Cô gái Mường xinh xắn và hành trình nhọc nhằn “đánh thức” rau hữu cơ
Ngày nào cũng có 5-6 ô tô tải chở rau từ Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình về xuôi. Bà con người Mường đã biết trồng rau hữu cơ, biết làm hàng hóa tốt hơn để tiêu thụ được giá hơn.
Đinh Quyết, Chủ nhiệm HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến khá lạ lẫm. Cô gái người Mường này đã dám nghĩ, dám làm và quyết tâm giúp bà con quê mình thoát nghèo. 30 hộ dân thuộc HTX đều tham gia trồng rau hữu cơ. “Chỉ có cách làm sạch, mới có hy vọng đánh thức được vùng quê hẻo lánh vốn giàu tiềm năng này”, Đinh Quyết chia sẻ.
Mạnh mẽ, năng động là những gì tôi cảm nhận được về cô gái đất Mường này. Sáng, trưa, chiều, Quyết lăn lộn vào từng ruộng rau, từng vườn của bà con để động viên bà con lao động sản xuất.
Những luống rau hữu cơ được trồng trên đất Quyết Chiến.
Chiều tối, Quyết và các thành viên HTX lại hối hả đóng hàng rồi chất lên xe chở rau sạch về Hà Nội bán. Lăn lộn với công việc cả ngày, nhưng Quyết lại không cảm thấy mệt, ngược lại Quyết luôn vui vẻ và tự hào vì mình đang góp phần xây dựng quê hương.
Bà con người Mường ở Quyết Chiến đang dần thay đổi cách làm, họ đã chuyển sang trồng rau hữu cơ trái vụ.
Hiện HTX có rau su su, riêng 2 mặt hàng bắp cải và củ cải đều được trồng trái vụ nên HTX bán rất được giá 16.000đ/1kg. Rau su su mỗi ngày chở đi 2 ô tô với cả chục tấn hàng. Lượng hàng mang đi tiêu thụ chưa thật là nhiều, nhưng với bà con người Mường nơi đây nó đã là một bước tiến dài trên hành trình đưa đặc sản quê hương về Thủ đô.
Video đang HOT
Từ khi vào HTX, các xã viên làm ăn chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. Từ việc chăm sóc vườn rau, đến giờ giấc giao hàng rồi cách đóng gói cũng cẩn thận và bắt mắt hơn. “Chúng tôi phải thay đổi cách trồng rau và tiếp cận việc bán hàng. Đó là cách duy nhất để bà con nơi đây thoát nghèo và làm giầu trên đồng đất quê hương mình”, Quyết chia sẻ.
Chủ nhiệm HTX Đinh Quyết đã dám nghĩ dám làm.
Quyết chiến là xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Nơi này được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành và đồng đất mênh mông. Bao năm qua, bà con người Mường bới đất, lật cỏ, chịu khó làm lụng vậy mà cuộc sỗng vẫn khó. Sau những ngày vất vả trên nương, trên rẫy, Quyết đã dần thay đổi suy nghĩ, mình không thể làm theo cách của ông bà mãi được.
Su su và củ cái được đóng gói, phân loại để đưa về Thủ đô.
Từ khi ở phố rộ lên phong trào sử dụng sản phẩm sạch, qua báo, đài, Quyết đã nhận ra lợi thế của quê hương mình. Trồng rau chính vụ khó bán, nhưng nếu trồng được rau sạch trái vụ sẽ thắng lớn. Trong khi đó, Quyết Chiến ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển sẽ rất phù hợp cho việc này. Cái đầu nghĩ vậy là Quyết quyết làm cho được. HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ra đời là nhằm mục đích đó.
HTX mới ra đời được vài tháng, nhưng Quyết đã nhận được sự ủng hộ của bà con. Từng chuyến ô tô chở rau hữu cơ rời Quyết Chiến là bà con có thêm thu nhập. Hầu như chiều nào, tự tay Quyết xếp hàng, lựa chọn hàng rồi cho lên xe, Quyết mới yên tâm nghỉ ngơi.
Sự ra đời của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến sẽ là giải pháp quan trọng kết nối bà con nông dân cùng làm rau sạch.
Giờ HTX mới có 3 mặt hàng chính là rau su su, quả su su, bắp cải, củ cải… Khởi đầu là vậy, nhưng cô gái người Mường này đã lên kế hoạch sẽ sản xuất nhiều loại rau trái vụ khác. Bởi lẽ nó là con đường duy nhất giúp bà con nơi đây tiêu thụ được nông sản với giá cao.
Về lâu dài, Quyết đã nghĩ đến việc xây dựng những vườn rau công nghệ cao. Cái khó mà Quyết gặp phải là nguồn vốn chưa biết kiếm nơi nào. “Trước mắt cứ để cho bà con tập với việc sản xuất rau sạch đã. Khi đã có thương hiệu, sản phẩm nhiều lên, chắc chắn chúng tôi sẽ có vốn. Tôi tin rằng sản xuất sạch là con đường duy nhất để bà con người Mường nơi đây bứt phá”, Quyết chia sẻ.
Theo Danviet
Hợp tác xã ở Đức có gì đặc biệt?
Với hệ thống hợp tác xã (HTX) phát triển theo chuyên môn hóa, các HTX ở Đức đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Bằng các giải pháp đúng đắn các HTX tại Đức đã tối đa hóa lợi ích các thành viên...
Doanh thu từ HTX đạt tới 50 tỷ USD
Ông Christian Staacke- Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ phát triển HTX của DGRV tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX tại Đức. Ảnh: Phú Lãm
Không thay thế kinh tế hộ
Các HTX nông nghiệp ở Đức không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hay kinh tế tư nhân. HTX chủ yếu cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ cho các thành viên. Lợi ích kinh tế thiết thực trực tiếp, lâu dài. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên các thông tin thị trường, giúp cho các sản phẩm của thành viên luôn đổi mới, xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu các HTX đã tối đa hóa lợi ích các thành viên.
Chia sẻ tại hội thảo "Vai trò của HTX và kinh nghiệm từ các HTX ở Đức" mới diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia Đức cho biết, nước Đức có hệ thống HTX đa dạng hoạt động theo chuyên môn hóa gồm: HTX nông nghiệp Raiffeisen; HTX giao thông vận tải; Ngân hàng HTX; Hệ thống liên kết tài chính các ngân hàng HTX; HTX Thương mại dịch vụ tiểu thủ công nghiệp; HTX tiêu dùng và dịch vụ...
Ngành nông nghiệp Đức hiện có 17 triệu ha đất canh tác. Toàn quốc có 260.000 doanh nghiệp (DN) có diện tích canh tác lớn hơn 5ha. Bình quân 59ha/trang trại; khoảng 50% nông dân (135,400 người) làm việc toàn thời gian.
Tổng doanh thu các HTX nông nghiệp của Đức năm 2010 đạt 38 tỷ euro (khoảng 50 tỷ USD). Sở dĩ, ngành nông nghiệp Đức có những bước phát triển nhảy vọt bởi trong cơ cấu ngành có sự đóng góp quan trọng của Liên đoàn HTX Raiffeisen CHLB Đức (DGRV). Hiện nay, DGRV tại Đức gồm 5 liên đoàn cấp khu vực; 17 HTX đầu mối về Cung ứng và Phân phối; 2.299 HTX Raiffeisen (gồm 981 HTX hàng hóa và dịch vụ; 553 HTX Raiffeisen khác và 765 HTX nông nghiệp).
Là thành phần quan trọng của nền kinh tế, các HTX tại Đức (khoảng 18 triệu thành viên) đang quản lý 400 xưởng máy nông nghiệp; 715 đại lý cung ứng vật liệu xây dựng; 1,600 chợ Raiffeisen; 250.000ha đất canh tác cây trồng cho DN sản xuất năng lượng; 5 triệu tấn phân bón tại Đức; 1.600 siêu thị kinh doanh vật liệu, nông cụ; 670 siêu thị xây dựng, điện máy; 850 cửa hàng xăng dầu...
Nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao
Ông Christian Staacke- Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ phát triển HTX của DGRV tại Việt Nam cho biết, các HTX tại Đức hiện thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường; điều tiết các thị trường địa phương và khu vực; tư vấn định hướng theo sản phẩm; cho vay vốn; cung ứng và tư vấn cho thị trường giao thương; mua bán vật tư nông nghiệp; thu mua và lưu trữ nông sản...
Đồng thời, vị chuyên gia này đúc kết 3 nguyên tắc "vàng" phát triển HTX: Nguyên tắc "Tự chịu trách nhiệm" (các thành viên tự nguyện đóng góp tài chính, các nguồn lực khác hỗ trợ lẫn nhau); "Tự quản lý" (tự tổ chức dựa trên điều lệ, quy chế, thông qua đại hội thành viên để thống nhất điều lệ, bình chọn ban lãnh đạo. Mọi thành viên đều có thể trở thành lãnh đạo HTX); "Tự chịu trách nhiệm" (thành viên phải đóng góp tài chính theo nhu cầu phát triển của HTX. Tất cả các thành viên chịu trách nhiệm cho sự thành công, thất bại của HTX).
Ông Ulrich Werner (cố vấn cao cấp GRGV) chia sẻ, có sự phát triển như vậy đối với khu vực HTX ở Đức là nhờ chủ trương, chính sách xây dựng nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao và bền vững. Ngoài ra, nông nghiệp được giao nhiệm vụ mới: Cấp các sản phẩm nguyên vật liệu cho công nghiệp; thực hiện bảo tồn chăm sóc môi trường; hơn 30% diện tích đất canh tác nông nghiệp được khai thác, sử dụng theo phương pháp ít tổn hại nhất đến môi trường. Hiện nay, các chính sách nông nghiệp của Đức do Ủy ban châu Âu quyết định. Nhưng, nhà nước Đức vẫn có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho các HTX" - ông Werner nói. n
Theo Danviet
Biến nông trang thành địa điểm du lịch xanh giữa Sài Gòn Không chỉ áp dụng kỹ thuật nông nghiệp hiện đại để cho nông sản giá trị cao, một nông trại tại TP.HCM còn biến hoạt động sản xuất của mình thành mô hình giáo dục - du lịch kết hợp thu lại lợi nhuận cao. Kế thừa kỹ thuật của cha ông Tọa lạc tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM,...