Cô gái làm bạn tử vong ở Sài Gòn được tại ngoại
Gần một năm bị tạm giam vì chở bạn va vào ôtô tử vong, Trúc được tại ngoại, đoàn tụ gia đình khi chỉ còn vài ngày nữa đến Tết.
Tối 23/1, Thạch Thị Bé Trúc (23 tuổi, quê Trà Vinh) được thả khỏi trại giam Củ Chi, TP HCM. Cô vui mừng vì được gặp lại hai con nhỏ và đoàn tụ gia đình.
Theo nội dung vụ án, khuya 27/3/2015 Trúc chở bạn tên Ngọc bằng xe máy trên đường nông thôn số 9, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Đến giao lộ, Trúc va vào ôtô do ông Hoài cầm lái. Cả hai ngã ra đường, Ngọc tử vong do chấn thương sọ não.
Trúc bị khởi tố, cho tại ngoại, về hành vi Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, khung hình phạt 3-10 năm tù. Nhưng đến tháng 3/2016, sau khi VKS hoàn tất cáo trạng cô bị bắt tạm giam dù đang nuôi 2 con nhỏ, trong đó có trẻ dưới 36 tháng.
Trúc tại phiên toà sơ thẩm. Ảnh: L.T.
Cơ quan công tố xác định, nguyên nhân tai nạn là do Trúc điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, lưu thông từ đường nhánh ra đường chính không nhường quyền ưu tiên cho ôtô. Cô bị cho là “mắc lỗi chính”, còn tài xế Hoài “có phần lỗi phụ là điều khiển xe khi đến ngã tư không làm chủ tay lái”.
TAND huyện Củ Chi xử sơ thẩm nhưng sau đó trả hồ sơ, yêu cầu trưng cầu giám định tốc độ ôtô vào thời điểm xảy ra tai nạn, lấy lời khai người làm chứng. Tháng 9 năm ngoái, tòa mở phiên xử lần hai, tiếp tục trả hồ sơ vì các yêu cầu trước chưa được làm rõ.
Video đang HOT
Trong lần xét xử thứ 3 hồi cuối năm ngoái, các cơ quan tố tụng vẫn chưa trưng cầu giám định tốc độ ôtô và lời khai nhân chứng. Lần ra tòa này, Trúc khai, tài xế ôtô hôm xảy ra tai nạn không phải tên Hoài như cáo trạng nêu mà là người đàn ông khác. Cô cho biết, chiếc xe chạy với tốc độ rất cao và không mở đèn.
Được triệu tập đến tòa, mẹ nạn nhân Ngọc nói rằng, người đàn ông Trúc đề cập đã đến thăm hỏi con bà trong bệnh viện và thừa nhận chuyện va chạm. Do có nhiều tình tiết mới phát sinh, TAND huyện Củ Chi lại trả hồ sơ điều tra thêm.
Ngay sau phiên toà, luật sư bào chữa miễn phí cho Trúc đã hướng dẫn gia đình thân chủ làm các thủ tục để cơ quan chức năng thay đổi biện pháp ngăn chặn với cô.
Hải Duyên
Theo VNE
Giám đốc Công ty Phú An Sinh được tại ngoại
Từng bị tuyên 19 năm tù về hành vi chiếm dụng hàng chục tỷ đồng của chương trình bình ổn giá, nguyên giám đốc Công ty Phú An Sinh được tại ngoại sau khi vụ án phải điều tra lại.
Cơ quan tố tụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa cho phép ông Phạm Văn Minh (nguyên giám đốc Công ty Phú An Sinh) tại ngoại trong thời gian xem xét lại bản án trước đó phạt ông 19 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Minh vui mừng ngày được tại ngoại. Ảnh: L.S.
Theo nội dung vụ án, năm 2010 Công ty Phú An Sinh nhận 35 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thực hiện phòng chống dịch "heo tai xanh" và 16,5 tỷ đồng chương trình bình ổn giá Tết Tân Mão 2011. Tuy nhiên, công ty chỉ dùng hơn 10 tỷ đồng đúng mục đích, còn lại ông Minh dùng vào mục đích riêng.
Giữa năm 2012, ông Minh bị bắt giam để điều tra hành vi Sử dụng trái phép tài sản. Sau đó, ông được tại ngoại rồi tiếp tục bị giam.
Đến cuối năm 2015, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa vụ án ra xét xử, sau đó trả hồ sơ yêu cầu xem xét hành vi của ông Minh về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đề nghị làm rõ một số người khác có hành vi giúp sức ông Minh.
Kết quả điều tra bổ sung xác định không có căn cứ khởi tố thêm người khác, đồng ý truy tố ông Minh tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hồi tháng 5/2016, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Minh 19 năm tù, buộc bồi thường hơn 7,3 tỷ cho Sở Công thương và 33,5 tỷ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không đồng ý với bản án, ông Minh kháng cáo kêu oan.
Tại phiên phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM hồi cuối năm ngoái, ông Minh cho biết không có ý định chiếm đoạt tiền ngân sách, do làm ăn thua lỗ dẫn tới chậm thanh toán cho tỉnh.
Thực tế, từ tháng 8/2010 đến tháng 4/2011, Phú An Sinh đã thu mua heo với số tiền 31 tỷ đồng. Kết quả giám định tài chính xác định Phú An Sinh chỉ sử dụng đúng mục đích hơn 10 tỷ đồng vì cơ quan giám định dựa trên số heo mà công ty thu mua được theo từng thời điểm giải ngân của từng hợp đồng và có chứng từ đầy đủ, hợp lệ.
"Công ty đã thu mua heo trong thời gian phòng chống dịch cấp bách, làm cả ngày đêm không nghỉ nên có nhiều khoản không có chứng từ", ông Minh giải thích.
Với cáo buộc lấy 16,5 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá, ông Minh cho rằng công ty đã dùng tiền này để mua heo, gà, thức ăn chăn nuôi và trả nợ vì trước đó đã vay mượn ứng trước để thực hiện hai chương trình.
Trong phiên phúc thẩm, ông Minh kêu oan. Ảnh: T.C.
Đại diện VKSND Cấp cao tại tòa xác định, hồ sơ vụ án thể hiện và quy buộc ông Minh chiếm đoạt 40 tỷ đồng nhưng chưa làm rõ dùng bao nhiêu vào hai chương trình, chi dùng ngoài bao nhiêu... nên đề nghị hủy án sơ thẩm điều tra lại.
HĐXX cũng cho rằng chưa có căn cứ xác định bị cáo có thủ đoạn che giấu hành vi sử dụng tiền sai mục đích vay để chiếm đoạt tài sản. Việc điều tra của cấp sơ thẩm là không đầy đủ, còn nhiều tình tiết phải điều tra bổ sung. Từ đó, tòa chấp nhận quan điểm của VKS, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Hải Duyên
Theo VNE
Tòa tuyên bằng thời gian tạm giam, vì sao? Trong thực tiễn xét xử, việc các tòa phạt tù bị cáo (kể cả người chưa thành niên) bằng đúng thời gian tạm giam xảy ra khá phổ biến. Vì sao lại có thực trạng này? Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, trong vụ cướp giật bánh mì, trả lời PV về việc tòa sơ thẩm cho bị cáo Ôn Hoàng Tân...