Cô gái hiểu sai vaccine chết vì Covid-19 trước đám cưới
Một phụ nữ chuẩn bị kết hôn với bạn trai lâu năm đã chết vì Covid-19 sau khi chần chừ tiêm chủng vì tin thông tin sai lệch về vaccine.
Samantha Wendell, 29 tuổi, ở bang Kentucky dự định kết hôn với vị hôn phu Austin Eskew vào ngày 21/8 sau 10 năm hẹn hò. Cô chuẩn bị tỉ mỉ cho đám cưới trong suốt hai năm, từ sơ đồ chỗ ngồi đến cách bài trí hoa.
Vì muốn có con ngay sau đám cưới nên nữ kỹ thuật viên phẫu thuật quyết định hoãn tiêm vaccine Covid-19. Một số đồng nghiệp trước đó nói với cô thông tin sai lầm rằng vaccine Covid-19 có thể gây vô sinh.
Samantha Wendell và vị hôn phu Austin Eskew. Ảnh: NBC/ Gia đình cung cấp .
Hồi tháng 7, Wendell thay đổi quyết định. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước lịch tiêm chủng, cô và vị hôn phu đều có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Wendell trước đó tham dự tiệc rượu ở thành phố Nashville, bang Tennessee.
Sau thời gian dài điều trị trong bệnh viện, nơi Wendell được đặt máy thở, cô đã qua đời ngày 10/9.
Video đang HOT
“Lẽ ra chúng tôi đã thấy em ấy bước vào lễ đường hai tuần trước”, chị họ Maria Vibandor Hayes đăng trên Facebook . “Em ấy chưa tiêm phòng vì lo lắng về khả năng sinh sản. Thông tin sai lệch đã giết chết em tôi”.
Tang lễ của Wendell được tổ chức trong nhà thờ cô dự định kết hôn. “Mọi việc lẽ ra đã không kết thúc theo cách này”, Hayes chia sẻ thêm. “Nếu chúng ta có thể cứu được thêm nhiều người và nhiều gia đình, thì đây chính là món quà em ấy để lại cho chúng ta”.
Thế giới vượt 195,6 triệu ca nhiễm; Đông Nam Á tiếp tục rối bời bởi biến thể Delta
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 27/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 195.620.934 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.188.197 triệu ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 177.396.147 người.
Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sự lây lan của biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đe dọa nỗ lực dập dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, đẩy nhiều quốc gia tại Đông Nam Á rơi vào tình trạng không còn giường bệnh và đe dọa đến tiến trình phục hồi kinh tế của các nước.
Tại Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận mức tăng cao nhất trong 1 ngày của cả số ca tử vong và số ca nhiễm mới, lần lượt ở mức 2.069 ca và 45.203 ca. Giới chức y tế cho biết nước này cần 2.500 tấn oxy mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến của bệnh nhân COVID-19. Nhu cầu về thuốc điều trị COVID-19 cũng tăng gấp 12 lần kể từ 1/6 vừa qua. Indonesia cũng đang trong tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19. Trước đó, Bộ trưởng Budi thừa nhận Indonesia chỉ còn khoảng 22 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 dự trữ và dự kiến sẽ sử dụng hết trong 1 tháng.
Cùng ngày, Malaysia thông báo nước này ghi nhận 16.117 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tổng Thư ký của Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah, dịch bệnh COVID-19 ở nước này được dự báo sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 9 tới với 24.000 ca mắc mới/ngày. Ông Noor Hisham cho biết thêm số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Malaysia được dự báo sẽ tiếp tục tăng, lên mức 17.000 ca/ngày vào giữa tháng 8 tới và đỉnh điểm là 24.000 ca/ngày vào tháng 9, sau đó có thể giảm xuống dưới 1.000 ca vào tháng 10. Nguyên nhân được ông Noor Hisham giải thích là nhờ hiệu quả của vaccine có thể đạt 75% nếu tốc độ tiêm chủng đạt 100.000 liều/ngày cho liều thứ 2 và có thể đạt hiệu quả 80% vào tháng 10 nếu tốc độ đạt 150.000 liều/ngày cho liều thứ 2. Hiện 80% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Bộ Y tế Philippines cũng thông báo ghi nhận 7.186 ca mắc mới COVID-19 - cao nhất kể từ ngày 13/6, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 1.562.420 ca, trong đó có 27.318 ca tử vong. Philippines đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn sự lây lan nhanh của các biến thể xuất hiện tại nước này, trong đó Delta là biến thể có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất.
Cục Dịch vụ Y tế (DMS) thông báo thủ đô của Thái Lan đã hết giường trong khu chăm sóc tích cực (ICU) để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng. Tình trạng thiếu giường bệnh đang trở nên trầm trọng hơn do cần phải có các cơ sở ICU riêng biệt cho bệnh nhân COVID-19 để tránh lây nhiễm chéo sang các bệnh nhân nặng khác. Các quan chức y tế Bangkok đã đề nghị quân đội triển khai nhân viên y tế để giúp ứng phó với làn sóng các bệnh nhân COVID-19 mới. Thái Lan đã ghi nhận thêm 14.150 ca nhiễm mới cùng 118 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ đầu dịch tới nay lên 526.828, trong đó có 4.264 người không qua khỏi.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/7/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 2.848 ca. Mốc cao nhất trước đó là ngày 7/1 với 2.520 ca. Do lo ngại làn sóng lây nhiễm biến thể Delta, chính quyền Tokyo đã đề nghị các bệnh viện chuẩn bị thêm giường để điều trị bệnh nhân COVID-19. Số ca nhiễm mới tại thành phố này trong ngày 26/7 đã tăng gấp đôi so với 1 tuần trước.
Với việc các bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, Tokyo đặt mục tiêu nâng số giường lên 6.406 vào đầu tháng tới so với mức hiện nay 5.967. Theo đó, nhà chức trách đề nghị các bệnh viện nên xem xét lùi các lịch phẫu thuật đã lên kế hoạch, cũng như giảm quy mô điều trị.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo các yếu tố theo mùa, việc gia tăng đi lại và sự lây lan của các biến thể có thể sẽ dẫn đến việc bùng phát trở lại các trường hợp mắc COVID-19 tại Nhật Bản vào mùa Hè này. Hiện tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Nhật Bản vẫn còn khá thấp so với các nước đang phát triển, khi mới chỉ có 36% dân số được tiêm ít nhất một mũi.
Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra theo các quy định cách ly nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh, song đã có 155 ca mắc COVID-19 được phát hiện trong số các vận động viên và nhân viên của các đoàn thể thao. Trong một tuyên bố đưa ra ngày 27/7, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide khẳng định số ca mắc mới cao kỷ lục tại Tokyo không phải là một vấn đề đối với Olympic, đồng thời cho rằng người dân cần tập trung làm việc tại nhà để giảm thiểu đi lại.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tại khu vực Trung Đông, Iran và Iraq đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng có trong ngày 27/7. Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki nhận định quốc gia Trung Đông này đang tiến gần đỉnh của làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ 5 tại nước này. Ông hy vọng tình hình dịch bệnh tại Iran sẽ thuyên giảm sau 7 hoặc 8 ngày tới.
Iran thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 34.951 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 3.758.197 ca. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, Iran ghi nhận số ca nhiễm mới tăng ở mức cao chưa từng thấy. Hôm 26/7, Iran có 31.814 ca nhiễm mới. Trong 24 giờ qua, Iran có 357 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi ở nước này lên 89.479 ca.
Iraq cũng đã ghi nhận 12.185 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này đã lên tới 1.577.013 ca, bao gồm 18.418 ca tử vong.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu tại trang Our World in Data, tại khu vực Mỹ Latinh, Chile và Uruguay đã tiêm chủng cho hơn một nửa dân số trong khi Argentina, Brazil, Colombia và Mexico mới tiêm cho gần 1/4 dân số. Theo Tổ chức y tế liên châu Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 47 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ đã ghi nhận ít nhất một biến thể mới, trong đó 11 nước đã ghi nhận cả 4 biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Hiện biến thể Delta đã có mặt tại trên 100 quốc gia và là nguyên nhân chính gây ra các đợt bùng phát dịch mới, khiến nhiều nơi buộc phải phong toả hoạt động kinh tế.
Nhiều người Mỹ đổ xô tiêm vaccine Do biến thể Delta lây lan mạnh và các hạn chế với những ai chưa tiêm chủng, số người Mỹ đăng ký tiêm vaccine đột ngột tăng. Sau thời gian ngắn ngủi dịch bệnh hạ nhiệt, Mỹ hiện bước vào thời điểm bước ngoặt. Số ca nhiễm tăng nhanh, lên hơn 51.000 một ngày, gấp 4 lần so với tháng trước. Đất nước...