinh, Hồi sức tích cực, Nội tiết và Tim mạch đã tìm ra giải pháp tích cực nhất cho bệnh nhân"
Bệnh nhân hồi phục sau ca mổ
TS.BS Trần Chí Cường - Cố vấn chuyên môn Trung tâm Đột quỵ CIH-SIS đã tiến hành thủ thuật chụp và can thiệp mạch gây tắc các nhánh nuôi u từ động mạch não giữa trái, kèm theo dị dạng động tĩnh mạch tiểu não bên trái cạnh khối u...
BS Cường cho biết, đây là ca cực khó vì khối u lớn che khuất, chèn ép các mạch máu nằm quá sâu, chỉ một sai sót nhỏ cũng khiến não bị tổn thương.
Sau khi thực hiện tất cả các công tác chuẩn bị, xét nghiệm cần thiết, TS.BS Huỳnh Hồng Châu - Trưởng khoa Ngoại thần kinh đã tiến hành phẫu thuật lấy khối u khổng lồ hố sau với hỗ trợ của thiết bị định vị hướng dẫn hình ảnh (Navigation). Sau gần 15 giờ thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy được trọn vẹn khối u.
BS Huỳnh Hồng Châu cho biết: "Khối u não của bệnh nhân nằm ở vị trí vô cùng nguy hiểm gây chèn ép trung tâm điều khiển phổi, hơi thở, huyết áp và mạch máu. Các cấu trúc này chèn ép toàn bộ thân não khiến bệnh nhân dễ tử vong".
Sau ca mổ, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang tiếp tục được điều trị và chăm sóc.
Theo infonet
Vắc xin mới IGV-001 kéo dài cuộc sống của bệnh nhân u não Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học Thomas Jefferson, Mỹ, vừa thông báo đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn từ các nghiên cứu lâm sàng. Loại vắc xin đã được phát triển trong hơn 20 năm và bây giờ đã chứng minh hiệu quả điều trị của nó. Vắc xin tạo ra từ các tế bào ác tính của...