Cô gái “hát được 6 thứ tiếng” từng gây chấn động tại “Vietnam’s Got Talent” giờ ra sao?
Sau những tranh cãi tại “Vietnam’s Got Talent”, Quỳnh Anh chọn con đường phát triển sự nghiệp ở Úc.
Còn nhớ cách đây 7 năm, gia đình thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh cùng ban tổ chức “Vietnam’s Got Talent” đã tạo nên những tranh cãi gây chấn động ở thời điểm đó.
Thời điểm đó, anh trai Quỳnh Anh nhận xét thí sinh này có giọng hát “đỉnh của đỉnh”, còn mẹ thí sinh này tự hào: “Giọng ca của cháu được thừa hưởng từ cụ, ông bà nội, ông bà ngoại và bố mẹ, các anh các chị đều hát. Bố mẹ đã từng đoạt Huy chương vàng khi còn trẻ”.
Trước khi thể hiện phần thi hát của mình, cô bé Quỳnh Anh cũng giới thiệu lại khả năng của bản thân trước ban giám khảo và khán giả có mặt tại trường quay. Hầu hết khán giả đã ồ lên khi Quỳnh Anh đưa ra thông tin thí sinh 15 tuổi này có thể hát nhiều ngoại ngữ ( tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Hoa) nhưng cuối cùng cô bé lại chọn hát bằng… tiếng Việt.
Vietnam’s Got Talent: “Tình Mẹ” – Lê Nguyễn Quỳnh Anh
Những lời giới thiệu đầy sự phấn khích của thí sinh và người thân đã không được như lời chia sẻ ban đầu. Quỳnh Anh còn khá non khi thể hiện ca khúc “Tình mẹ”. Giọng hát của cô bé không tệ nhưng không phải giọng lạ, âm vực hạn chế, kĩ thuật non, nốt không chắc nên hát bị phô, chuyển giọng không mượt, cột hơi còn khá yếu hát tone cao bị với… là những yếu tố khiến phần trình diễn “Tình mẹ” không được tốt như lời thí sinh này giới thiệu.
Tuy nhiên, phần kịch tích nhất của màn thi này lại nằm ở tình huống mẹ thí sinh đã tiến ra sân khấu, lấy mic của con gái cùng lời dặn: “Không, con cứ đưa đây cho mẹ, con đứng lại đã” và sau đó phân bua về khả năng của con gái mình.
Trong chia sẻ của mình, mẹ của thí sinh này nói rằng: “Tại sao lại không thể cho cháu một cơ hội vì cháu mới 15 tuổi và cháu hát được 6 thứ tiếng rất chuẩn… Tôi không đi xin cho con tôi. Tôi không cần thành tích nhưng đây là sân chơi và tôi rất muốn tạo điều kiện cho các cháu có đam mê ca hát và có năng khiếu đi theo sân chơi lần đầu tiên tổ chức của Việt Nam”, rồi sau đó phía trong hậu trường, mẹ thí sinh này tiếp tục nhận định: “Tôi không tâm phục, khẩu phục. Lê Nguyễn Quỳnh Anh thực sự là một người có tài năng. Không phải vì con hát mẹ khen hay nhưng em có tài năng. Một đứa trẻ hát được 6 thứ tiếng như vậy. Thực sự, tôi thấy em trình bày hôm nay rất là tốt”.
Sau đó, sự việc nhanh chóng leo thang thành một cuộc tranh cãi lớn trong dư luận Việt Nam về nhiều khía cạnh của cả thí sinh và ban tổ chức giải tới cuối tháng 2 năm 2012 mới hạ nhiệt. Về sau, sự việc này vẫn được nhắc lại như là một sự kiện có tính không hay của ngành giải trí Việt Nam.
Quỳnh Anh sau đó cũng tập trung vào việc học và không tham gia nhiều vào các hoạt động giải trí ở Việt Nam. Nữ sinh sinh năm 1996 chọn con đường du học ở Úc để trau dồi thêm khả năng âm nhạc của bản thân. Đến thời điểm hiện tại, Quỳnh Anh trợ giảng thanh nhạc cho trung tâm đào tạo. Thi thoảng, cô cũng đăng tải các bản cover trên trang YouTube để đỡ nhớ nghề và có thể công nhận một điều rằng, giọng hát của Quỳnh Anh đã tiến bộ hơn rất nhiều.
Quỳnh Anh cover “Lay Me Down” của Sam Smith
Quỳnh Anh cover “Duyên Mình Lỡ” của Hương Tràm
Quỳnh Anh cover “Còn yêu, đâu ai rời đi” của Đức Phúc
Ngoại hình hiện tại của cô gái sinh năm 1996
Theo trí thức trẻ
Sinh viên được chọn một trong 9 ngoại ngữ chuẩn đầu ra
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM ban hành quy định tổ chức giảng dạy ngoại ngữ không chuyên và chuẩn trình độ ngoại ngữ bậc ĐH hệ chính quy.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tại Thủ Đức - NGỌC PHƯỢNG
Điểm đáng chú ý là quy định ngoại ngữ giảng dạy và công nhận đạt chuẩn đầu ra cho 9 ngôn ngữ gồm: Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Ý. Sinh viên được phép chọn 1 trong số 9 ngoại ngữ trên làm môn ngoại ngữ không chuyên bắt buộc trong chương trình đào tạo với thời lượng tương đương 10 tín chỉ.
Trình độ chuẩn đầu ra tiếng Anh là chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung châu Âu. Riêng ngành quan hệ quốc tế, sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu B2. Theo quy định của trường này, từ khóa tuyển sinh 2018 trở đi, các chứng chỉ ngoại ngữ phải đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.
Quy định này áp dụng cho sinh viên ĐH chính quy văn bằng 1 từ khóa tuyển sinh 2013, sinh viên chính quy văn bằng 2 và liên thông từ khóa tuyển sinh 2018 trở đi. Riêng sinh viên chất lượng cao, cử nhân tài năng và người nước ngoài có quy định riêng.
Theo Thanh niên
Biểu tình bùng nổ vì ký túc xá đại học tăng giá 1.500% ở Ấn Độ Sau khi Đại học Jawaharlal Nehru danh tiếng ở New Delhi công bố kế hoạch tăng giá phòng ký túc xá, hàng nghìn sinh viên đã phản đối khiến trường không thể hoạt động trong cả tháng. "Tôi nói với cảnh sát rằng tôi bị mù. Tôi yêu cầu anh ta đừng đánh tôi nữa vì tôi không thể chạy đi đâu cả....