Cô gái Mỹ tỉnh dậy ở Thái Lan, thấy chân tay liệt, không thể cử động
Một giáo viên người Mỹ đến Thái Lan làm việc, không ngờ quay trở về trong tình trạng tê liệt.
Caroline Bradner mới sang Thái Lan từ hồi tháng 10.2018.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Caroline Bradner, 22 tuổi, mới tốt nghiệp Đại học Mississippi. Cô đến Thái Lan dạy tiếng Anh với mong muốn “làm điều khác biệt trong thế giới này”.
Bradner tỉnh dậy tại căn hộ ở Thái Lan vào ngày 22.12 trong tình trạng không thể cử động. Một người bạn tình cờ phát hiện và đưa Bradner đến bệnh viện.
Quá trình xét nghiệm máu xác nhận cô mắc Hội chứng Guillian-Barre (GBS). Đây là căn bệnh gây ra khi hệ miễn dịch tấn công hệ thần kinh của cơ thể, khiến bệnh nhân bị liệt, mất phản xạ, không thể cảm nhận thấy bất cứ điều gì.
Ước tính mỗi năm có 3.000 đến 6.000 người mắc GBS. Đa số bệnh nhân được chữa trị kịp thời có thể phục hồi chức năng sau vài tuần.
Bradner sang Thái Lan dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Video đang HOT
Trong trường hợp của Bradner, cô vẫn bị tê liệt từ cổ trở xuống và vẫn còn một chặng đường dài hồi phục. Người mẹ ngay lập tức bay sang Thái Lan gặp Bradner nhưng đưa con gái về Mỹ là một hành trình khó khăn.
Cơ quan bảo hiểm từ chối cung cấp phương tiện để đưa Bradner về Richmond, Mỹ. “Con bé sẽ cần được chăm sóc, ngồi ghế đặc biệt trong suốt thời gian bay về Mỹ để tiếp tục chữa trị và phục hồi chức năng”, bà Bradner viết trên trang web kêu gọi quyên góp tiền.
“Khoản tiền này là để đảm bảo rằng con bé sẽ về đến nhà và được chữa trị tốt nhất”.
Bradner hiện vẫn đang được điều trị ở Thái Lan.
Trả lời trên truyền thông, cha của Bradner nói ông hoàn toàn ủng hộ con mình ra nước ngoài lập nghiệp. “Con bé có tinh thần kiên cường, luôn muốn ra ngoài và thử nghiệm những điều mới mẻ”, Jim Bradner nói.
Bradner đến Thái Lan hồi tháng 10.2018 và đã dạy tiếng Anh ở đây được hai tháng cho đến khi tê liệt.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao cô gái 22 tuổi này lại tỉnh dậy trong tình trạng không thể cử động được. Người mẹ vẫn ở lại Thái Lan chăm sóc con cho đến khi cả hai có thể trở về Mỹ.
Theo Danviet
Không chỉ mộng du, con người còn có 4 hành động kỳ quái khác khi ngủ
Giấc ngủ giúp cơ thể và não bộ phục hồi sau ngày dài hoạt động. Mộng du là một trong những hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi ngủ. Không chỉ mộng du, con người còn có những hành động kỳ quái khác khi ngủ.
Không chỉ bước đi, con người có có thể thực hiện một số hành động kỳ lạ khác khi đang ngủ - SHUTTERSTOCK
Ăn
Nếu người bị mộng du sẽ bước đi khi đang ngủ thì người bị chứng rối loạn ăn uống liên quan với giấc ngủ đêm sẽ thực sự ăn khi họ đang ngủ. Khi tỉnh dậy, họ sẽ hoàn toàn không có ký ức gì về bữa ăn đó, theo Health24.
Người mắc bệnh này có thể đối mặt tình trạng tăng cân không giải thích được. Nếu được chẩn đoán đúng bệnh, một số loại thuốc có thể điều trị căn bệnh này, các chuyên gia cho biết.
Co giật
Ngay cả khi đang ngủ, cơ thể chúng ta vẫn có thể xuất hiện cảm giác như thể đang bị ngã và phản ứng co giật. Hiện tượng này gọi là giật cơ khi ngủ, tức là sự co thắt cơ không chủ đích xảy ra khi chúng ta đang ngủ.
Một số chuyên gia tin rằng các yếu tố như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, uống caffeine, thiếu ngủ hoặctập luyện cường độ cao vào buổi tối có thể làm tăng tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của những cơn co giật cơ này, theo Health24.
Nếu tính trạng này xuất hiện nghiêm trọng đến mức làm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ thì hãy tìm đến bác sĩ để điều trị, các chuyên gia khuyến cáo.
Tê liệt khi ngủ
Hiện tượng này xuất xảy ra khi một người tỉnh ngủ nhưng dường như chỉ có đầu óc họ là tỉnh, trong khi toàn thân không thể cử động được. Họ không thể mớ mắt, di chuyển chân tay hoặc la hét. Đây đều là những triệu chứng của tê liệt khi ngủ.
Người bị rơi vào trạng thái tê liệt khi ngủ có thể cảm nhận được môi trường xung quanh nhưng họ không thể di chuyển được cơ thể, theo Health24.
Nói chuyện
Tự nói chuyện trong khi đang ngủ không phải là hiện tượng hiếm xảy ra. Câu nói mớ đó đôi khi là một câu đứt quãng khó hiểu, nhưng đôi khi là một câu đầy đủ.
Những người thường xuyên nói mớ khi ngủ có thể mắc một chứng rối loạn giấc ngủ gọi là somniloquy, Health24 dẫn lời bác sĩ tiến sĩ Joyce Lee-Ionotti tại Trung tâm Y tế Đại học Banner ở Phoenix, bang Arizona (Mỹ) cho biết.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết nhiều về hiện tượng này, tại sao nó xảy ra và những gì đang diễn ra với bộ não. Người mắc somniloquy có thể nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng cũng có thể nói bằng loại ngôn ngữ khác mà họ biết, theo Health24.
Theo thanhnien
Sinh viên Tây Bắc hào hứng học tiếng Anh Cứ vào đợt nghỉ hè, ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) lại có lớp tiếng Anh tình nguyện do sinh viên năm thứ 3, thứ 4 khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tây Bắc đứng lớp dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa. Sinh viên khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tây Bắc Đây là sáng tạo trong hoạt động...