Cô gái khiến cả quân đội Mỹ phải nể phục
Để trở thành nữ sĩ quan bộ binh đầu tiên trong quân đội Mỹ, đại úy Kristen Griest phải trải qua 62 ngày tập huấn cực kỳ nhiều thách thức và gian khổ, mỗi ngày chỉ ăn một bữa và ngủ vài tiếng.
Đại úy Kristen Griest, nữ sĩ quan bộ binh đầu tiên của quân đội Mỹ
Cuối tháng 4 vừa qua, quân đội Mỹ chào đón nữ sĩ quan bộ binh đầu tiên trong lịch sử. Đây là một cột mốc quan trọng khi quân đội Mỹ chính thức mở cửa chào đón phụ nữ trong vai trò chiến đấu.
Đại úy Kristen Griest là một trong hai người phụ nữ tạo nên lịch sử vào năm ngoái khi trở thành một trong những nữ quân nhân đầu tiên vượt qua quá trình gian khổ tại trường Ranger, đủ điều kiện tham gia đơn vị Ranger, đơn vị ưu tú của quân đội Mỹ. Griest sắp trở thành người phụ nữ đầu tiên chỉ huy một đơn vị bộ binh chiến đấu.
Đại úy Kristen Griest tại trường Ranger tháng 4.2015
Tháng 12.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ mở cửa chào đón phụ nữ trong tất cả các vị trí chiến đấu.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ phụ nữ tham gia chiến đấu. Phụ nữ có đủ điều kiện để cạnh tranh trong bất kì vị trí nào trong quân đội”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates nói với tờ Business Insider trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay.
“Nhưng tôi cũng đồng ý rằng không thể hạ thấp các tiêu chuẩn quân đội. Việc hạ thấp tiêu chuẩn tuyển chọn và tập huấn có thể khiến tính mạng của người khác bị nguy hiểm”, Gates nói thêm.
Tháng 4.2015, Griest và Shaye Haver tham gia khóa học hai giới đầu tiên ở trường Ranger cùng 380 học viên nam và 18 học viên nữ khác.
Video đang HOT
Kristen Griest (bên trái) và Shaye Haver, 2 người phụ nữ đầu tiên hoàn thành khóa huấn luyện Ranger
Các ứng cử viên học tại trường Ranger trải qua 62 ngày tập huấn gian truân. Họ chỉ được ăn 1 bữa một ngày và ngủ vài tiếng để hoàn thành một trong những khóa huấn luyện quân sự khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Quân đội Mỹ chia quá trình huấn luyện ở đây làm 3 giai đoạn: “Benning”, “Núi” và “Florida”.
Trong giai đoạn Benning diễn ra tại Georgia, sức chịu đựng thể chất, độ dẻo dai về tinh thần, và các kỹ năng chiến thuật được đánh giá và điều chỉnh.
Vào ngày cuối cùng của giai đoạn Benning, ứng cử viên Ranger phải hành quân 19km gian khổ và mang theo một bao tải nặng 16kg trên vai, và không hề có nước uống. Chỉ khoảng 50% học viên vượt qua giai đoạn này của khóa học, theo trang web của trường Ranger.
Đại úy Kristen Griest tham gia bài huấn luyện trên không tại trường Ranger
Trong giai đoạn “Núi”, học viên đến vùng núi phía bắc Georgia để tìm hiểu làm thế nào để tự tồn tại trong điều kiện bất lợi.
“Địa hình gồ ghề, thời tiết khắc nghiệt, đói, mệt mỏi về tinh thần và thể chất, sự căng thẳng về tinh thần mà các học viên trải qua giúp họ tự đánh giá khả năng, nhược điểm của bản thân cũng như của đồng nghiệp”, quân đội Mỹ cho biết.
Giai đoạn cuối cùng bao gồm các bài tập đào tạo có nhịp độ nhanh, trong đó các ứng cử viên được đánh giá khi tham gia tấn công, phục kích căng thẳng.
Địa hình gồ ghề, thời tiết khắc nghiệt, mệt mỏi về tinh thần và thể chất giúp học viên tự đánh giá khả năng, nhược điểm của bản thân
Tất cả học viên phải vượt qua một bài kiểm tra thể dục thể chất cường độ cao bao gồm 49 lần hít đất, 59 lần gập bụng, 6 lần tập xà, chạy 8km trong vòng 40 phút, một bài kiểm tra bơi, kiểm tra chướng ngại vật, 3 lần nhảy dù, 4 cuộc tấn công trên máy bay trực thăng và 27 ngày tuần tra chiến đấu giả lập.
Griest và các học viên tại trường quân đội Ranger, một trong những nơi huấn luyện quân sự khắc nghiệt nhất trên thế giới
“Trường Ranger là nơi kiểm tra sự can đảm”, Jack Murphy, cựu chiến binh Trung đoàn Ranger lần thứ 75 nói với Business Insider.
Mỗi năm, có khoảng 4.000 học viên tham dự trường Ranger School. 60% trong số đó bị đánh trượt.
Griest, một sĩ quan cảnh sát quân sự từ Connecticut và Haver, một phi công lái máy bay trực thăng ở Texas, đã hoàn thành khóa huấn luyện Ranger trong 4 tháng và tốt nghiệp vào tháng 5.2015 cùng 94 học viên nam khác.
Theodanviet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Mỹ thừa nhận cho bộ binh tham chiến chống al-Qaeda tại Yemen
Quân đôi Mỹ đã thừa nhân bô binh nước này đang hô trợ quân chính phủ và quân đông minh chiên đâu tại Yemen chông lại vây cánh của al-Qaeda.
My rut quân khoi Yemen tư năm 2014 va chi hô trơ môt cach han chê cho liên quân A râp chông quân Houthi tai đâyReuters
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jeff Davis ngày 6.5 thông báo "số lượng rất ít" bộ binh Mỹ đã có mặt tại Yemen trong 2 tuần qua để giúp đẩy lùi lực lượng al-Qaeda tại bán đảo Ả rập (AQAP) ra khỏi thành phố cảng Mukalla, theo AFP ngày 6.5
Ông Davis cho hay Lầu Năm Góc cũng đã đẩy mạnh các cuộc không kích chống lực lượng vũ trang Hồi giáo cực đoan tại các vùng chiến sự ở Yemen. Phát ngôn viên Davis nói Mỹ đã tiến hành 4 cuộc không kích chống AQAP từ ngày 23.4, tiêu diệt được 10 tên và làm bị thương nhiều tên khác tại các vùng bên ngoài Mukalla.
Ông Davis chỉ nói số lính Mỹ đang "giúp đỡ về mặt tình báo" cho lực lượng liên minh Ả rập chống lại al-Qaeda và tách biệt với chiến dịch chống quân Houthi của Ả Rập Xê Út.
Các hoạt động quân sự của Mỹ tại Yemen trong năm qua chủ yếu gồm các cuộc không kích, từ sau khi quân nổi dậy Houthi lật đổ chính quyền tại thủ đô Sanaa. Tuy nhiên, tuyên bố của Lầu Năm Góc ngày 6.5 cho thấy mức độ liên quan mới của quân đội Mỹ trong cuộc xung đột tại đây, Washington Post nhận định. Lầu Năm Góc cho rằng hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Mỹ rút quân khỏi Yemen vào cuối năm 2014 sau khi chính phủ nước này sụp đổ. Từ đó, Mỹ hạn chế các hoạt động quân sự tại đây bằng cách hỗ trợ cho lực lượng do Ả Rập Xê Út dẫn đầu chống quân Houthi.
Bên cạnh đó, Mỹ còn cung cấp cho phía Yemen nhiều sự hỗ trợ khác, gồm tiếp nhiên liệu trên không, giám sát, lên kế hoạch, bảo đảm an ninh hàng hải và giúp đỡ y tế, theo AFP.
Khu trục hạm Mỹ USS Gonzalez tại vịnh Aden. Tàu này đã được Mỹ điều đến khu vực gần Yemen Hải quân Mỹ
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng điều nhiều tàu chiến đến khu vực gần Yemen, gồm tàu tấn công đổ bộ USS Boxer và 2 tàu khu trục.
Lực lượng AQAP đã trục lợi từ tình hình hỗn loạn ở Yemen giữa phe chính phủ và phe Houthi trong thời gian qua để mở rộng khu vực kiểm soát ở miền nam Yemen. AQAP chiếm Mukalla vào tháng 4.2015.
AQAP từ lâu đã xây thành đắp luỹ tại Yemen và bị Mỹ coi là mạng lưới khủng bố nguy hiểm nhất. Tổ chức này từng tiến hành nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào phương Tây.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Lavrov: Nga còn ở Syria, bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ không có cửa xâm nhập Quân đội nước ngoài không thể khởi động một hoạt động mặt đất trái phép tại Syria trong khi lực lượng không quân Nga còn hiện diện tại quốc gia này. Bình luận trên được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra khi được hỏi về báo cáo Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng điều bộ binh tới Syria...