Cô gái lên mạng chê anh đang tán lương 30 triệu đồng vẫn dùng đồ fake
Chuyện con gái hàng trăm “vệ tinh” theo đuổi để rồi chỉ chọn một người ưng ý nhất không phải điều gì to tát.
Tất nhiên, nữ chính sẽ thông qua những buổi gặp gỡ để xác định đúng đối tượng mà mình cho là phù hợp. Không ít chàng trai bị từ chối bởi nhiều lý do khác nhau, nào là không hợp nhau, nói chuyện kém duyên,… Thế nhưng bị chê trách chỉ vì ” đi làm lương tháng đến vài chục triệu mà vẫn dùng đồ fake ” như anh chàng này thì quả thực hiếm gặp.
Bài đăng gây chú ý trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Xuất hiện trên mạng xã hội mới đây là câu chuyện của một cô gái trẻ khi “đăng đàn” hỏi mọi người về một trường hợp đang tán tỉnh cô. Theo chia sẻ thì cô nàng đang được một anh chàng giỏi giang, nghề nghiệp ổn định, mức lương khá cao (30 – 40 triệu đồng/tháng). Cô gái đã rất vui vẻ khi được một người lịch sự, chững chạc lại đúng gu theo đuổi mình. Tuy nhiên, mọi chuyện không hoàn hảo như vậy khi cô nàng phát hiện trong mỗi lần đi chơi, anh chàng này đều dùng hàng “pha ke” từ đầu đến chân.
Cô sinh viên thật thà chia sẻ: ” Có 3 lần chúng em đi chơi với nhau, nhìn anh ăn mặc thì cũng thể thao đấy nhưng mà 3 lần 3 đôi giày đều giày fake. Đồng hồ đeo tay cũng 2 cái fake lòi ra, mà fake cái gì không fake, fake toàn thương hiệu lớn nhìn cái biết ngay. Xong rồi ví, kính cũng đều là fake hết. Em còn chưa kể quần áo, logo thương hiệu nhưng nhìn ra là fake .”
Dùng đồ “pha ke” thì có gì phải chỉ trích vậy? (Ảnh minh họa: Weibo)
” Ủa thế 30 đến 40 triệu đồng chưa phải là làm ra nhiều tiền sao? Sao tham thế nhỉ? Sống cứ mua đồ fake mặc dù đi làm ra nhiều tiền như vậy liệu có phải là dấu hiệu của sự ki bo kẹt xỉ kiết lị không? “, cô gái tiếp tục đăng đàn than thở.
Đỉnh điểm là việc cô nàng cho rằng nếu ” yêu một anh chàng chuyên dùng đồ fake và tương lai cũng tặng đồ fake giống vậy sẽ làm cô mất đi giá trị con người “. Suốt bài đăng, cô nữ sinh luôn đặt nặng vấn đề vật chất với những câu hỏi nhờ “người đi trước” giải thích hộ rằng: ” Tại sao lương tháng cả 30 triệu đồng vẫn không mua nổi đồ hiệu? “.
Ngay lập tức, bài đăng này đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Có một số vào giải thích nhẹ nhàng cho cô nàng hiểu rằng việc dùng đồ thật hay giả không có gì quá to tát, tùy vào sở thích của mỗi người mà thôi. Còn phần đông dân tình đều phản ứng gay gắt và lên tiếng chỉ trích cô gái trẻ.
Cô gái đưa ra tiêu chuẩn chọn bạn trai quá khắt khe. (Ảnh minh họa: Weibo)
- “Không hiểu cô gái này nghĩ gì nhỉ, yêu phải cô này thì mệt lắm, suốt ngày phải tặng đồ au thôi”.
- “Ai đang là người yêu cô ấy thì giữ chặt nhé, anh em ngoài này lương chưa đủ chục triệu luôn”.
Video đang HOT
- “Làm ra bao nhiêu cũng không đủ tiêu mà, sao cứ phải sắm đồ au mới được à, dùng hàng fake thì sao?”.
- “Tỷ phú còn dùng hàng pha ke bạn ơi”.
Bài đăng của cô gái trẻ hiện vẫn đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Theo tìm hiểu của cư dân mạng thì câu chuyện này đã được chia sẻ từ năm 2019, khi nữ chính còn là sinh viên năm thứ nhất. Vì quá đặc biệt nên bài viết bỗng nhiên viral trở lại với nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?
Bị gọi là đồ nhà quê khi mặc áo fake, cậu bạn lập lên "đế chế" thời trang ở trường cấp 3
Tống Hoàng Thiên An - chủ tịch CLB thời trang THPT Nguyễn Thượng Hiền là ví dụ điển hình cho một Gen Z nói được và làm được.
Kế thừa vị trí người trẻ của Gen Y (thế hệ Millennials), Gen Z đang ngày càng khẳng định khả năng của mình ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở việc trẻ trung và năng động, Gen Z còn sở hữu cá tính quyết liệt, sức sáng tạo khủng khiếp và tính cách dám nghĩ, dám làm.
Tống Hoàng Thiên An, chủ tịch CLB thời trang ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Tp.HCM) là một ví dụ điển hình. Cậu bạn hiện đang là học sinh lớp 11 và sở hữu những bộ hình xịn đét như tạp chí.
"Thầy cô mình bảo thời trang là không thực tế nhưng oái oăm, thực tế là ai cũng phải mặc đồ"
Dù học sinh là quãng thời gian vô tư và thoải mái nhất thì trong những ngày đi học, ai cũng sẽ gặp phải khó khăn nhất định. Nhưng chính nhờ đó mà nhiều người lại càng quyết tâm thay đổi, thực hiện ước mơ và thể hiện cá tính của mình.
Với Thiên An, mọi chuyện bắt đầu từ việc những suy nghĩ đánh đồng từ bạn bè xung quanh về chuyện học tập: "Mình học khối tích hợp Toán, Lý, Hoá bằng tiếng Anh. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những bạn giống mình bị cho rằng học lực chỉ từ trung bình đến khá là cùng. Tương tự những bạn giỏi Văn, giỏi Địa sẽ bị cho là chỉ cần học thuộc lòng, không cần phải tư duy, suy nghĩ. Mình thấy việc đánh giá như vậy là không công bằng" .
Tống Hoàng Thiên An
Chuyện này không chỉ diễn ra ở mảng học tập mà còn bị "áp dụng" sang cả ăn mặc: "Hồi mình học cấp 2, có lần đi chơi với trường, các bạn thấy mình mặc một chiếc áo OFF-WHITE fake nên đã gọi là 'đồ nhà quê', 'đồ giả'. Mình vốn dĩ không để ý đến chuyện real hay fake nhưng từ đó mình không mặc đồ mua nữa mà tự thiết kế, sắm vải và may.
Ban đầu mình chỉ may thêm vào quần áo có sẵn, nhưng sau đó thì mình học hỏi và tự làm từ A - Z. Mình cũng không muốn "đụng hàng" ai hết, mình đã tự nghĩ những bộ đồ mà không ai copy được" .
Thiên An (giữa) và bạn bè ở trường
Sau khi tự thiết kế quần áo cho mình, Thiên An đã quyết định xin phép giáo viên để mở CLB thời trang ở trường, tập trung các bạn có niềm đam mê giống mình. Tuy nhiên ngay từ giai đoạn xin "cấp phép" đã gặp khó khăn vì "ý tưởng không thực tế".
"Mình biết rằng các thầy cô e ngại vì lịch sử trường chưa có show diễn runway nào, mọi người mặc định hình thức ấy không tồn tại trong môi trường học đường. Ai cũng phải mặc quần áo nhưng không ai quan tâm một bộ đồ được tạo ra như thế nào. Đó chính là lý do khiến cho ngành này luôn mới và lạ lẫm" - Thiên An kể lại. Thật may là sau đó, cậu bạn đã thuyết phục thành công các thầy cô, CLB thời trang của trường có tên Etoiles được ra đời.
Sản phẩm của Etoiles
Mở CLB thời trang với một học sinh cấp 3 như Thiên An chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Chỉ tính riêng việc chụp hình ở nơi công cộng đã là cả một vấn đề: "Có hôm dù đã xin phép nhưng bảo vệ vẫn gây khó dễ cho tụi mình, mọi người xung quanh thì nhìn ngó, chỉ trỏ những bộ trang phục" .
Tuy nhiên may mắn là khi những sản phẩm, bộ hình của Thiên An và CLB được đăng tải lên MXH, cả nhóm đã nhận về rất nhiều động viên, công nhận từ mọi người, nhất là bạn bè đồng trang lứa. "Người lớn và các thầy cô, có người tin tưởng, ủng hộ dù không biết tụi mình đang làm vì gì và cũng có người phản đối kịch liệt đến tận lúc này" - Thiên An tâm sự.
Những bộ hình được Thiên An và các thành viên trong CLB thực hiện
"Thời trang 'chạy' hơi nhanh nhưng mình muốn theo đuổi những thứ bền vững"
Ngày nay, khi nhắc tới thời trang, nhiều người trẻ thường nghĩ tới những clip phối đồ, màu nào đi với màu nào cho hợp rơ, làm sao để bắt kịp xu hướng. Vì vậy mà với Thiên An, thời trang 'chạy' hơi nhanh.
Nhưng bên cạnh đó trong mắt cậu bạn tài năng, thời trang có những khía cạnh chậm rãi, không vội vã. Đó là điều mà Thiên An hướng tới: "Ở một góc nhìn nào đó, thời trang 'chậm'. Ví dụ như áo sơ mi, quần jean không bao giờ bị lỗi mốt. Vì vậy mà nếu cho mình được chọn cuộc đời thiết kế ra 3000 bộ đồ fast fashion và 1 bộ đồ 'bất biến' sống mãi qua mọi thời đại, mình sẽ chọn thiết kế ra chỉ 1 bộ đồ mà thôi!" .
Thiên An trong 1 bộ ảnh của CLB
Thiên An cũng gửi lời nhắn nhủ đến những Gen Z như mình và tất cả mọi người: " Mình chỉ mới là học sinh cấp 3 nên thiết kế cũng chưa nhiều sâu sắc hay ấn tượng. Nhưng mình mong những dự án của mình có thể truyền động lực đến những bạn trẻ tự tin bước ra khỏi vùng an toàn. Làm, chúng ta sẽ có lúc thành công, có lúc thất bại còn không làm thì sẽ chẳng có gì xảy ra hết. Ai cũng có tiềm năng nhưng nếu mọi người không làm, tiềm năng sẽ mãi mãi là ẩn số.
Ngoài ra, mình cũng muốn mọi người giảm bớt định kiến về quần áo, như đàn ông mặc màu hồng là yếu đuối, mặc váy là đàn bà,... Thời trang hiện đại không còn xoay quanh vấn đề chức năng mà theo mình, thời trang là một cách thể hiện bản thân. Thế nên ai cũng cần được tôn trọng, bao gồm cả cách họ thể hiện, thứ họ vốn có".
Thiên An mong muốn mọi người giảm bớt định kiến về quần áo
Chung quy, Gen Z có làm gì thì cũng luôn cần sự ủng hộ từ người lớn. Bởi vì sống quá nhiều, mỗi người đều hình thành được công thức riêng của mình, để có một chỗ đứng trong xã hội. Nhưng công thức cá nhân đó không thể áp dụng lên tất cả mọi người. Và đôi khi, việc cần làm chỉ là nhắm mắt rồi trao vào tay những đứa trẻ tập lớn chiếc chìa khóa tới tương lai mà thôi.
Ảnh: NVCC
Tán gái bất thành, thanh niên quay sang chửi bới, chê bai cô gái xấu xí khiến ai nấy đều bức xúc Đang tán tỉnh thì khen cô nàng mắt to, ngọt ngào chúc mừng sinh nhật nhưng không được đáp trả thì thanh niên giở giọng cay cú, chê bai mọi thứ. Đúng là đôi khi trong cuộc sống có những vấn đề khiến người ta phải đau đầu tìm lời giải đáp. Như câu chuyện tán tỉnh không thành lại quay sang chửi...