Cô gái gốc H’Mông ở Olympic Tokyo chuộng mặc áo hở eo
Sunisa Lee thường mặc áo crop top đi kèm quần hay các kiểu chân váy lưng cao.
Sunisa Lee là vận động viên người Mỹ gốc HMông. Ngày 29/7, cô cùng các đồng đội giành huy chương vàng môn thể dục dụng cụ nữ tại Olympic Tokyo 2020. Nữ vận động viên từng có ý định bỏ cuộc vì thiếu tự tin khi lần đầu tham gia một thế vận hội lớn.
Ngoài đời, Sunisa hướng đến hình ảnh cô gái gợi cảm trong phong cách ăn mặc. Trang phục ưa chuộng của nữ vận động viên thường là kiểu dáng crop top đi kèm quần, chân váy lưng cao. Cách phối trang phục giúp tạo hiệu ứng vòng eo thon và kéo dài đôi chân cho người mặc.
Gu phối đồ đặc trưng của cô chính là lựa chọn một món đồ tông màu trung tính đi kèm thiết kế có họa tiết nổi bật để tránh hình ảnh rườm rà, rối mắt. Nữ vận động viên thường phối cùng phụ kiện xích to bản để tăng thêm vẻ cá tính cho bộ trang phục.
Video đang HOT
Gu ăn mặc của Sunisa cũng thiên hướng về tinh thần thể thao với những chiếc quần suông cargo túi hộp đi kèm sneakers cao cổ của Nike. Hiểu được khuyết điểm về chiều cao, cô luôn chọn áo ngắn trên eo để tạo cảm giác cơ thể dài hơn.
Nếu không diện crop top dài tay, Sunisa Lee sẽ kết hợp cùng áo khoác nam tính. Cô luôn lựa chọn phụ kiện có sự đồng điệu màu sắc với họa tiết trên trang phục.
Ngoài quần dài, Sunisa Lee thường phối áo crop top xếp bèo nữ tính cùng chân váy đồng điệu chất liệu và họa tiết. Với kiểu trang phục này, nữ vận động viên chọn giày cao gót tông màu nude để tạo hiệu ứng đôi chân thon gọn.
Trong những buổi tiệc, Sunisa mặc đồ gợi cảm hơn với kiểu váy hai dây ôm sát cơ thể tông màu tối đi kèm giày cao gót đồng điệu.
Ngoài ra, cô cũng ưa chuộng dáng váy dài với đường xẻ ngực sâu. Phụ kiện thường tiết chế với một món trên tổng thể như khuyên tai hay vòng cổ. Sunisa bắt đầu đến với bộ môn thể dục dụng cụ từ năm 6 tuổi. Năm 2018, nữ vận động viên giành huy chương vàng tại giải Pacific Rim Gymnastics Championships.
Hành trình cổ tích của cô gái gốc Lào vô địch Olympic
VĐV 18 tuổi Sunisa Lee giành HC vàng toàn năng nữ Olympic Tokyo tối 29/7 là người dân tộc Hmong, có bố mẹ đều là người Lào tị nạn tại Mỹ.
Người đẹp tuổi teen đạt tổng điểm 57,433, giành HC vàng sau 4 phần thi nhảy chống, xà lệch, cầu thăng bằng và biểu diễn tự do. Số điểm của Sunisa Lee chỉ hơn đối thủ người Brazil giành HC bạc là Andrade Rebeca chưa đầy 0,2 điểm. VĐV của đoàn Ủy ban Olympic Nga Melnikova Angelina giành HC đồng. VĐV 18 tuổi là người dân tộc Hmong đầu tiên đại diện cho tuyển xứ sở cờ hoa ở Olympic.
Sunisa hạnh phúc khoe HC vàng Olympic toàn năng nữ. Ảnh: AFP.
Sunisa lớn lên ở Saint Paul, Minnesota, Mỹ, nơi có khoảng 80.000 người Hmong sinh sống. Bố mẹ cô - Houa John Lee và Yeev Thoj - đều sinh ra ở Lào và thuộc dân tộc thiểu số Hmong. Vì ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt Nam những năm đầu 1970, gia đình của bố mẹ Sunisa Lee cũng như bao gia đình người Hmong khác ở Lào tìm cách chạy khỏi đất nước. Bắt đầu từ trại tị nạn ở Thái Lan, gia đình anh Houa John Lee nhập cư vào Mỹ năm 1979 khi anh 8 tuổi còn chị Yeev Thoj tới xứ sở cờ hoa năm 1987 khi 12 tuổi.
Bố mẹ nhà vô địch Olympic gặp nhau khi trưởng thành, theo ESPN . Anh John không phải là bố ruột của Sunisa. John là ông bố đơn thân có hai đứa con là Jonah và Shyenne trước khi gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với chị Yeev Thoj người cũng có cô con gái riêng Sunisa hai tuổi. Tuy nhiên cô gái 18 tuổi và bố dượng lại rất gắn bó và Sunisa quyết định đổi sang họ Lee của John. Ngoài con riêng của mỗi người, bố mẹ của VĐV 18 tuổi còn sinh thêm ba con chung.
Khi còn nhỏ, Sunisa mê mẩn thể dục dụng cụ sau khi xem video qua YouTube và cố gắng bắt chước, học theo. Cô bé gốc Lào rất hiếu động, nhào lộn rồi ngã liên tục trong nhà, dùng thanh kim loại phơi quần áo trong vườn làm nơi "tập luyện". Năm Sunisa 6 tuổi, bố mẹ đăng ký cho cô học thể dục dụng cụ tại trung tâm thể dục Midwest ở Little Canada và Sunisa vẫn tập cho tới ngày nay.
Khi Sunisa lớn hơn một chút, bố dượng làm cho cô một cây cầu thăng bằng từ gỗ để con gái có thể tập tại nhà vì không đủ tiền mua thiết bị tập thực sự. Bố John là nguồn động viên lớn của cô gái tuổi teen. Năm Sunisa 12 tuổi, hai bố con đánh cược với nhau rằng nếu cô giành chiến thắng trong một cuộc thi, bố sẽ mua cho một chiếc iPhone. Số tiền mua điện thoại không hề nhỏ với John nhưng khi Sunisa chiến thắng, anh bán cả xe để mua cho con như đã hứa.
Sunisa (đứng sau ngoài cùng bên phải) bên bố mẹ và các chị em gái. Lúc này bố cô vừa gặp tai nạn, phải ngồi xe lăn. Ảnh: Twitter.
Tháng 8/2019, gia đình nhỏ của Sunisa gặp biến cố khi anh John bị ngã từ trên thang xuống trong lúc cắt tỉa cây nhà hàng xóm. Anh bị gẫy xương sườn, gẫy cổ tay và tệ nhất là bị tổn thương tủy sống. Dù bị thương phải nằm viện điều trị dài ngày, bố vẫn động viên Sunisa tham gia thi đấu ở giải vô địch quốc gia. Cô gái 16 tuổi khi ấy đã gạt bi kịch gia đình sang một bên, xếp thứ hai ở nội dung toàn năng nữ sau đàn chị nổi tiếng Simone Biles và giành HC vàng ở nội dung xà lệch. Hai năm sau tai nạn, bố Sunisa vẫn phải ngồi xe lăn. "Trước khi bị thương, tôi là người khỏe mạnh, năng động, hay sửa chữa mọi thứ trong nhà. Giờ đây tôi không thể làm gì cả, thật khó khăn. Nhưng mỗi khi tôi bực tức với bản thân, tôi nhìn Sunisa và nghĩ về những gì con bé đã trải qua để đạt được ngày hôm nay, tôi lại được truyền cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh", anh John thổ lộ.
2021 là năm bận rộn với nhà vô địch tuổi teen. Trước khi tới Olympic, Sunisa từng về nhất ở nội dung xà lệch tại một loạt giải như Winter Cup, American Classic và vô địch thể dục dụng cụ quốc gia. Cô gái 18 tuổi cũng vừa tốt nghiệp trung học trường South Saint Paul và môn học yêu thích nhất của cô là khoa học. Mùa thu này, Sunisa sẽ là sinh viên Đại học Auburn ở Alabama.
Bên cạnh những niềm phấn khích khi giành chiến thắng, nữ VĐV tuổi teen còn trải qua những giai đoạn khó khăn. Khi Olympic bị dời lại một năm, Sunisar bị trầm cảm, thậm chí đã nghĩ tới việc bỏ thể dục dụng cụ. Sau đó, cô còn bị gẫy chân, đau lưng và mất đi người cô, người chú thân yêu vì Covid-19. Nhưng vượt lên tất cả, Sunisa đã ghi tên mình vào lịch sử Olympic, sánh ngang các đàn chị danh tiếng từng mang về HC vàng toàn năng cho đoàn Mỹ tại ở các kỳ Olympic trước như Mary Lou Retton, Carly Patterson, Nastia Liukin, Gabby Douglas và Simone Biles.
Nhà vô địch tuổi teen (giữa) bên hai đối thủ đoạt HC bạc và đồng sau nội dung toàn năng nữ tối 29/7. Ảnh: EPA.
Cô gái cao 1,42 m sẽ là 'người khổng lồ' tại Olympic Tokyo Olympic Tokyo diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng không vì thế mà những dự báo huy chương lại bị xem nhẹ, trong đó có đề cập đến những người khổng lồ. VĐV thể dục dụng cụ (TDDC) nữ Simone Biles chỉ cao 1,42 m nhưng được giới chuyên môn dự báo sẽ thành "người khổng lồ" tại Olympic Tokyo 2020, khai...