Cô gái gốc Việt từ lao công trở thành nhà thiết kế của Rihanna
Trong giới stylist Mỹ, không ai không biết tới Nini Nguyễn – người lên ý tưởng thiết kế, chọn lựa trang phục và phụ kiện cho nữ ca sĩ Rihanna. Cô gái gốc Việt 26 tuổi này đã khởi nghiệp bắt đầu từ nghề lao công.
Nini sinh ra tại Việt Nam và sống ở đây tới năm 6 tuổi, sau đó, cô sống 8 năm ở Thái Lan. Tới khi 14 tuổi, cô chuyển sang Mỹ sinh sống.
Con đường tới với nghề Stylist của Nini không hề dễ dàng. Khi qua Mỹ, cô xin vào làm việc tại một cửa hàng thời trang bán lẻ. Lúc đó, cô rất muốn được nhận làm nhân viên bán hàng nhưng vì vốn tiếng Anh hạn chế nên không được tuyển dụng.
Tuy vậy, Nini hiểu rằng mình cần phải có một xuất phát điểm, dù là rất thấp, vì vậy cô chấp nhận công việc bán thời gian tại cửa hàng và trở thành lao công dọn dẹp đến đây một tuần vài lần để làm nhiệm vụ.
Nini vốn rất yêu thích thời trang và cơ hội đã đến với cô khi có một lần Nini nhìn thấy một vị khách lúng túng chọn đồ, cô đã “lén lút” tới tư vấn cho người này và kết quả vị khách hàng ra về với hàng tá đồ trên tay. Điều này đã khiến các nhân viên bán hàng vô cùng ngưỡng mộ cô lao công nói tiếng Anh chưa sõi.
Dần dần, khi vốn tiếng Anh của cô khá hơn, người quản lý đã đưa cô lên vị trí nhân viên bán hàng. Ban đầu, cô là người có doanh số bán hàng xuất sắc nhất tại cửa hàng, rồi đạt mức doanh số “quán quân” trong khu vực, trong quận…
Ở tuổi 17, Nini đã trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc có tiếng. Cô bắt đầu “nhảy việc”, chuyển chỗ làm qua các hãng thời trang nổi tiếng khác nhau.
Video đang HOT
Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Nini là khi cô quyết định trở thành một stylist để tìm được sự tự do trong công việc, được thỏa sức sáng tạo, lên ý tưởng và kết hợp các chất liệu thời trang mình ưa thích. Dần dần khách hàng tìm tới cô ngày một đông, có cả những người nổi tiếng, được biết tới nhiều nhất là ca sĩ Rihanna.
Khi được hỏi về việc hợp tác với Rihanna với tư cách một stylist riêng, chuyên lên ý tưởng, thiết kế, phối đồ cho cô ca sĩ nổi tiếng, Nini Nguyễn chỉ nói ngắn gọn rằng Rihanna là một trong những khách hàng dễ chịu nhất của cô.
Nghề Stylist đòi hỏi phải giữ kín thông tin cho khách, đặc biệt là những người nổi tiếng, vì vậy, cô không được phép chia sẻ nhiều về Rihanna.
Hiện giờ, Nini Nguyễn là một tên tuổi lớn trong giới stylist Mỹ. Đối với bản thân, cô theo đuổi phong cách thời trang đơn giản, trẻ trung, năng động nhưng vẫn thanh lịch, sang trọng và nữ tính.
Dù luôn chọn lựa những nhãn hiệu thời trang cao cấp cho khách hàng vốn là những người nổi tiếng và giàu có, bản thân cô cũng từng làm việc trong môi trường thời trang cao cấp nhưng Nini không phải tín đồ hàng hiệu. Cô vẫn hay chọn những sản phẩm bình dân cho bản thân.
Phương châm trong thời trang của Nini là “mặc gì không quan trọng bằng cách mặc”.
“Nguyên tắc số 1 trong thiết kế thời trang của tôi chính là khiến cho khách hàng cảm thấy họ xinh đẹp và tự tin. Ban đầu, tôi sẽ đưa ra một số gợi ý đề xuất, nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với những sản phẩm tôi đưa ra, tôi sẽ bắt đầu bước tiếp theo là thêm vào “gia vị riêng” theo phong cách của vị chủ nhân.
Quần áo đẹp là thứ trang phục khiến bạn cảm thấy mình tự tin, xinh đẹp và không đưa vào tâm trí bạn bất cứ sự nghi ngờ nào về bản thân mình. Cảm thấy không thoải mái khi mặc một bộ đồ lên người sẽ rất tai hại. Ngay lập tức bạn có cảm giác rằng hình như có điều gì không ổn và thế là bạn không còn ở phong độ tốt nhất nữa.”
Theo Dantri
Những ưu đãi của nhân viên Apple Store
Apple không chỉ cho phép nhân viên của mình mua hàng với giá rẻ bất ngờ mà còn đảm bảo cho họ một số quyền lợi như mua cổ phiếu hay được chăm sóc sức khỏe miễn phí.
Chính sách bán hàng giảm giá cho nhân viên được coi là một trong những quyền lợi đáng giá nhất dành cho những người làm ở Apple. Vào ngày làm việc đầu tiên tại cửa hàng, các nhân viên sẽ được mua một trong các sản phẩm gồm: iMac, Mac Mini, Mac Pro, MacBook Air hoặc MacBook Pro với giá rẻ hơn 25%. Mức giảm giá 25% này cũng được áp dụng cho iPod, iPad, màn hình Apple cùng một số phụ kiện và dịch vụ khác của hãng (với số lượng phù hợp).
Nhân viên Apple được mua hàng với giá thấp hơn nhiều so với khách hàng. Ảnh: 9to5Mac.
Kết thúc ba tháng làm việc đầu tiên, nhân viên tại Apple Store lại có thể mua một chiếc máy tính Mac (trừ Mac Mini) với giá rẻ hơn 500 USD hoặc một chiếc iPad với giá rẻ hơn 250 USD so với bình thường. Nếu sử dụng quyền lợi này, họ sẽ không được giảm giá như vậy trong vòng ba năm sau đó nhưng lại được hưởng một chế độ khác.
Mỗi năm một lần, các nhân viên sẽ được mua một chiếc máy tính với giá rẻ hơn mức gốc là 25%. Bên cạnh đó, các thiết bị như iPod, iPad, phần mềm Apple và dịch vụ AppleCare cũng sẽ giảm 25%. Đối với sản phẩm của hãng thứ ba, họ được mua với giá rẻ hơn 10%.
Ngoài ra, các nhân viên làm việc toàn thời gian tại Apple Store sẽ được công ty chi trả toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến y khoa và nha khoa. Nếu bị bệnh nặng, họ còn được hưởng một số chương trình như trị liệu miễn phí do các đối tác của Apple ở Mỹ cung cấp.
Làm việc tại cửa hàng Apple đồng nghĩa với việc bạn có thể đăng ký vào các khoá học sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp như Final Cut Pro hay Logic. Sau khi được cấp bằng chứng nhận, bạn có thể dạy lại khách hàng cách sử dụng những phần mềm này.
Nhân viên Apple Store có thu nhập ở mức cao hơn so với các cửa hàng khác. Ảnh: Nypost.
Business Insider cho biết, nhân viên tại Apple Store có mức lương cao hơn so với thu nhập trung bình của các cửa hàng thông thường khác, mức lương trung bình là 9 đến 15 USD một giờ, trong khi người phụ trách ở quầy hỗ trợ khách hàng được trả tới 30 USD một giờ. Năm ngoái, có nhiều tin đồn về việc Apple đã nâng 25% mức lương dành cho nhân viên tại các cửa hàng do hãng này bị chỉ trích vì giảm quá nhiều lao động.
Được mua cổ phiếu của công ty cũng là một trong nhiều quyền lợi của các nhân viên ở đây. Phương thức bán lại cổ phiếu của hãng sản xuất iPhone, iPad cũng được đánh giá là rất thú vị. Đầu tiên, hãng này sẽ so sánh giá cố phiếu lúc nhân viên bắt đầu mua với 6 tháng trước đó, nếu giá nào thấp hơn thì sẽ được áp dụng đồng thời giảm thêm 15%.
Nhân viên Apple Store với chiếc áo phông quen thuộc. Ảnh: Gettyimage.
Thuận lợi lớn nhất có thể nhìn thấy được khi làm việc trong cửa hàng Apple Store là bạn không phải đừng xếp hàng trong nhiều giờ để vào mua sản phẩm. Ngoài chiếc áo phông đồng phục bắt buộc, bạn có thể ăn vận tuỳ ý, từ việc đội mũ, đi dép tông, để đầu mohawk, xỏ khuyên trên mặt. Tuy nhiên, dù đeo phụ kiện gì, Apple cũng bắt nhân viên của mình dính logo "Quả táo cắn dở" lên đó.
Theo VNE
BigC: Nho Việt Nam dán cờ Trung Quốc Tại sạp bán nho của siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, HN), khách hàng đã phát hiện những hộp nho bên ngoài niêm yết giá có dòng chữ ghi Made in Vietnam, nhưng bên trong lại dán cờ... Trung Quốc. Nho bán tại siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, Hà Nội) bên ngoài nhãn in made in Vietnam, nhưng...