Cô gái liệt chân tìm lại cuộc sống
Ở tuổi 25 với một tấm bằng thạc sĩ và sự nghiệp triển vọng, thế giới dường như rất rộng mở chờ Sin Chenlu khám phá.
Tai nạn xe hơi trong chuyến du lịch năm 2017 đã cướp đi cơ hội trải nghiệm của cô. Sun trải qua 5 cuộc phẫu thuật, vết thương ở cổ khiến cô bị liệt từ vai trở xuống. Cô không kiểm soát được cơ thể và phải nhờ cha mẹ chăm sóc như một đứa trẻ, từ bấm móng tay đến sử dụng nhà vệ sinh.
“Tôi thật vô dụng và chẳng hiểu mình sống để làm gì”, Sun kể lại.
29 tuổi, vẫn ngồi xe lăn, Sun tìm ra mục đích sống mới, đó là làm video về cách phối đồ, trang điểm hoặc đơn giản hơn, chia sẻ những suy nghĩ của mình, truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn người qua các buổi phát sóng trực tuyến.
“Tôi đã từng khóc và nghĩ cuộc đời thật bất công, sau đó tôi tự đối mặt với bản thân và chấp nhận sự thật rằng mình tàn tật. Tôi chấp nhận những cơ đau dây thần kinh vẫn đeo bám, những vết sẹo sau phẫu thuật, chúng nhắc nhở tôi trân trọng cuộc sống mới của mình”, Sun nói.
Cô trở thành nguồn cảm hứng cho những người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Một số nói rằng khó khăn của họ chưa là gì so với Sun và ngừng thấy có lỗi với bản thân. Số khác cho biết họ được truyền động lực để dũng cảm hơn trong cuộc sống.
“Tôi đã từng dành 6 tiếng mỗi ngày để đọc tin nhắn và cố gắng trả lời. Mọi người cho tôi cảm giác mình giúp đỡ được ai đó, hữu ích trở lại”, Sun tâm sự.
Sun Chenlu trang điểm và mặc đẹp, ngồi xe lăn. Ảnh: SCMP
Thái độ sống của cô thay đổi một cách tình cờ, sau cuộc cãi vã với mẹ. Khi vẫn phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng ở bệnh viện Bắc Kinh, Sun dành một giờ để trang điểm. Mẹ cô mất kiên nhẫn. Bà cho rằng việc trang điểm khá vô ích vì cô không đi đâu quá xa. Song Sun vẫn luôn cố gắng giữ vẻ ngoài xinh đẹp dù chỉ đang ở nhà.
Video đang HOT
“Phục hồi chức năng rất nhàm chán và đau đớn, đặc biệt là khi bạn hy vọng mình sẽ được đi lại một lần nữa, nhưng điều đó không xảy ra sau thời gian dài tập luyện. Tôi đã khóc rất nhiều và cần một thứ gì đó để giải tỏa. Tôi cần quay trở lại xã hội”, Sun nói.
Chuyển về quê nhà ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu, vào đầu năm 2019, cô cố gắng giữ cho bản thân bận rộn. Mẹ giúp cô lập một hàng bán trái cây online. Sun cũng sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ một tổ chức về sức khỏe tâm thần. Cô nhận hợp đồng dịch thuật cho cuốn sách về địa lý ở Anh và hoàn thành bản dịch trong ba tháng, sử dụng công cụ nhận diện giọng nói để chỉnh chính tả và sửa lỗi.
Tháng 9 năm ngoái, với kênh Lu Yingliu, Sun bắt đầu làm video ngắn về cách phối đồ và trang điểm. Cô mua một giá đỡ điện thoại, nhờ mẹ đặt mỹ phẩm lên bàn và dành cả buổi chiều để quay clip. Hạn chế về thể chất khiến những công việc đơn giản như mở cây mascara trở nên khó khăn hơn. Cô phải dùng răng giữ nắp và dùng cả hai tay để vặn phần thân.
“Việc thoa phấn mắt mất nhiều thời gian vì lực nắm của tôi không tốt, tôi phải đánh thật chậm và nhiều lần. Nhưng như vậy video sẽ rất dài với người xem nên tôi phải chỉnh nhanh tốc độ lên”, Sun nói.
Để có một video 5 phút, Sun quay hình tối đa ba giờ và dành tới 4 giờ chỉnh sửa. Với các video cần thay trang phục, cô phải chờ đến cuối tuần, khi cha cô nghỉ làm và có thể hỗ trợ đôi chút.
Sun có lịch trình rất bận rộn mỗi ngày, gồm ba buổi tập thể dục giúp xương và cơ chắc khỏe dù không hoạt động nhiều. Cô mua một chiếc bàn bóng bàn đặt bên ngoài tòa nhà, dự định tập luyện với cha. Bằng cách gắn vợt vào một chiếc găng đặc biệt, cô có thể xoay cánh tay để di chuyển nó.
Khi đang học thạc sĩ về Phát triển Đông Á và Kinh tế Toàn cầu tại Đại học Bristol, Sun đã tới hơn 20 quốc gia. Đến nay, thể chất không còn như trước, tình yêu của cô dành cho du lịch vẫn không đổi. Năm ngoái, chưa thể sang nước ngoài do Covid-19, Sun đã đến thăm nhiều thành phố ở Trung Quốc.
“Tôi không sinh ra tàn phế. Tôi có bằng cấp và có thể kiểm sống ngay cả với tình trạng của mình. Thế giới vẫn rộng lớn và tươi đẹp chờ tôi khám phá”, cô nói.
Coi giảm trí nhớ là do lão hóa, nhiều người không được tiếp cận điều trị
Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và các kỹ năng cuộc sống bình thường, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh.
Đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi bệnh, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kết hợp với sự chăm sóc của người thân cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp... thì có thể giảm quá trình tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thế nhưng hiện nay trong cộng đồng vẫn còn nhiều người vẫn chưa được tiếp cận với thuốc trị.
Quan niệm sai lầm: Suy giảm trí nhớ là do lão hóa
Nghe tin bà Đ.T.C. qua đời, ai nấy đều chép miệng: "Thôi thế là bà ấy đã được giải thoát"! Suốt 5 năm qua, bà C. (Bắc Ninh) sống mà không còn nhận biết được điều gì. Ban đầu chỉ là lúc nhớ lúc quên, ăn rồi bảo chưa ăn... Khoảng 1 năm sau, bà hầu như không còn nhận ra ai, chỉ còn nhớ và nói về chuyện ngày xưa cũ. Rồi đến khi bà đi ra ngoài không nhớ lối về, cũng không biết mình là ai nữa... Lúc này gia đình cũng mới hiểu bà bị mất trí nhớ do tuổi già... và nhốt bà ở trong phòng, không cho ra ngoài.
Cũng trong cảnh đó, bà H.T.N. lúc đầu cũng nhớ nhớ quên quên, hay cười ngơ ngẩn, rồi cho đến lúc bà cũng không còn nhận biết được cả người thân. Bà thích đi ra ngoài nhưng cũng không nhớ đường về... Người thân cũng chỉ cho rằng, đó là tình trạng do lão hóa.
Trên đây chỉ là 2 trường hợp điển hình trong số rất nhiều người cao tuổi không may mắc chứng Alzheimer, nhưng không nhận diện được sớm và đưa đi điều trị. Đến khi tình trạng bệnh nặng, thì người thân lại cho rằng: Đó là bệnh "lẫn" nhiều người già mắc phải, xưa nay chưa thấy ai được chữa khỏi, nên gia đình phải chấp nhận.
Bệnh Alzheimer không phải sự lão hóa bình thường
Theo PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc - chuyên khoa thần kinh (PGĐ Bệnh viện Trung ương quân đội 108), cần hiểu rằng bệnh Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh không hồi phục. Đây không phải là sự lão hóa bình thường - đừng nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.
Nhiều người nhà của bệnh nhân Alzheimer vẫn còn quan niệm sai lầm, cho rằng, suy giảm trí nhớ là do lão hóa bình thường, không cần khám và điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và đúng. bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tàn phế.
Bệnh Alheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi và tăng dần theo tuổi. Từ khoảng 5% ở người dưới 75 tuổi lên đến 40-50% ở người sau 85 tuổi. Khi tuổi thọ càng tăng, thì bệnh Alzheimer là một vấn đề lớn của xã hội, là một gánh nặng về thể chất cũng như tinh thần lên bệnh nhân và người thân của họ. Đây là bệnh lý thoái hóa tiến triển theo từng giai đoạn gây chết tế bào thần kinh với các mảng amyloid và các đám rối sợi thần kinh trong não.
Có thuốc điều trị bệnh Alzheimer được không?
PGS.TS.Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết: Mục tiêu điều trị là dùng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển bệnh, bao gồm: Thuốc điều trị triệu chứng, kết hợp các thuốc bảo vệ dinh dưỡng thần kinh và tập luyện phục hồi chức năng, âm nhạc, tâm lý liệu pháp... sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.
Bệnh nhân cần được đến khám tư vấn các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thông qua các test đánh giá các chức năng, xác định các rối loạn nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, độ tập trung... nhằm phát hiện sớm bệnh Alzheimer và có phác đồ điều trị sớm.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc Alzheimer, cần được phát hiện sớm để điều trị nâng cao chất lượng sống.
Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: Thuốc kháng cholinesterase (galantamine, rivastigmine...), chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (memantine) có tác dụng tăng dẫn truyền synap, vì thế sẽ giúp làm chận quá trình thoái hóa thần kinh. Tùy theo triệu chứng, bệnh nhân có thể được dùng kèm các thuốc: Điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần....
Nếu có các bệnh kèm theo (bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường...) thì phải được dùng thuốc kiểm soát tốt các bệnh này. Trong trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu thì dùng thuốc điều trị viêm phổi, chăm sóc để hạn chế các vết loét do tì đè...
Với bệnh Alzheimer, do người bệnh thường xuyên không thể kiểm soát được hành vi của mình, không thể tự chăm sóc bản thân, nên người chăm sóc cần luôn theo sát và tạo môi trường sống an toàn, tránh các vật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể áp dụng các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng, âm nhạc liệu pháp...
Trong chế độ ăn, cần tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá. Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, vitamin B9...
Như vậy, tuy không điều trị được khỏi bệnh Alzheimer, nhưng khi người chăm sóc hiểu được và cảm thông cho người bệnh, thì người không may mắc bệnh lý này sẽ được cải thiện chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ.
Triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ rất đa dạng tùy giai đoạn của bệnh. Ban đầu là chứng hay quên, rối loạn về ngôn ngữ, giảm khả năng tính toán, quản lý, rối loạn định hướng dẫn đến bị đi lạc... Kế tiếp là các biểu hiện nặng thêm như rối loạn hành vi, hoang tưởng, trầm cảm... và cuối cùng người bệnh sẽ mất dần các chức năng quan trọng của con người, không còn tự ăn uống, tiêu -tiểu được và tử vong do suy kiệt, bệnh lý nhiễm trùng hoặc tai nạn.
Từ vụ bé 13 tuổi bị vẹo cột sống, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh cần điều trị sớm Tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ dậy thì đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều không được điều trì kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này. Vừa qua, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết đã phẫu thuật nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhi...