Cô gái mặt “mỏ chim” lấy chồng khỏe mạnh, đẻ con ai cũng tò mò xem mặt rồi lắc đầu
Cứ ngỡ may mắn sẽ đến lần thứ hai trong lần sinh con tiếp theo, thế nhưng khi nhìn gương mặt “mỏ chim” của con trai, bà mẹ đã không kìm được nước mắt hối hận.
Lấy chồng, sinh con là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi người phụ nữ và niềm hạnh phúc này càng được nhân lên gấp bội với một người mẹ bị dị tật như chị Vương Hạ (SN 1994, sống tại thị trấn Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Tuy nhiên không chị lại không được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi lên chức mẹ lần 2.
“Tôi mắc hội chứng mặt “mỏ chim”. Tôi chưa bao giờ nghĩ nó lại di truyền sang con. Tôi chỉ muốn con mình được lớn lên trong sự hạnh phúc.”, Vương Hạ tự trách bản thân sau khi sinh con trai thứ hai.
Vương Hạ kết hôn với người đàn ông đẹp trai, khỏe mạnh bình thường.
Gia đình nhỏ hiện tại.
Được biết, Vương Hạ từ lúc chào đời đã mắc phải hội chứng Seckel (hay còn gọi là “người lùn, mặt mỏ chim”). Hội chứng này là một loại rối loạn di truyền khiến người mắc phải có ngoại hình bất thường, đầu nhỏ, cân nặng, chiều cao thấp, khuôn mặt hẹp, mắt to, mũi khoằm như mỏ chim và hàm trễ xuống, thậm chí khuyết tật trí tuệ.
Sở dĩ Vương Hạ mắc phải hội chứng này là do thời kỳ bố mẹ cô còn lạc hậu, chưa hiểu biết nhiều về kiến thức sinh sản và lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh liều nặng trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, Vương Hạ khá may mắn khi không bị khuyết tật gì về trí não, chỉ có ngoại hình khác với người bình thường.
Video đang HOT
Vương Hạ khá may mắn khi không bị khuyết tật gì về trí não.
Đến năm 18 tuổi, Vương Hạ gặp anh Nguyên Đại Bảo, người đàn ông hơn cô 6 tuổi và hoàn toàn khỏe mạnh. Dù biết cô bị mắc hội chứng “mặt mỏ chim” nhưng anh Nguyên vẫn quyết định kết hôn.
Sau 1 năm kết hôn, cả hai vợ chồng Vương Hạ cùng đón chào cậu con trai đầu lòng. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý khi được bác sĩ cảnh báo rằng đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị di truyền từ mẹ nhưng khi thấy con nhỏ hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu của hội chứng Seckel, Vương Hạ và chồng đã rất vui mừng.
Sau 1 năm kết hôn, cả hai vợ chồng Vương Hạ cùng đón chào cậu con trai đầu lòng khỏe mạnh bình thường.
Điều may mắn này khiến cặp vợ chồng chị Hạ tin chắc rằng nếu có em bé tiếp chắc chắn cũng sẽ khỏe mạnh mặc cho y bác sĩ và người nhà liên tục khuyên ngăn Vương Hạ không nên đẻ thêm con. Và đến cuối năm 2018, khi đứa con trai thứ hai chào đời, cả hai đã chết lặng vì tiếc nuối tự trách bản thân vì sự chủ quan của mình. Ngày chị đi đẻ, người thân gia đình cùng rất nhiều hàng xóm đều tò mò về đứa trẻ. Khi nhìn mặt, ai cũng lắc đầu tiếc nuối vì đã khuyên chị không nên sinh thêm con.
Do cậu bé mắc phải hội chứng di truyền của mẹ nên khuôn mặt và cơ thể của em phát triển một cách bất thường. Điều này khiến gia đình nhà chồng Vương Hạ cảm thấy buồn bã, thậm chí có ý định cho đứa trẻ đi. Thế nhưng, anh Nguyên và chị Hạ đều không đồng ý.
Em bé thứ 2 bị dị tật giống mẹ.
“Tôi rất buồn khi sinh con ra bị bệnh giống mình. Tất cả là lỗi của tôi nhưng tôi không hối hận. Tôi không muốn bỏ bất cứ đứa con nào. Ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và bình an”, Vương Hạ đau lòng tâm sự.
Hiện nay, con trai thứ hai của vợ chồng Vương Hạ đã gần 2 tuổi. Tuy có ngoại hình khác lạ, nhưng vẫn luôn vui tươi, hoạt bát vì có anh trai luôn yêu thương và bố mẹ bên cạnh chăm sóc. Vương Hạ cũng cho biết thêm, bản thân chỉ cần nhìn thấy hai đứa con khỏe mạnh lớn lên thì dù khó khăn đến mấy cô cũng vượt qua.
Vương Hạ cho biết, bản thân chỉ cần nhìn thấy hai đứa con khỏe mạnh lớn lên thì dù khó khăn đến mấy cô cũng vượt qua.
Nguyên nhân bệnh Hội chứng Seckel (người lùn, mặt mỏ chim)
Đây là một rối loạn di truyền liên quan đến đột biến gen của một trong ba nhiễm sắc thể khác nhau. Có rất nhiều trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng Seckel sinh ra đêu có cha mẹ la nhưng ngươi co quan hê ho hang gân gui vơi nhau như anh chị em ho gần đơi nhât hoặc anh chị em ruột.
Hội chứng người tí hon còn là một rối loạn di truyền nhiễm sắc thể mang đặc tính lặn, nghĩa là hội chứng này chỉ xảy ra khi trẻ được thừa hưởng gen bất thường tương tự từ cả cha và mẹ. Nếu trẻ nhận được một gen bình thường và một gen bất thường, trẻ sẽ là người mang gen bệnh nhưng thường không có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
Trong trường hợp có cả cha lẫn mẹ có đột biến nhiễm sắc thể tương tự cho hội chứng Seckel, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Seckel là 25% và nguy cơ sinh con mang gen của hội chứng này là 50%.
Bố mẹ vợ gửi cho 3 con vịt, chồng bĩu môi "lần sau đồ tử tế mới nhận" và lời đáp lại của vợ lại khiến anh ngượng chín mặt
"Nhà có việc, bố mẹ vợ phải gọi điện lên thông báo trước cả tuần lão mới cho vợ con về. Ông bà ngoại thương con nhớ cháu giữ ở lại một hai ngày mà không bao giờ lão đồng ý...", người vợ kể lại.
Tôn trọng, đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể giữ gìn không khí gia đình hòa thuận. Đặc biệt với mỗi người phụ nữ, sau khi kết hôn họ không mong mỏi gì hơn là được chồng thấu hiểu, biết chăm sóc nhà vợ giống như họ tận tâm với bố mẹ chồng.
Khi tâm nguyện đó không đạt, họ sẽ thấy hụt hẫng bên chính người đàn ông mình chọn làm chồng giống như cô vợ trong câu chuyện dưới đây. Vì quá bất mãn với chồng vô tâm, cô đã vào mạng xã hội than thở: " Ngẫm lại mới thấy các cụ nói cấm sai, đẻ con gái trăm đường thiệt. Ví như bố mẹ em đây, từ ngày con gái đi lấy chồng, họ như mất con. Em chẳng báo hiếu đỡ đần gì được, ngược lại chỉ làm ông bà thêm nặng gánh.
Bài chia sẻ đang thu hút sự chú ý của nhiều người
Cũng tại chồng em sống vô tâm với nhà vợ. Trong tư tưởng của lão, phụ nữ lấy chồng là hoàn toàn thuộc về nhà chồng nên sau cưới có mấy khi lão cho em về nhà ngoại đâu. Trừ khi nhà có việc, bố mẹ vợ phải gọi điện lên thông báo trước cả tuần lão mới cho vợ con về. Ông bà ngoại thương con nhớ cháu muốn giữ mẹ con em ở lại chơi thêm 1 hai hôm, chẳng bao giờ lão đồng ý.
Nói chung chồng em sống ích kỷ lắm, nhà ngoại thì lão lạnh nhạt thế. Ngược lại với bên nội, lúc nào lão cũng yêu cầu vợ phải tận tâm, cấm xao nhãng. Không ít lần em góp ý, nặng có nhẹ có mà không ăn thua.
Hôm cuối tuần vừa rồi bố mẹ em gửi đồ quê theo xe lên. Em bận việc không ra bến lấy được mới bảo lão ra nhận. Lúc về, mở thùng xốp thấy bên trong có mấy mớ rau sạch với 3 con vịt cỏ. Vịt ông bà nuôi thóc, không cho ăn tí cám nào nên gầy nhưng được cái sạch, đảm bảo. Không những thế, biết vợ chồng em đi làm suốt, không có thời gian thịt, mẹ em còn làm sẵn đóng hộp. Em chỉ việc rửa lại mang ra chế biến thế nào là tùy.
Ai ngờ chồng em nhìn mấy con vịt rồi cằn nhằn: 'Lần sau hỏi rõ ông bà gửi gì hãy nhận. Cho đồ tử tế mới lấy, không thì thôi. Mất công đi lại'.
Nghe cách nói chuyện của lão làm em tức điên. Dùng đúng từ là thái độ vô ơn. Ức chế, em cho vịt vào xoong rồi đứng sát mặt chồng bảo: 'Anh nói xem thế nào là đổ tử tế, đồ không tử tế. Bố mẹ vất vả nuôi được con vịt con gà nào cũng gửi lên cho vợ chồng mình. Có khi ông bà còn chẳng dám ăn, nhường nhịn hết cho con cho cháu.
Người ta vẫn bảo của 1 đồng, công 1 nén. Anh đã không biết trân trọng, không cảm ơn bố mẹ vợ thì thôi còn ăn nói kiểu đó. Nếu bố mẹ nghe thấy những lời này của anh họ sẽ nghĩ gì?'.
Ảnh minh họa
Nói xong em mang vịt đi luộc không rằng không nói thêm 1 lời nào nữa. Lão đứng tần ngần 1 lúc chắc cũng nhận ra mình sai nên nhặt mấy mớ rau bố mẹ em gửi lên cho vào tủ lạnh rồi lẳng lặng vào phòng lấy điện thoại gọi về cho ông bà ngoại. 1 là báo tin đã nhận được đồ, 2 là cảm ơn ông bà. Tí tới bữa, vừa ngồi xuống mâm lão gắp thịt vào bát luôn rồi khen ngon rối rít. Em thấy thế liếc xéo, nói mát: 'Sao bảo đồ không tử tế mà cũng ăn à?'.
Lão nhìn em cười hề hề coi như làm hòa đấy các chị ạ. Tính lão vậy, không bao giờ biết nói lời xin lỗi".
Xung quanh cuộc sống hôn nhân có rất nhiều mối quan hệ cần được vợ chồng chăm sóc, vun vén. Trong đó quan trọng nhất là đối xử hai bên nội ngoại phải công bằng như nhau. Đặc biệt, khi lấy chồng phụ nữ thường chịu thiệt nhiều hơn. Điều đầu tiên ai cũng nhìn ra là họ phải rời xa nhà đẻ, tận tâm dốc sức chăm lo cho nhà chồng mà không thể ở bên báo hiếu người trực tiếp sinh ra mình. Thế nên điều họ mong mỏi chính là được chồng thấu hiểu, biết quan tâm, trân trọng gia đình bên ngoại giống như cách họ đối xử với nhà chồng. Nếu các anh làm được như vậy, tin rằng người vợ nào cũng mãn nguyện, sẵn sàng cả đời gắn bó, hi sinh vì chồng.
Bị chồng mắng "ăn tiêu như phá mả" vì tháng đưa 15 triệu vẫn phải ăn cơm đậu phụ luộc, vợ lẳng lặng đưa "bằng chứng" khiến anh im bặt "Tối ấy đi làm về, nhìn mâm cơm em dọn sẵn chỉ có mỗi đĩa rau luộc, đĩa đậu luộc, anh trợn mắt quát vợ", người vợ kể... Hôn nhân cần nhất là sự tôn trọng tin tưởng giữa hai vợ chồng, nhất là trong chuyện tiền nong kinh tế nếu không rất dễ dẫn đến rạn nứt gia đình. Giống như câu...