Cô gái Đồng Tháp bị ung thư cổ tử cung ở tuổi 24
Bệnh nhân này là trường hợp trẻ nhất mắc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM.
Bệnh nhân cho biết cách đây vài tháng có ra máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ vợ chồng. Kết quả sinh thiết tại Đồng Tháp cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết cổ tử cung bệnh nhân có sang thương nên phải xạ trị trước. Ngày 14/11 các bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tử cung và nạo hạch chậu hai bên.
“Bệnh nhân đã có con nên lựa chọn phương án cắt hoàn toàn tử cung. Nếu bệnh nhân muốn bảo tồn tử cung để mang thai, bác sĩ vẫn có thể thực hiện nhưng việc điều trị ung thư khó triệt để”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Đây là bệnh nhân ung thư cổ tử cung trẻ nhất tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Hơn 4.100 người phát hiện mới và 2.400 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Bệnh có khuynh hướng giảm hơn so với các bệnh lý ung thư phụ khoa khác nhưng tuổi bệnh nhân thì đang càng ngày càng trẻ hóa. Trước đây bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở phụ nữ tuổi trung niên.
Bác sĩ Tiến và đồng nghiệp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: N.T
Video đang HOT
Bác sĩ Tiến cho biết thủ phạm gây ung thư cổ tử cung được con người phát hiện rất sớm, đó là virus HPV. Có nhiều yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh, như bắt đầu hoạt động giao hợp sớm, nhiều bạn tình, có một bạn tình nguy cơ cao. Người mắc các bệnh lây truyền đường quan hệ, tân sinh hoặc ung thư tế bào gai ở âm hộ, âm đạo, ức chế miễn dịch như nhiễm HIV… cũng dễ bị ung thư tử cung. Sinh con sớm trước 20 tuổi, sinh nhiều con, tình trạng kinh tế xã hội thấp, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư cổ tử cung thường có triệu chứng sớm. Khi có sang thương ở cổ tử cung kích thước nhỏ, lúc quan hệ hay hoạt động mạnh có thể ra dịch hay máu bất thường. Cần lưu ý đi khám khi xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết sau giao hợp, tiết dịch âm đạo. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư, thậm chí giai đoạn nghịch sản tế bào.
Nếu phát hiện can thiệp sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp tuỳ theo giai đoạn như đốt điện, cắt leep, khoét chóp, cắt cổ tử cung, cắt tử cung bảo tồn sinh sản, cắt tử cung tận gốc hay xạ trị tận gốc, hóa – xạ trị… Khoảng 85-90% bệnh nhân giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh.
Tầm soát bằng xét nghiệm tầm soát HPV và Pap giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần thử Pap mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap cứ 3 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường không cần tiếp tục kiểm tra. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ giao hợp an toàn, không hút thuốc, hạn chế uống đồ uống có cồn, tiêm vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung…
Lê Phương
Theo VNE
Ung thư cổ tử cung gây chết 2.400 phụ nữ Việt một năm
Mỗi năm Việt Nam phát hiện mới hơn 4.100 người bị ung thư cổ tử cung và 2.400 phụ nữ tử vong do bệnh này.
Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan 2018 vừa được công bố, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam.
Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn so với ung thư thân tử cung, buồng trứng và một số vị trí khác nhờ vào chương trình tầm soát hiệu quả. Tuy nhiên ở những nước đang phát triển, tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung chưa phổ biến, căn bệnh này vẫn gây chết nhiều người hàng thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết so với các ung thư khác, thủ phạm gây ung thư cổ tử cung được con người phát hiện sớm nhất, đó là virus HPV. Có nhiều yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh, như bắt đầu hoạt động quan hệ thể xác sớm, nhiều bạn tình, có một bạn tình nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền đường quan hệ, tân sinh hoặc ung thư tế bào gai ở âm hộ, âm đạo, ức chế miễn dịch như nhiễm HIV.
Sinh con sớm trước 20 tuổi, sinh nhiều con, tình trạng kinh tế xã hội thấp, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư. Ảnh: hhma.org
Theo bác sĩ Tiến, ung thư cổ tử cung thường có triệu chứng sớm. Khi có sang thương ở cổ tử cung kích thước nhỏ, lúc quan hệ hay hoạt động mạnh có thể ra dịch hay máu bất thường. Cần lưu ý đi khám khi xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết sau giao hợp, tiết dịch âm đạo. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư, thậm chí giai đoạn nghịch sản tế bào.
Thời gian diễn tiến của ung thư cổ tử cung thường chậm và rõ ràng. Từ nhiễm HPV sẽ tiến triển nghịch sản nhẹ, sau đó nghịch sản trung bình, nghịch sản nặng, tổn thương tại chỗ, tổn thương vi xâm lấn, tổn thương xâm lấn sớm rồi chuyển sang tổn thương xâm lấn.
Nếu phát hiện can thiệp sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp tuỳ theo giai đoạn như đốt điện, cắt leep, khoét chóp, cắt cổ tử cung, cắt tử cung bảo tồn sinh sản, cắt tử cung tận gốc hay xạ trị tận gốc, hoá - xạ trị... Khoảng 85-90% bệnh nhân giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh.
Tầm soát bằng xét nghiệm tầm soát HPV và Pap giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần thử Pap mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap cứ 3 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường không cần tiếp tục kiểm tra. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ an toàn, không hút thuốc, hạn chế uống chất kích thích, tiêm vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung...
Lê Phương
Theo VNE
Người mẹ đánh bại bệnh ung thư 2 lần sau khi chỉ còn 27% cơ hội sống - bí quyết của cô tưởng khó mà hóa ra lại rất dễ Emilee chào đời với căn bệnh ung thư mô liên kết từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó vào tháng 1 năm 2015, cô mới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 3C. Emilee Garfield, 42 tuổi, đến từ California (Mỹ) đã 2 lần khỏi ung thư: 1 lần khi còn nhỏ và 1 lần khi...