Cô gái mang tấm thảm “chưa bao giờ được giặt” đi ngâm xà phòng tẩy uế, kết quả sau 24 tiếng hì hục khiến ai nấy sốc tận óc
Những ngày cuối năm đang đến gần, người người nhà nhà lao vào dọn dẹp, giặt giũ nhưng rơi vào cảnh khiếp đảm thế này thì trầm cảm mất…
Mới đây, một đoạn video được đăng tải bởi tài khoản TikTok có tên @annachiowo đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng chỉ sau vài giờ vì những hình ảnh “sốc tận óc” trong màn giặt thảm “kinh điển” mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng nổi da gà.
Theo đó, một nhóm sinh viên 3 người cùng thuê chung một căn nhà để ở. Cả 3 rất thích tấm thảm đặt ở phòng khách, nhưng sau khi nhận ra rằng nó chưa bao giờ được làm sạch, họ quyết định đã đến lúc phải “tẩy uế” cho nó. Thay vì mang ra tiệm nhờ giặt hộ, họ bảo nhau tự giặt tấm thảm để tiết kiệm chi phí, dù sao thì sinh viên cũng chẳng mấy dư giả. Nhưng nào ngờ, ý tưởng đó đã dẫn cả 3 đến một cảnh tượng kinh dị không tưởng.
Những cô nàng sinh viên quyết định giặt tấm thảm.
Đầu tiên, họ đặt tấm thảm vào chiếc bồn tắm, may thay là nó vừa với kích thước chiếc bồn. Sau đó, họ đổ các sản phẩm tẩy rửa kèm xả nước nóng vào bồn để ngâm qua đêm.
Chỉ sau một vài phút, nước bắt đầu chuyển sang màu nâu khi bụi bẩn lâu năm bắt đầu phai ra. Nửa giờ sau, nước hoàn toàn chuyển thành màu đen kịt, vẫn có bọt xà phòng nổi bên trên và một lớp cáu bẩn xuất hiện xung quanh bồn tắm.
Cảnh tượng khiến bất kỳ ai cũng nổi da gà.
Video đang HOT
Sau 1 giờ đồng hồ, họ xả hết nước và bắt đầu giặt lại tấm thảm. Sau đó, họ thực hiện một bước quan trọng là nhảy luôn vào bồn tắm để có thể để vắt hết nước thừa và cặn bẩn. Tiếp đó là thời gian cho một lần ngâm khác, và lần này họ để nó qua đêm.
Khi họ quay trở lại vào sáng hôm sau, nước đã chuyển sang màu nâu kinh tởm. “Sau khi nhận ra nó quá bẩn so với tưởng tượng ban đầu, chúng tôi đã quyết định ngâm nó qua đêm. Quá nhiều cặn bẩn khi nước rút cạn”.
Các cô gái tiếp tục làm sạch cả lớp viền tua rua xung quanh tấm thảm dù biết nó không cần thiết.
“Điều này có cần thiết không? Có lẽ là không, nhưng rất hài lòng”, một người nói.
Sau đó, họ mang tấm thảm ra ngoài để phơi trong vườn, nhưng nhận được nhiều lời nhắn nhủ từ cư dân mạng rằng tấm thảm này sẽ không bao giờ khô nếu không được sấy bằng máy.
Tuy nhiên, ai cũng phải mãn nhãn với màn giặt giũ tấm thảm “bẩn nhất quả đất” này. Sau khi được giặt sạch, hoa văn trên tấm thảm cũng hiện lên rõ rệt hơn. Nó cho thấy một con rồng xanh tuyệt đẹp được bao quanh bởi hoa và lá.
Nhóm sinh viên viết: “Không nhiều màu sắc như chúng tôi hy vọng, nhưng họa tiết rất đẹp”.
Trong clip cuối cùng, các sinh viên đã khoe tấm thảm trong phòng khách của họ, và nó trông sáng sủa hơn rất nhiều. Bà chủ nhà có lẽ sẽ rất tự hào với những người thuê nhà sạch sẽ, lại có tâm thế này!
Trò vào học online trễ bị giáo viên đánh vắng, năn nỉ thì nhận về dòng tin nhắn cực phũ từ thầy
Tình huống học online này đang gây chú ý trên mạng xã hội.
Nhà xa, đi đường vất vả, tắc đường, hỏng hóc xe cộ... đi muộn có thể hiểu được. Nhưng tại sao có một câu hỏi cực kỳ quen thuộc mà năm qua chẳng mấy ai trả lời được: Học online cũng đi học muộn, tại sao vậy?
Thời đi học, danh sách đi học muộn hầu hết là những bạn nhà xa trường. Lý do là đôi khi ngủ thêm chút nữa... nhưng nhà xa và dẫn đến kết quả đi muộn. Hiện tại, học online đã giải quyết phần nào vấn đề về khoảng cách nhưng vẫn có những sự cố hy hữu vào học trễ, muộn... khiến cho các giảng viên đôi lúc cảm thấy khó chịu.
Đơn cử như tình huống dưới đây, một nhóm bạn sinh viên vì vào học trễ quá 15 phút xin vào lớp. Xin mãi không được vào nên các bạn trên đã nhờ một bạn cùng lớp nhắn tin cho thầy giáo để xin "duyệt" vào lớp. Nhưng thầy giáo đã nhanh chóng nhắn lại "Không phải. Do thầy không muốn cho tụi nó vào".
Đoạn tin nhắn giữa thầy giáo và bạn sinh viên (Nguồn ảnh: Nguyễn Tâm)
Chia sẻ về câu chuyện trên, bạn Nguyễn Tâm chia sẻ: "Vì các bạn vào trễ quá 15 phút mà thầy đã quy định từ những buổi học đầu tiên rằng mỗi sinh viên chỉ được vào sau 5 phút từ khi buổi học bắt đầu nên thầy giáo mới để các bạn ở ngoài phòng chờ".
Thầy giáo cũng giải thích rõ ràng lý do không cho các bạn vào trên đoạn tin nhắn, là do các bạn vào muộn, đã vào muộn còn đổi thừa thầy không cho vào.
Thầy giáo còn cảnh báo rằng "Chúc các em may mắn kỳ sau" nhằm ngụ ý nếu vắng quá số buổi hoàn toàn các bạn có thể rớt môn. Bởi thực chất, ở Đại học, các sinh viên chỉ được vắng không quá 20% tổng số tiết, nghĩa là chỉ cần vắng 2 - 3 buổi là hoàn toàn có thể không được thi cuối kỳ và phải học lại môn học này vào kỳ sau.
Để nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi học muộn của hầu hết sinh viên trên các giảng đường đại học thì hầu như mọi người đều cho rằng là do ý thức. Nhiều bạn thức khuya học bài, chơi game, xem phim, quản lý thời gian không đúng cách dẫn đến tình trạng mệt mỏi, không thể dậy để đi học sớm vào sáng mai hoặc có tham gia học tập cũng khó mà tập trung.
Đi học trễ đã trở thành vấn đề suốt bai năm qua (Ảnh minh họa)
Học online dẫn đến các tình trạng điểm danh dễ dàng, không biết sinh viên có đang học hay không. Từ đó, đòi hỏi các trường có nhiều biện pháp mạnh tay với các sinh viên đi học muộn như phạt điểm, không điểm danh, khi học online có thể không cho sinh viên vào lớp. Cách của thầy giáo xem ra là một giải pháp thiết thực và cụ thể dành cho nhiều giảng viên nên lưu ý học hỏi.
Dưới bài viết, rất nhiều cư dân mạng bày tỏ về vấn đề này. Một số bình luận như sau:
- "Thật ra là do các sinh viên quá quen với đi học muộn, bởi trên giảng đường thầy cô thường điểm danh vào cuối tiết nên các bạn quá quen với việc đi học trễ rồi lẻn vào học nên khi học online các bạn vẫn giữ thói quen ấy".
- "Thầy giáo làm thế hợp lý vì cũng đã quy định từ sẵn, không ai cãi được".
- "Trước bảo nhà xa trường đi học trễ còn được. Giờ học onine bảo trễ khó giải thích lắm".
Nguồn: Trường Người Ta
Sinh viên Y học cách hô hấp nhân tạo: Vừa nhìn mặt ma nơ canh đã đau tim muốn ngất xỉu, quả "bệnh nhân" này dọa người quá "Bệnh nhân" này đặc biệt quá! Y là ngành học đặc thù, mất rất nhiều thời gian đào tạo. Khối lượng kiến thức quá nhiều và phức tạp, học cả lý thuyết lẫn thực hành nên sinh viên ngành Y có rất ít thời gian để nghỉ ngơi. Không như nhiều ngành học khác, giáo trình của sinh viên ngành Y thường tính...