Cô gái mắc bệnh xương giòn đến mức có thể gãy nếu hắt hơi
Hannah (24 tuổi) là vlogger dạy trang điểm đến từ Georgia, mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Xương của cô giòn đến mức có thể gãy nếu hắt hơi.
Ảnh minh họa
Phương Hà
Theo Barcroft TV/Zing
Con 6 ngày tuổi bị nhiễm virus RSV, mẹ Hải Phòng xót xa cảnh báo: "Với trẻ sơ sinh, đừng bao giờ chủ quan nghĩ chỉ đơn giản là cái hắt hơi nhẹ"
Sau khi đứa con bé bỏng vừa ra khỏi bụng mẹ chưa được bao lâu đã phải nhập viện vì virus RSV, bà mẹ trẻ đã lên tiếng cảnh báo để người lớn ý thức hơn nữa khi thể hiện tình yêu thương với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Với trẻ nhỏ, virus RSV là "kẻ thù đáng sợ" vì thực tế, nó đã gây ra không ít trường hợp thương tâm. Những cảnh báo từ phía chuyên gia, bác sĩ, từ truyền thông có lẽ vẫn chưa là đủ bởi ai cũng nghĩ đó là các trường hợp "con nhà người ta". Song đến khi chính con mình phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ loại virus đáng sợ này, các mẹ phải một lần nữa lên tiếng.
Mới đây, bà mẹ trẻ Mai Phương Thảo (hiện đang sinh sống tại Hải Phòng) đã đối mặt với tình huống không ai muốn đó là con mới lọt lòng được chưa đầy 1 tuần thì bị nhiễm virus RSV.
Bé Mây chào đời hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chỉ gần 1 tuần sau sinh, bé bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên bị ốm và sức khỏe chuyển biến xấu cực kì nhanh. Bé là con thứ 3 trong nhà, trên bé Mây có 1 bé 5 tuổi và 1 bé 2 tuổi. Điều đáng nói là khi phát hiện con bị nhiễm virus RSV, chị Thảo hết sức ngỡ ngàng vì làm mẹ lần 3, chị đã chăm sóc con hết sức cẩn thận, bé lại mới được vài ngày tuổi. Tất cả bắt nguồn từ những cái ôm, nụ hôn âu yếm của anh chị lớn trong nhà: " Chỉ có thể lây từ bọn trẻ nhà mình thôi. Anh chị bé đi lớp mà, về nhà, không tránh được những lúc các bé ôm, thơm em...".
" Đã 5 ngày con ốm. 3 ngày con nằm viện. Và đến hôm nay mẹ mới biết con đang bị cái gì.
Thương em bé của mẹ. 7 ngày nhập viện, 7 ngày bị cách ly mẹ. Vừa mới quen với việc ti mẹ thì lại quay về thời kỳ trứng nước ăn thụ động.
Hôm nay sau 2 ngày cách ly mẹ mới được bế em. Thương em lắm. Nhưng vẫn phải dặn lòng không được khóc vì mới sinh. Phải cố lên, phải khỏe để còn cả 1 cả chặng đường phía trước con cần mẹ đồng hành. Không được ốm, không được buồn.
Ban đầu, bé Mây xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi.
Mẹ muốn nhắn 1 lời với các mẹ có bé mới sinh: Đừng bao giờ chủ quan, đừng bao giờ nghĩ đơn giản chỉ là cái hắt hơi hay gì đó. Với trẻ sơ sinh, chỉ có ăn, ngủ là bình thường còn mọi hành động khác của con mẹ đều phải cẩn trọng.
Bé Mây được sinh ra đủ tháng, cân nặng 2,9kg. Mọi thứ khá ổn cho đến ngày thứ 6.
Sáng 4h con bắt đầu hắt hơi. 8h mẹ thấy có nước mũi và mẹ bắt đầu nhỏ mũi và hút. Ngạc nhiên là mới có mấy tiếng đồng hồ mũi em đã có dịch nhày vàng xanh, đặc dây. Nhưng đáng trách là mẹ chỉ nghĩ dịch nhày sơ sinh, mẹ bỏ qua. Cả ngày hôm đấy mẹ hút mũi nhiều, dịch ra nhiều nhưng mẹ lại thấy là bình thường (mẹ đáng trách).
Ngày thứ 2: Con bắt đầu ho, tiếng ho có ít đờm, ho vài tiếng 1 lần, sáng con còn chịu ăn, trưa bắt đầu bỏ bú. Ngủ ly bì mệt mỏi. 3h mẹ thấy không ổn gọi ba cho con đi khám. May mắn ba thu xếp về cho con đi. 6h gặp bác sĩ tư, bác báo con viêm phổi rồi, vào viện ngay không suy hô hấp.
Mẹ run... sợ... thương con. Nhìn con bé tẹo trong tay bị viêm phổi mà mẹ xót.
Chuẩn là viêm phổi rồi. Nhập viện. Nhưng mẹ lại không thể hiểu tại sao mẹ rất để ý đến con từ ăn đến ngủ mà con vẫn bị, lại bị quá sớm.
Vào viện điều trị ngày đầu con vẫn thế dù đã có thuốc kháng sinh vào người. Con chỉ ăn 40ml buổi sáng.
Biểu hiệu đến trưa bắt đầu da tái, môi bớt sắc hồng, tím tái nhiều rồi. Gọi điều dưỡng và con bắt đầu thở oxi. Con bị suy hô hấp rồi.
Thấy tình trạng sức khỏe của bé xấu đi, cả nhà quyết định đưa con lên bệnh viện tuyến trên.
3h bác sĩ vào nói chuyện với mẹ. Con ly bì. Cần theo dõi và nghi vấn viêm màng não mủ. Mẹ khóc, mẹ gọi ba về. Ông ngoại lên. Quyết định cho con đi cấp cứu lên tuyến trên.
9h con lên đến Hà Nội. Bác sĩ nhận con, cách ly mẹ. Điều trị tích cực, thở oxi, ăn xông. Mẹ thương con.
Ngày thứ 2 sau chuyển viện. Mẹ mới biết lý do con bệnh. Con bị nhiễm virus RSV".
Hiện tại, sau 7 ngày nằm điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương sức khỏe của bé Mây đã tiến triển khá hơn, bé cai được oxy, được về phòng với mẹ.
Virus RSV đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 2 tuổi
Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus - viết tắt là RSV), được coi là loại virus phổ biến và rất dễ lây truyền, lây nhiễm qua đường hô hấp của hầu hết trẻ em trước khi bước vào giai đoạn 2 tuổi.
Đây là một nguyên nhân chính của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây ra bệnh viêm thanh quản cấp tính, đặc biệt là bệnh sưng phổi mô và viêm phổi.
Khuyến cáo cho các mẹ có con sơ sinh từ 0 tháng đến 2 tuổi: virus RSV lây qua đường hô hấp.
Nguyên nhân nào gây ra nhiễm virus hợp bao hô hấp?
Virus hợp bào hô hấp đi vào cơ thể qua mắt, mũi hay miệng, nhất là KHÓI THUỐC LÁ, THUỐC LÀO. Trẻ hút hơi thuốc thụ động từ người lớn. Nó lây lan một cách dễ dàng qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho hoặc hắt hơi. Nên cho dù là bất cứ ai, bố mẹ anh chị em hay người thân bạn bè, có yêu có quý trẻ đến đâu thì cũng không bao giờ được hôn miệng bé. Hút thuốc xong không được gần các bé.
Cái giá của sự yêu thương bằng cách thơm hôn bằng miệng đó là những cơn thở rít của con trẻ, những ống xilanh thuốc to chà bá. Mỗi lần ngồi ôm con lấy ven, vỡ ven, cơ thể yếu ven chìm phải ngoáy bên nọ bên kia, con gào khóc mà xót hết cả ruột cả gan. Ai đã từng ôm con lấy ven sẽ hiểu cảm giác này. Chưa kể phải hút rửa mũi, vỗ rung, long đờm, chạy khí rung...
Nên ai muốn chơi với con, yêu quý con thì đừng bao giờ yêu bằng cách hại con cháu như vậy. Thấy mình không khỏe thì làm ơn cách ly bọn trẻ con ra 1 xíu. Đấy mới là yêu thương con cháu thực sự. Bằng không thì ít nhất hãy sử dụng khẩu trang, vệ sinh tay chân trước khi tiếp xúc.
Với người lớn virus này rất nhẹ nhàng nhưng nó rất nguy hiểm với trẻ sinh non, trẻ sơ sinh dưới 8-10 tuần tuổi và trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh.
Khuyến cáo, bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi bị bệnh, trẻ cần được cho uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin... Trẻ có thể tự khỏi song cần chú ý dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa đi viện kịp thời.
Theo Helino
Phòng bệnh cúm A/H1N1 thế nào? Cúm A/H1N1 do virus cúm gây nên, bệnh có khả năng lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm, thậm chí thiệt mạng nếu không được điều trị kịp thời. Cúm A/H1N1 thường dễ mắc nhất vào mùa đông xuân. Bệnh có thể lây từ người sang người theo đường hô hấp, qua giọt nước bọt, dịch mũi, họng của người bệnh khi ho,...