Cô gái dừng học đại học, về quê trồng cây trong khu vườn rộng 7000m đẹp mê mẩn ở trung tâm thành phố Đà Lạt
Sinh ra và lớn lên ở xứ sở nghìn hoa Đà Lạt, cô gái Thảo Nguyên (sinh năm 1996) đã có một quyết định bất ngờ, dừng việc học để trở về quê vui thú điền viên.
Vì yêu thiên nhiên, nhớ quê hương khi rời Đà Lạt đi học đại học, cô gái Thảo Nguyên đã quyết định trở về cùng bố cải tạo khu vườn, tạo không gian xanh mát tốt tươi cây lá.
Khu vườn của gia đình Thảo Nguyên tọa lạc ở trung tâm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với diện tích hơn 7000m2. Cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, khu vườn đã nuôi cô lớn lên từ khi được sinh ra. Điều may mắn ấy mãi đến khi đi học xa nhà, cô gái mới nhận ra.
Thảo Nguyên cho biết: “Gắn bó với khu vườn từ nhỏ nhưng mình ít khi nào phụ việc vườn cũng như giúp ba mẹ chăm sóc cây trái. Việc của mình có lẽ chỉ là đi hái trái thôi. Mình được ba mẹ yêu thương nên chỉ ăn rồi học.
Có lẽ quanh quẩn ở vườn nhà và được che chở quá lâu nên mình đã không biết quý trọng nó. Mình cũng không ý thức được đang ở một thành phố đáng sống cho đến khi mình có những chuyến xa nhà và phiêu lưu đầu tiên ở tuổi 17 trong cuộc đời”.
Không gian vườn của gia đình Thảo Nguyên khi nhìn từ trên cao.
Vườn được phân chia ô để trồng nhiều loại cây ăn quả.
Lối vào vườn vô cùng lãng mạn mỗi buổi chiều.
Cổng vào vườn.
Khu vườn vào buổi tối.
Đối với cô gái trẻ, rời xa tổ ấm của mình tới với thế giới rộng lớn bên ngoài mới nhận ra những điều tuyệt vời đã được nuôi dưỡng. Rời Đà Lạt đến Sài Gòn một mình để dự thi đại học là một mốc đặc biệt của Thảo Nguyên.
Giữa đô thị tấp nập với guồng quay cuộc sống, công việc, Thảo Nguyên mới nhận ra Đà Lạt bình yên biết mấy. Khi ấy, cô gái khôn nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ Đà Lạt, nhớ khu vườn ba mẹ ngày đêm cần mẫn chăm sóc. Đó cũng là lần đầu Thảo Nguyên biết nhớ quê hương, một cảm xúc lạ lùng mà cô gái nhỏ chưa bao giờ nghĩ đến.
Một góc trồng các loại rau.
Bơ.
Video đang HOT
Hoa cúc thân gỗ.
Những chậu cúc làm duyên trong vườn.
Khay gieo hạt.
Khu vườn với những bình yên.
Thảo Nguyên thường dành nhiều thời gian chăm cây, chăm rau.
Những vị khách có dịp ghé thăm vườn của gia đình Thảo Nguyên đều thốt lên rằng: “Khu vườn xinh quá; sống ở đây chắc sẽ thọ hơn chục tuổi; ước gì được sống ở vườn như em…” Những câu cảm thán ấy đã khiến cô gái bối rối. Tình yêu vườn được nhen nhóm từ đây. Hai mươi tuổi cô gái mới lần đầu tiên cầm cuốc, xẻng, bay để trồng những loại cây trong vườn…
Lần đầu tiên cô gái biết trồng cây để có trái thu hoạch cực nhọc đến thế nào, bởi trước nay ba trồng cây gì cũng trĩu quả nhưng cô con gái nhỏ có niềm tin ngây thơ, tự nó nên hình, nên dáng, ra hoa kết trái đơn giản, chỉ cần đào hố bỏ cây vào rồi lấp đất.
Khi có dịp được trải nghiệm, tự tay vun xới những cây trồng đầu tiên của mình, Thảo Nguyên mới biết việc chăm sóc vườn vô cùng vất vả. Người trồng phải quan sát hằng ngày cái chồi, cái lá, cái nụ, cái hoa rồi mới đến quả….
Sau khi trở về vườn, gắn bó và yêu thương, Thảo Nguyên cần rất nhiều thời gian để học được cách chăm cây. Những lúc mệt mỏi hay chán nản, cô gái lại vác máy ảnh chụp vườn để có thể cân bằng cảm xúc, tạo thêm động lực cho những hoạch định, giấc mơ dần trở thành hiện thực.
Thảo Nguyên luôn biết cách tự an ủi mình: “Có những lúc nhìn ngắm vườn, mình cũng chán nản vì hoa trồng thì không mọc, rau dự định hôm nay hái thì đêm qua sâu đã ăn giùm hết rồi. Nhưng mà chợt nhận ra, hoa cỏ dại cũng có nét xinh đẹp mà sâu ăn nó rồi lại hóa bướm bay rợp trời, thiên nhiên thật kỳ thú, lấy đi 1 nhưng luôn được bồi đắp 10. Bởi thế, việc ngắm vườn trở thành niềm vui của mình. Mình cũng thường chú ý đến việc tưới cây vào những ngày nắng nóng, chú ý nhổ cỏ khi mùa mưa đến”.
Khu vườn có diện tích hơn 7000m2 được ba của Thảo Nguyên trồng rất nhiều cây ăn trái như mít, xoài, vú sữa, bơ, ổi, chanh dây… Cô gái thường chọn một khoảng diện tích vừa đủ để trồng rau, trồng hoa theo nhu cầu của gia đình. Hiện tại khu vườn cũng là nơi được các bé ở trường mầm non xung quanh yêu thích. Cô gái thường dành thời gian dẫn các bé đi thăm quan khu vườn, vui chơi, trồng cây, tưới nước. Cuộc sống bình yên trọn vẹn ấy chính là điều mà cô gái trẻ Thảo Nguyên muốn giữ gìn và phát triển.
Nguồn ảnh: NVCC
Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 3 tháng tự tay dựng nhà gỗ, sang cafe chiều ăn cơm rau cà mà vẫn vui
Rời thành phố lên Đà Lạt tránh dịch Covid-19, chàng trai mong muốn có cuộc sống an yên trong ngôi nhà gỗ giữa khu vườn xanh mướt.
Để hiện thực hoá mục tiêu bỏ phố về rừng đó, anh đã phải trải qua nhiều thử thách.
Bỏ phố về rừng, sáng nhâm nhi tách cà phê, tối ăn cơm rau cà ngồi ngắm hoàng hôn buông
3 tháng trước, khi thành phố Hồ Chí Minh bùng phát dịch bệnh Covid-19, anh Quy Nguyễn đã quyết định rời thành phố, bỏ lại đằng sau chuỗi ngày sáng đi làm, tối về nhà lặp đi lặp lại ở thành phố.
Vốn sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, anh luôn tìm thấy ở xứ sở ngàn hoa sự an vui, bình yên. Thành phố mộng mơ như là nơi chốn trở về để Quy Nguyễn "sạc đầy năng lượng". Lần này, anh quyết sẽ trở quê hương để làm lại từ đầu.
Đã đủ trưởng thành, trải nghiệm va vấp nhiều, chàng trai 9x hiểu bỏ phố về rừng không phải là trào lưu mà ai thấy thích cũng làm được.
Anh Quy quyết định rời bỏ thành phố cùng những thành quả suốt nhiều năm.
Về quê làm lại từ đầu không có nghĩa sẽ có một cuộc sống dễ dàng chỉ toàn "màu hồng". Tuy nhiên, dịch bệnh hoành hành cùng nhưng bon chen nơi phố thị khiến anh Quy Nguyễn quyết tâm thay đổi:
"Mình quyết định rời bỏ chốn đô thị phồn hoa để về lại với vùng quê mình sinh ra, chấp nhận từ bỏ hết để mưu cầu một cuộc sống bình yên, chấp nhận giảm bớt nhu cầu lại, tập hài lòng với những gì mình đang có.
Hy vọng cuộc sống ở quê sẽ nhẹ nhàng bớt hơn thua. Như vậy đời sẽ an yên hơn. Đây không phải là quyết định dễ dàng và mình đã phải rất vất vả trong quãng thời gian đầu khi trở về" - anh Quy tâm sự.
Anh Quy cùng bạn mình quyết tâm lập nghiệp ở Đà Lạt
May mắn, anh gặp được một vài người bạn cùng chung chí hướng. Chị Hương Vũ, một người bạn của anh Quy chia sẻ: "Mình từ Hà Nội đến Đà Lạt chính thức là cuối năm 2017. Mình lớn lên trong một gia đình có truyền thông về cà phê khá nổi tiếng ở phố Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Gần đây khi biết anh Quy có ý định "bỏ phố về rừng" sống, hai anh em liền quyết định làm chung với nhau. Mình thấy rất may mắn khi gặp được anh Quy, một người rất yêu thiên nhiên rừng núi lại cùng chung quan điểm sống".
Tự tay dựng căn nhà gỗ cạnh rừng thông, trải qua nhiều gian nan để đổi lấy bình yên
Để có được một căn nhà nhỏ thơ mộng, sáng ngắm mây chiều trồng rau trên đất Đà Lạt, anh Quy phải trải qua hành trình vô cùng gian nan. Điều đầu tiên chính là gom góp tiền mua đất dựng nhà. Họ mua một phần đất, một phần thì đi thuê lại để tiết kiệm số vốn bỏ ra ban đầu.
Tự tay dựng nhà, làm vườn trồng rau củ và hoa
Sau khi tìm được mảnh đất nhỏ cạnh rừng thông, anh Quy bắt tay vào san ủi đất để dựng nhà. Chuỗi ngày khó khăn bắt đầu. "Để có được một phần như hôm nay thì là một chặng đường khá dài. Trước tiên là dựng căn nhà gỗ, ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì tụi mình chưa từng làm công việc về nghề mộc bao giờ.
Lần đầu tự làm nhà, không như thợ chuyên nghiệp nên làm hư gỗ và dụng cụ khá nhiều. Mọi thứ đều bắt đầu từ số 0, trời mưa thì sợ rắn rết vì xung quanh cây cối còn rậm rạp, ban ngày mà mất điện là nóng chịu không được luôn.
Vừa làm nhà, mình vừa tranh thủ trồng thêm ít su su, củ cải, rau và hoa để trang trí, hy vọng quá xong cây ra hoa là vừa. Sau 3 tháng, mọi thứ cũng đâu vào đó. Cuối cùng mình đã hoàn thành được căn nhà gỗ nhỏ vừa ở kiêm quán cà phê, dù nhiều góc khá xấu xí.
Để trang trí thêm một vài góc chill chill ngồi uống cà phê, mình xin của ba mẹ cái tivi, cassette cũ. Đặc biệt là máy nghe nhạc của ba vẫn còn dùng được. Mấy hôm nay mở lên nghe những bài nhạc xưa dưới cơn mưa Đà lạt, cảm thấy nhẹ nhàng hẳn"
Từ một người không biết gì về xây dựng, anh Quy Nguyễn đã có thể tự xây nhà gỗ. Ngày làm, đêm làm không ngừng nghỉ. Gặp nhiều tai nạn như lưỡi cưa cắt tay, bào hư gỗ là chuyện bình thường.
Anh Quy Nguyễn và chị Hương Vũ dự định khi dịch bệnh qua đi, ngôi nhà gỗ nằm cạnh rừng thông sẽ được cải tạo thêm để mở cửa đón khách đến uống cà phê, ngắm cảnh, giúp anh có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
"Nếm trải khó khăn gian khổ rồi mới có bình yên . Giờ đây, sáng mình uống cà phê, rồi đi trồng rau, chăm hoa, làm điều mình thích. Làm việc mệt thì nghỉ, khỏe thì làm tiếp.
Kinh tế ban đầu có khó khăn, nhưng mình nghĩ khi mọi thứ vào guồng rồi thì sẽ ổn định. Ai cũng có con đường, lựa chọn của riêng mình, với mình thì chấp nhận tiêu ít hơn một tí, thu nhập ít đi nhưng đổi lại là sự bình yên thì cũng xứng đáng".
Cột đèn giao thông đầu tiên ở Đà Lạt: Điểm khác biệt hoàn toàn với những nơi khác khiến ai xem cũng tấm tắc Đúng là đèn giao thông ở Đà Lạt có khác, đậm chất thành phố ngàn hoa luôn nhé! Cách đây không lâu, thông tin về việc thành phố Đà Lạt sẽ lắp đèn giao thông khiến cho không ít người xôn xao. Bởi trước đó, nơi này vốn gắn liền với danh xưng là thành phố "3 không": không đèn đỏ, không xích...