Cô gái có gương mặt bị ví như khỉ đột: “Mình chưa từng biết cảm giác xinh đẹp thế nào”
“Mình hay bị bạn bè trong trường kỳ thị gọi là tinh tinh, khỉ đột hoặc ma. Hơn nữa, mình lại là người dân tộc thiểu số nên người ta cứ đụng tí lại trêu đùa “bọn tộc”. Mình chẳng thể phản kháng gì vì đôi lúc chính mình cũng thấy sợ bản thân”, cô gái trẻ tâm sự.
“Là con gái, ai cũng muốn thật xinh đẹp nhưng… số phận không như ta ao ước và mình cũng vậy. Mình chưa từng biết cảm giác được xinh đẹp sẽ như thế nào…”, Kpuih Thoan (SN 2002, người đồng bào dân tộc Jrai ở Gia Lai) mở đầu câu chuyện với chúng tôi. Sau đó cô nàng từ từ ngược về quá khứ, nhớ lại khoảng thời gian lên 4 tuổi bị bỏng xăng cháy toàn thân.
“Giờ ký ức đó chỉ mang máng trong tâm trí vì còn nhỏ quá nên mình cũng không thể nhớ hết được! Ba mẹ kể rằng, hồi ấy nhà mình nghèo lắm nên dựng cái chòi ở rẫy làm chỗ trú mưa tránh nắng.
Một buổi sáng, mình và đứa em ngồi với mẹ bên cạnh bếp lửa nấu cơm. Gần cửa chòi là can xăng rồi không may ba đi vào đã vấp phải khiến nắp bị văng ra và phun vào lửa. Cả gia đình mình bị bỏng nhưng mình bị nặng nhất: toàn thân tróc hết da thịt”, cô gái 19 tuổi chia sẻ.
Thoan được ba mẹ đưa ra bệnh viện tỉnh cứu chữa nhưng vết bỏng rất nặng, vì thế nằm viện chừng một tháng các bác sĩ đành lắc đầu. Lúc này các vết thương trên cơ thể cô nàng bắt đầu chảy mủ, bốc mùi hôi giống như nhiễm trùng. May mắn, cô được một bà sơ giúp đỡ, ủng hộ tiền mới có thể chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) can thiệp. Cô kịp thời qua cơn nguy kịch nhưng gương mặt không thể lành lặn, sẹo chằng chịt… Từ đó, cô cứ lớn dần… lớn dần với hình hài của một người “dị dạng”.
Kpuih Thoan – SN 2002, người đồng bào dân tộc Jrai ở Gia Lai.
Thoan kể, từ khi bắt đầu biết nhận thức về cái đẹp, cô luôn cảm thấy tự ti về gương mặt mình đang mang. Cô sợ phải đến trường, sợ nghe những lời rèm pha, chế giễu của bạn bè cũng như người đời. “Mình hay bị bạn bè trong trường kỳ thị gọi là tinh tinh, khỉ đột hoặc ma. Hơn nữa, mình lại là người dân tộc thiểu số, người ta cứ đụng tí lại trêu đùa “bọn tộc”. Mình chẳng thể phản kháng gì vì đôi lúc chính mình cũng thấy sợ bản thân. Mình chỉ biết thu lu người vào một góc khóc rồi than trách ba mẹ.
Mình trách ba đã vô tình đụng phải can xăng khiến mình bỏng nặng. Mình oán ba mẹ không chạy chữa, đưa mình lên viện trung ương để phẫu thuật kịp thời”, cô gái dân tộc Jrai tâm sự.
Không chỉ bị kỳ thị, Thoan còn là nạn nhân của bạo lực học đường. Cô thường xuyên bị chúng bạn xấu đánh đập do có nhan sắc khác người. Đó là một trong những lý do để cô quyết định nghỉ học từ năm lớp 10, ở nhà bán hàng online và phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy.
Khuôn mặt của cô nàng chằng chịt vết sẹo do bỏng xăng.
Thoan nói: “Mình biết chỉ có con đường học tập mới có thể giúp gia đình thoát nghèo, giúp mình có cơ hội “lột xác” bản thân. Song một đứa trẻ 16 tuổi sẽ chẳng thể tiếp tục đối diện được với những lời khinh miệt, kì thị. Mình đã chịu đựng suốt thời gian dài, không thể nào cố gắng được nữa. Vì vậy mình xin ba mẹ cho nghỉ học, ở nhà tập tành buôn bán và giúp đỡ ba mẹ”.
Nghỉ học, Thoan bắt đầu “va vấp” với đời. Cô bán hàng online nên tiếp xúc với đủ các dạng khách hàng: tốt có, xấu có và có cả người miệt thị gương mặt của cô. Lúc này cô mới nhận ra, trên đời chỉ có bố mẹ yêu thương cô vô điều kiện. Trong mắt họ cô luôn là đứa con vô cùng xinh đẹp.
“Người ta vẫn đùa rằng phải bị đời dập cho tả tơi thì mới hay biết ai là người yêu thương mình nhất và mình cũng vậy. Chỉ đến khi bị “tấn công” dữ dội, mình mới nhận ra người mà mình trách hờn bao năm qua mới chính là người xót xa mình nhất. Có lẽ ba đã dằn vặt khi mình bị bỏng xăng rồi ngậm ngùi đớn đau thấy con gái phải chịu bao thiệt thòi. Lúc nhận ra, mình đã bật khóc nức nở và xin lỗi ba mẹ”, Thoan nhớ lại.
Thoan tự ti về khuôn mặt của bản thân.
Sau khoảnh khắc ấy, cô gái trẻ đã gạt đi mọi mặc cảm về bản thân và đứng dậy làm lại tất cả. Cô không muốn sống cuộc đời tẻ nhạt chỉ có nước mắt và nước mắt như trước. Cô sống tích cực, lạc quan hơn. Cô tâm niệm rằng ai cũng xứng đáng được yêu thương và cô cũng vậy! Đặc biệt cô luôn tìm kiếm cơ hội để khuôn mặt được “thay đổi”.
“Năm ngoái, mình đã đăng ký tham gia chương trình lột xác của một bệnh viện nổi tiếng. Mặc dù không lọt vào top 10 nhưng mình rút ra được rất nhiều bài học. Đó là dù cuộc đời vùi dập thế nào, mình vẫn là chính mình và luôn tự tin”, Thoan cho hay.
Sau cuộc thi ấy, cô gái trẻ đã mở lòng, kết bạn với nhiều người. Cô giãi bày tâm sự, kể cho họ nghe về những gì bản thân đã trải qua: lúc gặp nạn, tháng ngày bị đánh đập miệt thị. Cô bảo nếu trước kia không bao giờ kể cho ai nghe về nỗi đau đó thì giờ lại luôn sẵn sàng. Cô không phải muốn bạn bè thương hại mà là sẻ chia với họ. Cô nghĩ khi bản thân sống thật thì mọi người sẽ đối xử tốt với mình một cách chân thành.
Thoan và người bạn thân thiết.
Nỗi đau về tinh thần dần dần được xóa nhòa song đau đớn thể xác cứ mãi đeo đẳng Thoan. Khi trái gió trở trời, những vết sẹo trên ngực của cô nàng vẫn ngứa. Thậm chí ngực của cô không thể phát triển bình thường như những thiếu nữ khác. Đó là một thiệt thòi lớn với cô nhưng “có sao cô dùng vậy”.
“Mình chưa có đủ điều kiện để đi thăm khám, kiểm tra ngực. Tuy nhiên mình vui vẻ đón nhận cặp “ngực lép” bởi đó cũng là một vẻ đẹp đậm chất riêng của bản thân. Giờ mình chỉ ước có một phép màu diệu kỳ xảy ra để khuôn mặt mình đỡ xấu, đỡ ghê hơn”, Thoan hài hước nói.
Bé trai vô tư đùa với em gái, chỉ chậm vài giây là sự cố nguy hiểm xảy ra, thủ phạm là thứ bố mẹ nào cũng sắm cho con
Nếu người lớn không có mặt tại đó và can thiệp kịp thời thì không biết điều gì sẽ xảy ra với em bé.
Những chiếc băng đô, nơ cài tóc là vật dụng vô cùng quen thuộc với gia đình nào có con gái. Không thể phủ nhận sự xinh xắn, đáng yêu mà chúng mang lại cho các em bé, khiến những đứa trẻ trở nên đáng yêu và điệu đà hơn. Chính vì vậy, ngay từ lúc sinh ra, bố mẹ nào cũng sắm sẵn cả bộ sưu tập băng đô để diện cho các bé nhà mình.
Thế nhưng, trong một vài tình huống, sự nguy hiểm lại ập đến khiến nhiều phụ huynh không lường trước được. Mới đây, một đoạn clip đã được lan truyền khắp mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc bé trai đang trêu đùa với băng đô của em gái, thế nhưng chỉ suýt chút nữa là sự cố nguy hiểm đã xảy ra.
Cụ thể, khi đang đứng gần em gái, cậu bé sờ được chiếc nơ xinh xắn và nhanh chóng kéo nó lên. Đây là một dạng nơ được làm từ dây chun nên có tính co giãn, chiếc băng đô lập tức được kéo lên khá cao và đầu của bé gái sơ sinh cũng bị nhấc theo một chút. Ngay lúc này, một người lớn ở gần đó đã túm vội tay của bé trai.
Chỉ chậm vài giây là nguy hiểm xảy đến với bé gái
Do nghĩ đó là đồ chơi nên cậu bé ra sức giằng lấy. Thế nhưng may mắn là người lớn đã kịp lấy lại được và việc đầu tiên cần làm là tháo chiếc băng đô này ra khỏi đầu bé gái sơ sinh. Nhiều người thở phào vì chỉ vài giây thôi, nếu cậu bé thả tay ra thì không biết điều nguy hiểm gì sẽ xảy tới. Bên cạnh đó, không ít người nhận ra trên đầu bé gái bị lằn một vệt đỏ do sợi dây thun để lại.
Khoảnh khắc khiến nhiều người giật mình.
Dưới phần bình luận, cư dân mạng cảnh báo bố mẹ nên hết sức đề phòng khi trông chừng tụi nhỏ. Những đồ vật trang trí như băng đô, dây thun hay cặp tóc đều không xấu, thế nhưng lúc các bé chơi với nhau, nhiều khi vô tình sẽ dẫn đến những sự cố mà người lớn khó lường trước được. Bởi vậy, với các loại băng đô nên chọn loại mềm mại, nhẹ nhàng, không kéo giật hay co giãn quá mức, ngoài ra điều cần thiết nhất là nên trông chừng trẻ nhỏ, không rời mắt khỏi chúng bất cứ lúc nào.
"Xem mà hú hồn theo, suýt nữa thôi là móp trán bé sơ sinh chứ không đùa. Hai bé đều còn nhỏ nên cần sự giám sát của người lớn", "Chắc đây sẽ là lần cuối bé gái được đeo băng đô",... cư dân mạng để lại bình luận.
Tan học lấy xe đạp ra về, nam sinh thấy xe có điều gì kỳ lạ, xem mà tức điên: Hôm sau chắc chỉ dám đi bộ thôi! Cảnh tượng của chiếc xe khiến ai xem cũng phải tức giùm! Trường học là nơi xảy ra 1001 tình huống kỳ lạ mà trong đó xếp hàng đầu phải nói đến những vụ mất đồ chẳng hiểu nguyên do. Với học trò việc mất bút, mất tẩy, mất thước tưởng là điều dị thường khó giải thích rồi vì dù trang bị...