Cô gái Malaysia bị cấm vào thư viện vì để lộ dây áo lót
Chiếc áo ngực đã gây ra nhiều tranh cãi hơn bất kỳ loại trang phục nào khác và là tâm điểm của hàng loạt phong trào nữ quyền trong hơn 100 năm qua.
Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, Korea Herald nói về những tranh cãi xung quanh quy định trang phục của các cơ sở công cộng đối với phụ nữ và nguồn gốc, sự phát triển của phong trào nữ quyền No Bra.
Sáng 12/8, cô sinh viên người Malaysia Syarifah Amin mang những cuốn sách luật nặng gần 4 kg đến Thư viện Kuala Lumpur. Cô đã rất háo hức trước khi bị nhân viên chặn đường. Lý do là đường dây áo ngực của cô lộ rõ qua chiếc áo blouse trắng dài tay – một hành vi vi phạm quy định về trang phục của thư viện.
Tại Malaysia, điều cấm này được ghi rõ trong bảng nội quy ở các cơ sở công cộng do nhà nước điều hành.
“Hãy che chúng lại bằng một chiếc áo khoác”, nhân viên lễ tân và bảo vệ của thư viện nói.
“Tôi đang mặc áo dài tay và quần dài. Tôi sẽ không mặc áo len để che ‘đường hằn áo ngực’ của mình. Tôi thực sự chỉ muốn học”, Amin đã vô cùng thất vọng và tức giận khi viết những dòng này trên Twitter vào sáng cùng ngày.
Sinh viên Malaysia không được vào thư viện vì lộ dây áo ngực.
Fila Magnus, thành viên Malaysia của Mạng lưới Bình đẳng Giới Thanh niên Khối thịnh vượng chung (CYGEN), nói rằng vụ việc trên cho thấy sự thật đáng buồn. “Khi thế giới đang học cách sống với trạng thái ‘bình thường mới’, thật khó chịu vì Malaysia vẫn tiếp tục bị mắc kẹt với một ‘chuẩn mực’ và từ chối bước tiếp”, Magnus nói.
“Việc ngăn một phụ nữ trẻ tiếp cận các cơ sở công cộng vì để lộ dây áo ngực cho chúng ta thấy rất rõ ràng rằng nữ giới phải tuân theo các quy định trang phục cứng nhắc thay vì được phép tự do lựa chọn mặc những gì mình thích và tận dụng không gian công cộng để nghiên cứu, học tập”.
Thư viện bảo vệ hành động của mình và nói rằng mọi người phải tuân thủ quy định trang phục của họ. Các loại quần áo bị cấm khác bao gồm quần đùi, váy ngắn trên đầu gối và quần áo bó sát.
Tranh cãi xung quanh chiếc áo ngực
Nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ sự ủng hộ dành cho Amin. “Hoàn toàn vô lý khi bạn phải chịu đựng điều này”, “Rất nhiều người thích làm xấu hổ phụ nữ ở đất nước này, bảo vệ cái được gọi là khiêm tốn hơn là sự lễ phép và tôn trọng cơ bản”… là những bình luận của dân mạng về bài đăng của Amin.
Video đang HOT
Một số khác đứng về phía thư viện. “Thực ra không có gì sai nhưng bạn phải nhớ văn hóa Malaysia… Đối với người phương Tây thì không có vấn đề gì”, một người bình luận. Người khác viết: “Quy tắc là quy tắc”.
Những ý kiến trái chiều có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi chiếc áo ngực hay bra của phụ nữ – viết tắt của từ tiếng Pháp Brassiere, nghĩa đen là “áo khoác, áo vest của trẻ em” – đã gây ra không ít tranh cãi tương tự trước đó.
Các bài đăng ủng hộ no bra, khuyến khích sự tự do của phụ nữ trên mạng xã hội.
Tháng trước, nữ diễn viên Ấn Độ Samyuktha Hegde đã bị chế giễu vì mặc một chiếc áo lót thể thao trong khi tập luyện tại công viên công cộng ở Bangalore. Ngôi sao 22 tuổi đã chia sẻ một video trên Instagram cho thấy cô bị la mắng vì trang phục của mình. Một người bạn của cô thậm chí bị tấn công.
“Không đi sâu vào chi tiết của vụ việc nhưng những gì xảy ra với chúng tôi là hoàn toàn sai. Đã đến lúc xã hội ngừng quấy rối phụ nữ vì những gì chúng tôi mặc. Thật đáng lo ngại khi liên tục bị quấy rối như vậy và tôi không muốn bất kỳ người phụ nữ nào khác phải trải qua tổn thương này”.
Công khai vụ quấy rối lên mạng xã hội, Samyuktha hy vọng mọi người sẽ phải suy ngẫm về cách phụ nữ bị đối xử và hậu quả của việc giữ gìn chuẩn mực hà khắc.
“Tôi hy vọng rằng có một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng tôi và một không gian an toàn để chúng tôi chỉ là chính mình và tiếp tục làm những gì chúng tôi yêu thích”.
Hầu hết phụ nữ mặc áo ngực vì thời trang hoặc văn hóa. Ngày càng nhiều người đã từ bỏ thứ đồ lót này khi họ làm việc tại nhà trong thời gian bùng phát Covid-19.
Thực tế, các nhà nữ quyền luôn đặt câu hỏi về nỗi ám ảnh của xã hội đối với áo lót, cũng như bộ ngực của phụ nữ.
Các nhà hoạt động nữ quyền kêu gọi đốt áo ngực để phản đối cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm 1968.
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, 8/3/2017, vlogger người Canada có 1,5 triệu follower, Lilly Singh, đã khởi động cuộc thi #BraToss, kêu gọi phụ nữ cởi và ném bỏ bra để biểu thị sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, trước khi những hashtag #FreeTheNipple và #NoBra ra đời, các phong trào nữ quyền liên quan đến chiếc áo ngực đã xuất hiện. Từ năm 1873, Elizabeth Stuart Phelps, tác giả nữ quyền đầu tiên của Mỹ, đã kêu gọi phụ nữ đốt áo nịt ngực nhân danh quyền phụ nữ.
Cuộc cách mạng tình dục tràn qua phương Tây trong những năm 1960 và 1970, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho phong trào phát triển. Làn sóng no bra xâm nhập vào nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa đại chúng.
Nhà thiết kế người Mỹ gốc Áo Rudi Gernreich từng sử dụng thời trang để đưa ra những tuyên bố về giới tính và tình dục. Còn nhà nữ quyền người Anh gốc Australia Germaine Greer đã gọi áo ngực là “một phát minh lố bịch” trong cuốn sách xuất bản năm 1970 của bà mang tên The Female Eunuch.
Tại Hàn Quốc, nhiều phụ nữ nói với Korea Herald rằng khoảng thời gian thoải mái nhất trong ngày của họ là lúc trở về nhà và cởi bỏ chiếc áo ngực siết chặt cơ thể.
Tuy nhiên, một phong trào đang phát triển ở Hàn Quốc thời gian gần đây đã đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao sự thoải mái này của nữ giới chỉ có thể giới hạn trong nhà? Ngày càng nhiều phụ nữ tại xứ củ sâm tin rằng mặc áo ngực không phải là điều bắt buộc mà về cơ bản đó là sự lựa chọn và quyền quyết định của mỗi cá nhân.
Nhà triết học nữ quyền Yun-Kim Ji-young cho rằng phong trào No Bra đang phát triển, thể hiện sự phản kháng của nữ giới Hàn Quốc đối với những tiêu chuẩn khắt khe của xã hội.
Bà Yun chỉ ra phong trào chống lại các tiêu chuẩn làm đẹp, đập phá đồ trang điểm có tên là Escape the Corset, đã diễn ra vào năm 2016, cũng là một ví dụ về sự kháng cự này.
“Áo ngực là thứ kìm hãm cơ thể, một corset đúng nghĩa nhất. Vì người ta coi bộ ngực trần của phụ nữ là thứ khơi gợi tình dục với đàn ông nên cần phải che đậy. Nữ giới phải thích nghi với sự khó chịu và không có quyền lựa chọn. Thật bất công vì trách nhiệm bị đổ hết lên đầu nữ giới trong khi đàn ông và đôi mắt của họ hoàn toàn vô can”, bà Yun bày tỏ.
Cô nàng mặc quần áo chỉnh tề vẫn bị cấm vào thư viện vì lý do "lộ hàng", hóa ra là vấn đề rất nhiều chị em hay gặp
Cô nàng không hiểu mình bị "lộ hàng" ở chỗ nào trong khi cô đã mặc rất chỉnh tề và hoàn toàn "kín cổng cao tường".
Ngày 12/8 vừa qua, tài khoản Twitter có tên @SyarifahAmin, một phụ nữ người Malaysia, đã đăng tải một dòng trạng thái lên trang cá nhân và nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Chuyện là Syarifah Amin, người đồng sáng lập nhóm vận động chính sách thanh niên Malaysia vì sự bình đẳng giới (MYAGE), mặc một chiếc áo dài tay màu trắng bước vào thư viện Kuala Lumpur ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) để tìm tài liệu nghiên cứu thì bất ngờ bị một nhân viên bảo vệ và một lễ tân ngăn lại ở lối vào với lý do "áo ngực của cô bị lộ".
Chiếc áo mà Syarifah mặc khi bước vào thư viện.
Syarifah không hiểu mình bị "lộ hàng" ở chỗ nào trong khi cô đã mặc rất chỉnh tề và hoàn toàn "kín cổng cao tường". Cô hỏi lại thì được giải thích rằng vấn đề là ở chỗ đường viền chiếc áo lót của cô ở bên trong "nổi rõ" qua lớp áo trắng ngoài.
Họ yêu cầu Syarifah phải che đi vì bộ dạng của cô trông không được lịch sự lắm. Tuy nhiên, trước sự quả quyết của Syarifah, cuối cùng các nhân viên thư viện cũng chấp nhận và cho phép cô vào vì họ lo ngại rằng cô sẽ "làm ầm lên".
"Tôi đến đây để học. Tôi mặc áo dài tay và quần dài. Tôi sẽ không mặc áo len bên ngoài để che đi những đường viền áo ngực nổi lên của mình. Tôi thực sự chỉ muốn học", Syarifah nói.
Phản ánh về vụ việc trong một cuộc phỏng vấn với tờ World Of Buzz , Syarifah nói: "Đâu là kiểu trang phục mà họ cho là khiêm tốn ở những nơi công cộng?".
"Mọi người nên nghĩ thoáng hơn và ngừng áp đặt niềm tin của họ lên người khác", cô ấy nói và nhận định rằng đã đến lúc phụ nữ Malaysia ngừng bị kiểm soát mọi thứ.
Bài đăng trên Twitter của cô Syarifah đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng với 2.900 lượt thích, 1.700 lượt retweet và nhiều bình luận. Thực tế, đây không phải là sự cố của riêng Syarifah mà nhiều chị em cũng từng trải qua cảm giác ngượng ngùng vì áo ngực "nổi viền" như thế. Tuy nhiên, họ chưa đến nỗi bị cấm vào thư viện như cô nàng này.
Quy định về trang phục ở thư viện Kuala Lumpur.
Theo bài đăng trên Facebook của Thư viện Kuala Lumpur vào ngày 14/8, quy định về trang phục của cơ quan này được đưa ra nhằm "khắc họa rõ nét một xã hội văn minh dựa trên sự lịch sự và chỉnh chu. Bên cạnh quần áo "bắt mắt" và hở hang, váy dài trên đầu gối, quần áo có khẩu hiệu phản cảm, quần đùi, dép lê, đồ ngủ, mũ và quần bó cũng bị cấm. Những vị khách không tuân thủ quy định về trang phục sẽ không được phép vào thư viện".
Hiện phóng viên tờ AsiaOne đã liên hệ với Thư viện Kuala Lumpur để biết thêm thông tin.
Đây không phải là lần đầu tiên phụ nữ phải tuân theo những quy tắc ăn mặc ở Malaysia. Tháng 9 năm ngoái, 1 phụ nữ đã bị từ chối vào Phòng Thị thực Telok Intan vì nhân viên an ninh cho rằng cô mặc quần quá ngắn. Năm 2015, bệnh viện Sungai Buloh cũng đã xin lỗi khách hàng vì từ chối cho phép một khách hàng mặc quần soóc vào bệnh viện, trong khi bệnh viện không hề có quy định gì về trang phục.
Cận cảnh nhan sắc gợi cảm của nữ bác sĩ xinh đẹp nhất Hàn Quốc, CĐM phải cảm thán "Chỉ muốn ốm mãi không khỏi" Quả thật, nhan sắc của cô nàng bác sĩ này xứng đáng được liệt vào hàng cực phẩm. Mới đây thôi, cộng đồng mạng Hàn Quốc cũng như châu Á vừa bất ngờ khám phá ra nhan sắc cực phẩm của một cô nàng bác sĩ. Thậm chí, ban đầu, nhiều người còn chẳng dám tin rằng cô nàng là một bác sĩ...