Cô gái ngậm que viết 12 cuốn tiểu thuyết
Dùng chiếc que gỗ ngậm trong miệng để gõ bàn phím, Zhang Lulu đã viết được 12 cuốn tiểu thuyết với tổng cộng 2 triệu từ.
Zhang Lulu, 27 tuổi, ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam bị khuyết tật bẩm sinh. Không thể sử dụng tay chân nên hết tiểu học, cô nghỉ học, chỉ ở quanh quẩn trong nhà.
Năm 2006, Zhang thuyết phục cha mua cho một chiếc máy tính để giết thời gian và tìm hiểu thế giới. Từ đó, cô luyện gõ bàn phím bằng cách ngậm cây que gỗ nhỏ vào miệng. Nó giúp Zhang đọc tiểu thuyết, thơ, xem tin tức và viết. Chiếc que dài 20 cm đã mòn một nửa sau mười năm sử dụng.
Zhang Lulu dùng một cây gậy ngậm trong miệng để gõ vào bàn phím. China Daily / Asia News Network.
“Tôi có thể viết hơn 2.000 từ mỗi sáng. Đôi khi, nếu có cảm hứng với điều gì, tôi viết 4.000 từ”, cô kể. Văn học mang đến sức mạnh tinh thần lớn cho cô gái khiếm khuyết. Từ đó đến nay, cô đã viết 12 cuốn tiểu thuyết, một trong số đó có tới 13 triệu lượt đọc trực tuyến kể từ khi xuất bản.
Ước mơ của Zhang là trở thành nhà văn chuyên nghiệp để có thể mua quần áo mới cho mẹ và điện thoại di động mới cho cha mình.
Sự tích cực của cô truyền động lực và mang lại bài học sống ý nghĩa cho mọi người. Vì vậy, nhiều người đã tình nguyện giúp đỡ Zhang. Hiệp hội nhà văn Lạc Dương kết nạp cô làm thành viên, giúp Zhang mở rộng mạng lưới độc giả và nâng cao khả năng viết lách.
Video đang HOT
Một công ty công nghệ cao tặng cô con chuột thông minh có thể chuyển giọng nói sang viết trên máy tính. Với con chuột này, Zhang có thể nhập liệu nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Mùa lũ ở Huế: Cặp vợ chồng già vừa lo chạy lũ vừa nuôi con khuyết tật
Sinh con đã khó, nhưng việc nuôi nấng, chăm sóc con nên người còn khó khăn hơn gấp bội. Dù con có giỏi giang hay không được may mắn như bao người thì cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh, là người lo lắng và chăm lo cho con suốt cuộc đời.
Câu chuyện về cặp vợ chồng già ở Huế vừa chạy lũ vừa chăm lo cho hai người con khuyết tật khiến ai cũng thấy rưng rưng.
Ông Hiền bà Lập vất vả chăm sóc hai con trong mưa lũ. (Ảnh: Tiin.vn)
Vừa chạy lũ vừa lo chăm sóc hai người con khuyết tật
Dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ông Huỳnh Hiền (76 tuổi) và bà Võ Thị Lập (69 tuổi) sống tại Tăng Bạt Hổ, thành phố Huế vẫn đang phải chật vật mưu sinh từng ngày để nuôi hai người con khuyết tật bẩm sinh.
Tuổi đã cao, sức khỏe cũng đã yếu dần nhưng ông bà vẫn là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Những ngày bình thường kiếm miếng ăn đã vất vả, đến mùa mưa lũ, cuộc sống của gia đình nghèo lại càng trở nên khốn khó hơn.
Người dân vất vả mưu sinh trong mưa lũ. (Ảnh: Dân trí)
Trong đợt mưa lũ ngày 16/10 vừa qua, nhà ông Hiền bà Lập bị ngập sâu hơn 1 mét nên cả nhà phải di chuyển sang nơi khác để bảo đảm an toàn. Ông Hiền chia sẻ: " Mấy ngày nay trời mưa to, nước lũ dâng cao ngập nhà, vợ chồng tôi phải kê hết đồ đạc trong nhà lên cao nhất có thể. Thấy nước lên nhanh, hai vợ chồng lội nước rồi nhanh chóng đưa hai con đến trú ở những nhà cao hơn."
Những gia đình bình thường, việc chạy lũ đã không hề đơn giản, đối với ông Hiền bà Lập, điều này còn khó khăn hơn gấp bội vì ông bà không những phải lo cho bản thân mà còn phải lo cho cả hai người con không có khả năng nhận thức.
Vất vả chạy ăn từng bữa
Ông Hiền đã đã làm nghề xe ôm được khoảng 30 năm. Người bạn đồng hành cùng ông là chiếc xe máy cũ, hàng ngày ông chạy xe ra chợ chở hàng hoặc ai kêu gì làm nấy để kiếm thêm chút tiền lo cho gia đình bất kể nắng mưa.
Ông Hiền kể: " Hai vợ chồng tôi làm quanh năm, tôi chạy xe ôm còn vợ tôi bán thịt ở ngoài chợ. Thu nhập cũng chẳng được bao, chỉ đủ tiền cơm mắm, ăn uống trong ngày, còn để mà dư dả thì không bao giờ có."
Họp chợ trong mưa lũ. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Kiếm được đồng nào, hai ông bà cũng chắt chiu, dành dụm hết để lo cho con từ bát cơm, manh áo. Con gái Huỳnh Thị Tôn Nữ Như Trinh nay đã 37 tuổi, còn con trai Huỳnh Tấn Đại cũng đã 27 tuổi nhưng đều không có khả năng nhận thức và không biết nói vì khuyết tật bẩm sinh. Hai ông bà cũng mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không tìm ra nguyên nhân.
Những người già là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão lũ. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Chăm sóc các con từng miếng cơm manh áo
Do mắc bệnh bẩm sinh nên hai người con không thể làm được việc gì, kể cả vệ sinh cá nhân. Do vậy, việc sinh hoạt của hai con do chính tay ông bà chăm sóc từng li từng tí.
Sáng sớm, hai ông bà tranh thủ đi làm việc: Ông chạy xe ôm, bà đi bán thịt, đến trưa phải tranh thủ về sớm để lo cho hai con ăn uống đầy đủ. Cuộc sống vô cùng cực khổ nhưng hai ông bà vẫn tranh thủ bên cạnh các con nhiều nhất có thể, không bao giờ để các con ở một mình quá lâu.
" Nhiều lúc cũng rất vất vả, nhưng nghĩ mình còn sức, mình còn lo được thì cứ lo cho con, được ngày nào thì hay ngày đấy", ông Hiền cười nói.
Nước lũ nhấn chìm nhà cửa tại Huế. (Ảnh: Thanh niên)
Hiện tại, nước cũng đã rút dần, cuộc sống của cả gia đình cũng được trở lại bình thường. Tuy còn đó bao khó khăn nhưng ông bà vẫn luôn lạc quan và không bao giờ từ bỏ hy vọng.
Tham gia ngay nhóm Việt Nam Ơi để cập nhật nhanh chóng nhất những thông tin mưa lũ ở miền Trung.
Cô dâu không chân tự mình lết vào lễ đường, cảnh tượng khiến ai cũng xúc động Trong ngày đặc biệt của đời mình, cô dâu này quyết định không ngồi xe lăn như bình thường nữa mà chọn cách tự đi vào lễ đường giống như bao người khác. Clip: Cô dâu không chân tự mình lết vào lễ đường. Dù gặp phải khuyết tật khiến sinh ra không có đôi chân nhưng trong ngày trọng đại nhất của...