Cô gái Hà Nội bị biến dạng vùng kín sau khi đi thẩm mỹ
Nữ bệnh nhân bị biến dạng và nhiễm trùng nặng sau phẫu thuật thẩm mỹ thu gọn vùng kín tại một cơ sở thẩm mỹ.
Ảnh minh họa
Khoa Phu san, Bênh viên Trung ương quân đội 108 vừa tiêp nhân nữ bệnh nhân 24 tuôi ở Hà Nội bi nhiêm trung vung kin năng sau thực hiện thẩm mỹ.
Cô gái tìm đến một spa tư nhân để thực hiện thu nhỏ vùng kín. Tuy nhiên 7 tiếng sau phẫu thuật, cô gái phát hiện vùng kín ra máu nhiều, sưng đau tâng sinh môn nên vội đến Bệnh viện 108 để khám.
BS Trân Minh Trang, khoa Phu san cho biết, vùng kín bệnh nhân có khối máu tụ to 8 cm, đè đẩy âm đạo, nhiễm trùng nặng. Phần môi lớn của bệnh nhân vẫn còn chỉ, tuy nhiên toàn bộ môi bé đã bị cắt sát đến vùn tiền đình.
Ngay lập tức bệnh nhân được tiêm kháng sinh mạnh toàn thân để chống nhiễm trùng, cắt chỉ khâu lấy khối máu tụ, đặt dẫn lưu làm sạch và cầm máu, kết hợp vệ sinh tại chỗ và đặt thuốc âm đạo…
Sau vài ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục uống kháng sinh chống phù nề. Tuy nhiên BS Minh Trang cho biết, bệnh nhân có nguy cơ rất lớn bị viêm nhiễm phụ khoa về sau.
Video đang HOT
“Môi bé là một cặp nếp gấp da mỏng tạo thành một phần của âm hộ, hoạt động như những cấu trúc bảo vệ bao quanh âm vật, lỗ tiểu và lỗ âm đạo nhưng phần này của bệnh nhân đã bị cắt bỏ, nên nguy cơ bị nhiễm nấm, viêm nhiễm thường trực”, BS Trang giải thích.
Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt thẩm mỹ vùng kín được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm và lựa chọn để thu nhỏ âm đạo, khắc phục khuyết điểm, sẹo xấu sau sinh.
Đây là kĩ thuật cần được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình được đào tạo bài bản. Tuy nhiên rất nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa tự phát tự ý mở thêm dịch vụ thẩm mỹ vùng kín và chèo kéo khách hàng với chi phí rẻ bằng 1/2, thậm chí 1/4 giá tại các cơ sở được cấp phép.
Nếu không tìm hiểu kỹ, khách hàng có thể rơi rơi vào cảnh tiền mất, tật mang, phải chịu những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Theo BS Trang, tại các cơ sở thẩm mỹ chui, ngoài việc thiếu trình độ, những người thực hiện không kiểm soát tốt môi trường vô khuẩn nên bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.
“Ở mỗi cá nhân, môi bé, môi lớn có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Chị em không nên tự ti. Một số trường hợp bị phì đại môi bé hoặc tầng sinh môn bị rách rộng sau sinh có thể thu nhỏ nhưng cần đến các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình uy tín để thực hiện”, BS Trang khuyến cáo.
29 tuổi đã bị liệt nửa người, và đây là lý do nhiều người trẻ rất hay gặp
Không có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn đông máu... nhưng người phụ nữ 29 tuổi đã rất bất ngờ khi bác sĩ kết luận bị đột quỵ.
Cuộc sống nhiều áp lực cũng khiến gia tăng người trẻ bị đột quỵ
Được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải, gia đình bệnh nhân nữ 29 tuổi "ngã ngửa" khi bác sỹ kết luận cô gái bị đột quỵ dù bệnh nhân không hề có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp.
Tại Trung tâm Đột quỵ não, bệnh nhân được chụp phim cắt lớp vi tính não và mạch não. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị chảy máu não vùng thái dương, tràn máu vào trong não thất, mạch máu não không phát hiện tổn thương. Bác sỹ Trung tâm Đột quỵ não nhận định đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp và rối loạn chức năng đông máu.
Mặt khác dựa vào hình thái và vị trí chảy máu não có thể xác định bệnh nhân có dị dạng thông động tĩnh mạch não. Vì vậy, song song với quá trình điều trị tích cực, bệnh nhân đã được chụp DSA (Digital Subtraction Angiography). Điều này đã giúp bác sỹ lên kế hoạch điều trị triệt để nguyên nhân gây chảy máu não, phòng tránh nguy cơ tái phát đột quỵ não. Qua 15 ngày điều trị bệnh nhân ra viện trong tình trạng: tỉnh, tự đi lại vận động được.
Thông thường, đột quỵ não được xem là bệnh của người cao tuổi, với độ tuổi trung bình của bệnh là từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây đột quỵ não đang ngày càng trẻ hóa với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Nhiều bệnh viện, đơn vị đột quỵ thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ khi mới 18, 20 tuổi.
Theo các chuyên gia, không chỉ gây nguy cơ tử vong cao, đột quỵ còn để lại di chứng nặng nề. Hơn 90% số người may mắn sống sót phải đối mặt với di chứng, khả năng tái phát và thời gian đằng đẵng tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Đặc biệt, người trẻ bị đột quỵ khiến gia đình mất đi trụ cột và khó khăn hơn về vấn đề tài chính chăm sóc, cải thiện.
Bác sỹ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đột quỵ chảy máu não ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng trong xã hội hiện đại, nguyên nhân là hệ luỵ từ cuộc sống hiện đại với lối sống không lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lười vận động tác động không nhỏ đến nguy cơ xuất hiện đột quỵ...
Ngoài ra, người trẻ hiện cũng chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc: dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Theo một khảo sát đăng trên tạp chí Stroke, mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 đến 35.
Tuy nhiên, theo BS Phạm Văn Cường, nguyên nhân thường gặp do vỡ dị dạng mạch máu não, đái tháo đường và tăng huyết áp, rối loạn đông chảy máu hoặc sử dụng chất kích thích (rượu, bia)...
Theo đó, việc trẻ hoá độ tuổi mắc các hội chứng chuyển hoá cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường... góp phần vào việc tăng khả năng bị đột quỵ ở người trẻ.
Qua 15 ngày điều trị tại BV 108, nữ bệnh nhân 29 tuổi đã, tự đi lại vận động được.
Đặc biệt một nguyên nhân khác cũng khiến gia tăng người trẻ bị đột quỵ là do tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe. Theo đó, tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn mà con người sung sức nhất, ít bệnh tật nhất. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các yếu tố nguy cơ của đột quỵ diễn tiến âm thầm.
Để phòng ngừa từ sớm chính là cách để bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ, theo đó, người trẻ cần biết cân bằng cuộc sống giữa công việc và nghỉ ngơi, dinh dưỡng và vận động.
Về ăn uống cần hạn chế chất béo, ngọt, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây. Nên vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe... 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần).
Các bạn trẻ cũng nên làm việc nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, mất ngủ, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng cần khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và cải thiện các yếu tố nguy cơ đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
Ngoài ra, BS Phạm Văn Cường cũng nhấn mạnh, chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu não là hết sức cần thiết nhằm điều trị triệt để căn nguyên, tránh chảy máu tái phát. Hiện nay phương pháp chụp cắt lớp vi tính mạch máu não hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não đã được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện nhằm tìm các dị dạng động tĩnh mạch não- căn nguyên gây chảy máu não thường gặp ở người trẻ tuổi.
Với những trường hợp bệnh nhân đột quỵ chảy máu não trẻ tuổi, không có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn đông chảy máu, BS Phạm Văn Cường lưu ý cần được chụp mạch não để tìm nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viện tuyến đầu cần chuyển các bệnh nhân này đến các trung tâm có khả năng chụp DSA để tránh bỏ sót bệnh lý.
"Kén" đặt phụ khoa được quảng cáo như thần dược: Nhận định từ chuyên gia Theo lời quảng cáo của người bán, chỉ cần đặt "kén" vào vùng kín từ 24-48h, các chất bẩn, nấm ngứa sẽ được dọn sạch, từ đó giúp người dùng chữa đủ các loại bệnh phụ khoa, thậm chí là cả vô sinh. Kén đặt phụ khoa chữa "bách bệnh" "Diệt nấm, vi khuẩn"; "phòng chống tất cả các loại viêm nhiễm phụ...