Cô gái Huế trồng sen trắng, gói “ân tình” vào mè xửng, bánh in
Bao nhiêu năm xa quê, Huyền thấy Huế mình có nhiều đặc sản nhưng chưa được giới thiệu rộng rãi với người ngoại tỉnh.
Cô ấp ủ dự định rồi quay ngược về quê khởi nghiệp.
Vực lại những đặc sản của Huế một thời
Năm 2014, Phạm Thị Diệu Huyền (sinh năm 1985) quay trở về Huế sau một thời gian học và làm việc tại Sài Gòn. Cô bắt tay vào một dự án khởi nghiệp, nhưng mọi chuyện không suôn sẻ.
Những ngày rời xa quê, không còn được thấy bóng dáng và mùi hương của sen xứ Huế đã thôi thúc cô đến với việc trồng loài cây này. Loài sen Huyền chọn là giống sen cổ trắng xứ Huế, một loài đang đứng bên bờ mai một.
Dự án trồng và phục hồi sen cổ trắng xứ Huế là một trong những sự thành công của Huyền sau khi trở về lại cố đô.
Một ngày đầu 2019, Huyền thông báo với gia đình “con sẽ trồng sen”. Nghe cô thông báo, cả gia đình can ngăn. Nhiều thành viên trong gia đình khuyên cô nên bỏ ý tưởng đó, bởi thân là con gái “lao vào nghiệp chân lấm tay bùn làm gì”.
Gia đình ngăn cản, nhưng Huyền vẫn theo đuổi nó vì sự đam mê với sen, với văn hóa Huế. Trần Tuấn Anh – chồng cô xuất thân từ một quản lý bán hàng, ủng hộ đam mê của vợ. Anh nghỉ việc, ở nhà phụ giúp cô. Có chỗ dựa vững chắc, luôn động viên cô. Huyền tự tin hơn với dự án của mình.
Hai vợ chồng bắt tay vào việc tìm hiểu, nghiên cứu trồng sen cổ trắng từng một thời nổi tiếng ở Huế. Sen cổ trắng là loài được xem là đặc sản của Huế, nhưng trải qua thời gian sen bị khan hiếm giống, khó trồng và đứng bên bờ suy tàn.
Vợ chồng Huyền đi đặt vấn đề với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế-đơn vị quản lý các hộ thành hào, các hồ nước ở khu vực lăng tẩm. Đặc biệt là những ao hồ dày đặc bèo tây bị người dân bỏ hoang.
Cô muốn tận dụng mặt nước các khu vực đó để trồng sen, vừa làm được kinh tế vừa đem đến vẻ đẹp, tôn vinh hơn nữa diện mạo cho các khu di tích, đô thị Huế.
Sen cổ trắng không chỉ phục vụ cho việc kinh doanh của Huyền, loài cây này còn làm đẹp hơn các ao hồ ở Huế.
“Một số ao hồ của người dân có địa thế rất đẹp, nhưng bị bỏ hoang do bèo tây. Mình đặt vấn đề thuê lại sẽ giải quyết được rất nhiều thứ”, Phạm Thị Diệu Huyền chia sẻ về ý tưởng trồng sen.
Có được nơi trồng sen ưng ý, Huyền tìm đến các nghệ nhân trước đây có tiếng về trồng sen trắng ở Huế. Nghe ở đâu có thông tin những người này, Huyền đều bỏ công sức tìm đến, học nghề.
Ông Võ Văn Phúc, một nghệ nhân trồng sen cổ trắng là người đã nhận lời giúp và đồng hành cùng với Huyền khi cô đặt ý định. Ban đầu người đàn ông này cũng khuyên cô nên từ bỏ ý định đó, bởi “rất cực”. Nhưng thấy Huyền quyết tâm làm, chú Phúc cũng không nỡ từ chối. Sau này có thêm 4 người sành trồng sen cổ trắng hợp tác giúp cô.
Giống sen cổ trắng còn lại ở Huế không nhiều. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế là đơn vị hiện vẫn còn giống. Huyền tìm đến, phía trung tâm hứa giúp đỡ cô một phần nào đó về giống. Cô yên tâm hơn khi được nhiều người giúp đỡ.
Video đang HOT
Hè 2019, các hồ, hộ thành hào được Huyền cho người dọn bèo, rau muống sạch sẽ, sen được đem đến trồng. Cô cùng với chú Phúc và cộng sự đầm mình mấy ngày liền trong bùn đất, trồng sen.
Từ sen, Huyền tạo ra nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng với hình ảnh bắt mắt.
Giống sen cổ trắng được cắm xuống các hồ nước, nhưng mọi chuyện cũng không thuận. Ao động, nước tù khiến sen chết đi phần nhiều. Sau nhiều lần trồng, sen cổ trắng cũng bé duyên được với bùn đất ở các khu vực hộ thành hào, các hồ ở lăng tẩm Huế. Sen phát triển nhanh, chỉ hai tuần sau lá đã phủ kín mặt nước. Huyền nghĩ mình đã thành công. Cô và chồng suốt ngày đi khắp các hồ, xem sen có bị bệnh gì không để chữa trị kịp thời.
Với dự án trồng sen cổ trắng, Huyền thiết lập những món hàng xoay quanh loài cây này. Sản phẩm trà hoa sen sấy lạnh; trà hoa sen ướp xổi; trà tâm sen; trà lá sen… Để làm ra được những sản phẩm này, vợ chồng Huyền ngày nào cũng đầm mình trong nước, ướp trà. Ngoài những sản phẩm dùng trong sinh hoạt, Huyền còn bán hoa sen trắng tươi cho những ai muốn thưởng thức hoa.
Những đơn hàng về các sản phẩm sen và hoa tươi lần lượt đưa sự đón nhận của khách hàng. Sự mạo hiểm của cô không những đem lại bộ mặt mới cho đô thị Huế, nó còn giải quyết công ăn việc làm cho một số người dân.
Hộp bánh Pháp lam là một trong những dự án Huyền cất công tìm hiểu để phục hồi các sản phẩm văn hóa một thời của xứ Huế.
Khi dự án với sen cổ trắng xứ Huế bước đầu thành công, Huyền tiếp tục bắt tay vào kiếm tìm và phục dựng lại hộp bánh Pháp lam một thời của vùng đất cố đô. Hộp bánh màu Pháp Lam xuất thân từ ẩm thực Cung đình Huế. Và Pháp lam là loại hình nghệ thuật hưng thịnh dưới thời triều đại nhà Nguyễn.
Điểm nổi bật của loại hộp bánh này là lớp giấy bọc ngoài vỏ được sử dụng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, lấy cảm hứng từ 5 màu cơ bản của nghệ thuật Pháp lam thời bấy giờ (cam-tím-vàng-lục-xanh). 5 màu trong ẩm thực Huế còn phản ánh một bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc, từ quan niệm ngũ hành tương sinh, sự giao thoa với Chăm Pa, đến nghệ thuật Pháp lam trứ danh một thời.
Những sản phẩm, bao bì sau khi qua bàn tay của Diệu Huyền trở nên đẹp và hấp dẫn du khách hơn.
Huyền phải mất gần 1 tháng mới nắm được hết tất cả các kỹ năng để gấp, tạo hình một chiếc hộp bánh đúng như xưa. “Lớp giấy sắc màu bọc bên ngoài đòi hỏi sự tỉ mỉ của nghệ thuật trong từng nếp gấp, sắp xếp tầng lớp và cấu trúc xen kẽ với nhau như nghệ thuật origami để tạo nên một khuôn bánh đầy màu sắc”, Diệu Huyền chia sẻ.
Văn hóa Huế trên quà lưu niệm
Mộc Truly là thương hiệu ra đời sau nhiều lần thất bại, vấp ngã của Phạm Thị Diệu Huyền. Với thương hiệu này, Huyền bán tất cả các đặc sản của Huế. Điều làm nên sự độc đáo trong việc quảng bá đặc sản của Huyền là bao bì. Những hình ảnh đặc trưng của di tích Huế, của vẻ đẹp Huế, của tranh làng Sình… đều được Huyền sưu tầm, chăm chút rồi thuê thợ thiết kế đưa lên bao bì.
Với tranh làng Sình, Huyền tìm về gặp nghệ nhân Kì Hữu Phước, người cuối cùng trong làng còn lưu giữ nghề làm tranh. Những gói mè xửng, qua sự chỉnh chu của Huyền, nó nằm trong một bao bì nhìn rất sang trọng.
Ngoài sen, Huyền còn tìm cách để quảng bá văn hóa Huế trên các bao bì đựng sản phẩm.
“Mình muốn người thưởng thức không chỉ biết đến mỗi mè xửng ở bên trong. Họ phải biết đến di tích Huế, văn hóa Huế”, Huyền nói về ý tưởng đưa các hình ảnh lên bao bì.
Với những bao bì nhãn mác bình thường, khi bóc một gói mè xửng ra, bạn sẽ vứt đi cái vỏ. Nhưng, với những nhãn mác này bạn sẽ vừa ăn đặc sản Huế vừa được ngắm các thắng cảnh, di tích Huế. Với những bao bì, nhãn mác này các bạn có thể giữ lại, chưng cất làm kỷ niệm như một bức tranh, thứ đồ chơi.
Tranh Làng Sình, hay các điểm di tích nổi tiếng của xứ Huế luôn được Huyền tìm cách đưa lên trên bao bì sản phẩm, với hi vọng giới thiệu được những nét đẹp của vùng đất cố đô.
Dự án Mộc Truly của Diệu Huyền sau đó đạt giải A, cuộc thi Khởi nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào năm 2019.
Phạm Thị Diệu Huyền gọi những đặc sản của Huế, những hình ảnh về vẻ đẹp Huế nằm trên sản phẩm là: “Gói ân tình xứ Huế”. Một xứ Huế “thu nhỏ” – mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng tinh tế và trang nhã xin được gửi trao đến bạn với tất cả sự chân thành. Huyền tin rằng mỗi chiếc hộp bạn đang cầm trên tay chính là thông điệp tuyệt vời nhất, riêng biệt nhất thể hiện niềm tự tôn dân tộc khi là một người con đất Việt.
Bánh in (bánh ngũ sắc) xứ Huế cũng là một trong những sản phẩm được Huyền đầu tư công sức nâng tầm.
Trong mỗi sản phẩm Huyền luôn đem đến cho người dùng một câu chuyên riêng. Những câu chuyện này được cô chắt lọc, in lên mặt sau bao bì gồm cả tiếng Anh lần tiếng Việt với những thông điệp riêng.
6 bộ về về tranh làng Sình, và 8 bộ về di tích Huế đã được Huyền đưa lên nhãn mác, bao bì và được sự đón nhận rất nhiệt thành của người dùng. Mộc Truly đang tiến tới sẽ làm một bộ nhãn mác về chùa Huế, các lăng ở Huế, 20 danh lam thắng cảnh đất thần kinh.
Sen trắng vào mùa, giới trẻ Hà Nội đổ xô ra ngoại thành 'sống ảo'
Đầm sen trắng ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang nở rộ, thu hút nhiều du khách, trong đó rất đông là những người trẻ tuổi đến check-in.
Đầm sen nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chỉ trồng duy nhất loài sen trắng.
Theo những hộ dân trồng sen nơi đây, việc chăm sóc sen trắng kỳ công và mất thời gian hơn so với sen hồng. Tháng 5 là thời điểm đẹp nhất của mùa sen trắng. Ban đầu, người dân nơi đây chỉ có ý định trồng để thu hoạch hoa đem bán, nhưng sau thấy nhiều người có nhu cầu chụp ảnh, các hộ dân đã mở rộng kinh doanh dịch vụ chụp ảnh sen tại vườn.
Anh Nguyễn Văn Thọ, một trong những người đầu tiên trồng sen trắng tại xã Tam Hưng cho biết, những ngày cuối tuần, vườn của anh có thể đón hơn 200 khách đến tham quan, bên cạnh đó cũng có nhiều "thợ ảnh" đưa khách đến chụp ảnh. Giá mỗi bó hoa sen trắng năm nay vẫn ở mức 50.000 đồng/bó 10 bông (không cao hơn mọi năm); mỗi một nhóm chụp ảnh phụ thu thêm 50.000 đồng.
Tháng 5 là thời điểm sen trắng tại xã Tam Hưng nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ về check-in.
Sen trắng còn có tên gọi là Bạch Liên, mang vẻ đẹp thanh tao và tinh khiết.
Đầm sen tại đây khác biệt với các đầm sen khác ở Hà Nội vì trồng toàn sen trắng.
Những bạn trẻ không ngại đường xa lẫn thời tiết nắng mưa nắng bất thường, sẵn sàng tìm đến, tạo dáng để có cho mình những tấm ảnh đẹp cùng sen.
Muôn vẻ tạo dáng bên cánh sen trắng.
Vài năm trở lại đây, người dân xã Tam Hưng đã mở rộng dịch vụ chụp ảnh tại đầm sen.
Các em nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến đầm sen trong ngày cuối tuần dịu mát.
Đầm sen trắng mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 4 giờ đến 18 giờ.
Vé vào cửa là 50.000 đồng/ người.
Trung bình một ngày, lượng khách tới đây khoảng 20-30 người, dịp cuối tuần có thể lên đến 200 người.
Cô gái Canada bỏ việc, bán hết đồ đạc để đi khắp thế giới Laura Pope nói rằng bỏ việc và bán hết đồ đạc để đi khắp thế giới là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời. Hơn 18 tháng qua, cô đã sống và làm việc ở 7 quốc gia. Năm 2020, Lora Pope làm việc cho chính phủ Canada với một vị trí làm văn phòng theo giờ hành chính. Tuy nhiên, cô luôn...