Cô gái đất mỏ từ dân ‘bay’ đêm ’sa đà’ buôn thuốc lắc
Cô gái đất mỏ xinh đẹp từng thi đỗ đại học, khi cô đang theo học năm thứ nhất thì bị công an bắt vì tội buôn bán thuốc lắc.
Nguyễn Thanh Thu (1987, quê ở Quảng Ninh), sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ là các thương lái của vùng mỏ Mậu Khê, suốt ngày lo toan chuyện buôn bán làm ăn nên chị em Thu sớm phải tự chăm sóc bản thân. Tuy vật chất không thiếu nhưng Thu luôn thiếu thốn tình cảm của gia đình.
Vốn là cô gái có vóc dáng xinh xắn, có làn da trắng như trứng gà bóc nên Thu luôn nổi bật trong đám bạn cùng trang lứa. Cũng vì thế mà khi lên Hà Nội học, những cám dỗ của cuộc sống luôn bủa vây Thu. Một cô gái lần đầu tiên xa nhà, thiếu thốn tình cảm từ phía gia đình đã đẩy cô dần sa chân vào con đường ăn chơi lêu lổng.
Ngày cô kết thân với một nhóm bạn mải chơi, suốt ngày lông bông la cà bar, vũ trường… Ban đầu, Thu chỉ cùng với các bạn lên bar, vũ trường để “bay” giải khuây. Thu không nghĩ rằng nơi đây luôn chực chờ những mối nguy hiểm không tên và chính mình đã vô hình lãnh nhận những hậu quả không tên đó.
Những lần “cúp” học của Thu ngày một nhiều và số tiền xin “trợ cấp” của gia đình cũng ngày một lớn. Sợ bố mẹ phát hiện ra cuộc sống phóng túng chốn Hà Thành nên Thu đã nghĩ sẽ tự cách kiếm tiền để không phải nhận trợ cấp từ gia đình.
Nghĩ là làm, ban đầu Thu cùng đám bạn lên bar để “bay” và thuốc lắc là thứ khai vị không thể thiếu. Biết thuốc lắc là thứ ma túy nguy hiểm nên Thu sợ không dám dùng, tuy nhiên do bạn bè dụ dỗ nên cô dần lao vào những cuộc “bay” đêm với thuốc lắc. Thấy bạn bè giới thiệu thứ thuốc này đem lại thu nhập cao nếu tham gia vào vận chuyển buôn bán, công việc chỉ đơn giản là nhận thuốc ở một nơi và mang lên vũ trường, bar bán cho những người cần sẽ có thể kiếm được số tiền lớn.
Cũng từ đó Thu trở thành nguồn “cung” thuốc lắc cho đám bạn. Khi làm công việc này ngoài bạn bè ở bar thì không ai biết thậm chí đến người yêu của Thu cũng không biết cô làm việc này. Chỉ đến khi Thu bị công an bắt khi đang đi chơi với người yêu thì mọi việc mới vỡ lở.
Với tội buôn thuốc lắc, Thu bị phạt 9 năm tù giam và về thụ án tại phân trại K1 – Trại giam Phú Sơn 4.
Video đang HOT
Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ được nét đẹp rạng rỡ trong trại giam
Trong trại giam Thu được mệnh danh là “hoa hậu” bởi vẻ đẹp nổi bật hơn các bạn tù khác. Từ ngày bị bắt đến nay Thu đã cải tạo được 4 năm, khoảng thời gian ấy chưa đủ dài nhưng với Thu đó là quãng thời gian yên bình để cô suy nghĩ về cuộc sống nhất là những lầm lỗi cô đã gây ra.
Không còn những suy nghĩ bồng bột, sốc nổi, Thu đã “lột xác” thành một người khác với lối suy nghĩ hết mực chín chắn. Thu chia sẻ rằng “quãng thời gian cải tạo ở trại, người yêu vẫn thường lên thăm và động viên cô cải tạo cho tốt. Lần nào cũng vậy, anh đều khen cô vẫn rất xinh và vẫn rất… đáng yêu…”.
Cô cũng chia sẻ rằng, mặc dù vẫn còn rất yêu anh nhưng vẫn quyết định chia tay “Em phải làm thế để giải thoát cho anh ấy, cho anh ấy cơ hội đến với người khác. Em không xứng đáng. Không thể bắt anh ấy chờ đợi mình đến tận 9 năm…”, nữ phạm nhân đượm buồn.
Thu có niềm tin mãnh liệt vào bản thân: “Em không nói trước được tương lai nhưng em chắc chắn mình sẽ làm lại được. Em được ăn học đàng hoàng và ý thức được tội lỗi của mình. Điều em ăn năn nhất là đã làm khổ người em yêu, làm khổ bố mẹ…”.
9 năm là quãng thời gian không quá dài để Thu sữa chữa những sai lầm, với niềm tin vào bản thân Thu và các phạm nhân trong trại giam vẫn ngày đêm cải tạo tốt mong một ngày sớm được hòa nhập với xã hội. Trên khuôn mặt của cô gái đất mỏ ấy đã thấm đượm những cơ cực lo toan về cuộc sống sau này, đó cũng chính là niềm hy vọng lớn lao cho bất cứ ai đã từng lầm lỡ.
Xã hội luôn rộng cửa đón đợi những ai biết mình sai và sửa chữa lỗi lầm, với Thu hay bất cứ phạm nhân nào cũng vậy, niềm tin vào cuộc sống vẫn thôi thúc họ cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình. Riêng với Thu, một cô gái còn quá trẻ để làm lại cuộc đời, cô sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để vượt qua những “rào cản” trên con đường cô đang, đã và sẽ đi.
Theo vietbao
Chàng trai da cam vào đại học
Với ba lần phẫu thuật vì tay chân không lành lặn, nhưng Đặng Thế Lịch (SN 1992) vẫn quyết tâm vượt khó, thi đỗ đại học, để trở thành người duy nhất đến nay ở làng Hữu nghị Việt Nam (Từ Liêm, Hà Nội) bước chân vào giảng đường đại học.
Từ lúc sinh ra, chân tay Đặng Thế Lịch (quê ở thôn 1, xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã bị co quắp, được bố mẹ đưa ra Bệnh viện Nhi T.Ư khám và biết em bị nhiễm chất độc da cam (di chứng từ ông nội).
Sau khi phẫu thuật và điều trị một năm, chân tay Lịch vẫn như cũ nên bác sỹ đành cho về nhà.
Bảy tuổi, Lịch vẫn chưa biết đi, phải bò lê rất khổ. Thương cháu, bà nội xếp những chiếc ghế tựa thành hàng và dìu Lịch tập đi. Không ít lần, cả hai bà cháu cùng té ngã nhưng sau một thời gian ngắn, Lịch đã đứng và tự bước đi dù còn xiêu vẹo. Đi được, nhìn chúng bạn trong xóm cắp sách đến trường, Lịch lại ao ước được đi học.
Đặng Thế Lịch trên giảng đường
Thấy tờ lịch trên tường ghi chữ "Chúc mừng năm mới", Lịch cố nhớ rồi dùng ngón tay viết lại trên nền đất. Nét chữ đầu đời nghuệch ngoạc nhưng đã lóe lên tia hy vọng cho cậu bé kém may mắn. Thấy con ham học, bố mẹ xin cho Lịch vào lớp 1 khi 8 tuổi.
Tay co quắp cứng đơ nên Lịch không sao có thể tự cầm viên phấn viết chữ. Do vậy, buổi sáng đến trường Lịch phải nhờ cô, tối về nhà nhờ bố mẹ, chị gái giữ tay để điều khiển viên phấn theo ý muốn.
Sau bao ngày khổ luyện, cuối cùng những chữ cái O, A... từ bàn tay dị tật của Lịch cũng thành hình.
Từ nhà tới lớp mất 6 cây số, đôi chân Lịch bị dị tật không thể đi xa nên trong suốt 5 năm học cấp 1, bác và mẹ thay nhau cõng em đi về.
Khi Lịch học xong cấp 1, do bố bị bệnh nặng nên mọi việc đều dồn lên đôi vai mẹ. Gia cảnh túng quẫn, mẹ Lịch khuyên con nên nghỉ học, vì không ai đưa đón. May sao, cùng xóm có người bạn nhận chở Lịch đi học hằng ngày.
Với nghị lực của bản thân, suốt 8 năm học Lịch đều đoạt học sinh giỏi, từng đạt giải nhì học sinh giỏi cấp huyện và giải khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 2007, vì gia cảnh khó khăn nên gia đình đã xin cho Lịch vào làng Hữu nghị Việt Nam để được chăm sóc và học tập.
Năm 2008, Lịch được chuyên gia người Đức làm phẫu thuật chỉnh hình và nắn thẳng bàn chân (trước đó bàn chân Lịch co quắp không xỏ được dép, đến trường phải đi chân trần). Ra viện, Lịch đi học lại nhưng vì bàn chân chưa khỏi nên phải ngồi xe lăn suốt cả năm lớp 9.
Học xong THCS, Ban lãnh đạo Làng Hữu nghị VN đã xin cho Lịch vào học tại trường THPT Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội). Trường học cách chỗ ở 3 cây số nên thêm một lần Lịch được đi học nhờ sự đưa đón của nhân viên Làng Hữu nghị VN.
Năm 2011, khi đang học lớp 11, dưới gan bàn chân phải của Lịch xuất hiện một khối u, phải vào Viện 103 mổ rồi tiếp tục trở lại trường.
Tốt nghiệp THPT với điểm số 42, Lịch được cô chú trong Làng Hữu nghị cùng thầy cô, bạn bè động viên thi đại học. Lịch làm hồ sơ thi vào ngành Công tác xã hội (Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội) và trúng tuyển.
Ngày con nhập học, mẹ Lịch đành để chồng cho con gái chăm sóc và lên Hà Nội làm giúp việc, nuôi Lịch ăn học.
Chân tay dị tật, Lịch phải thuê trọ ở gần trường. Hằng ngày, Lịch phải vất vả đi từ phòng trọ lên tận tầng 4 của trường để học. Vô vàn khó khăn nhưng Lịch vẫn nỗ lực theo đuổi ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường.
Theo tiền phong
Bắt quả tang người yêu 'ăn phở' Điều tôi không ngờ nhất là anh lại có thể làm "chuyện đó" với cô bạn đồng hương ngay trong nhà mình. Tôi và anh ấy yêu nhau từ năm học cấp ba. Cả hai đã luôn bên cạnh, động viên nhau học tập tốt và cùng thi đỗ đại học. Rời quê đi học, chúng tôi càng cảm thấy cần nhau hơn...