Cô gái có bộ ngực chỉ phát triển một bên, từng lo lắng không thể có bạn trai
Cô gái 23 tuổi cảm thấy bản thân vô cùng khác lạ so với những người xung quanh vì bộ ngực chỉ phát triển một bên nhưng vẫn kiên quyết từ chối phẫu thuật chỉnh sửa.
Cô Becca Butcher, 23 tuổi, sống tại thị trấn Barnsley, hạt Nam Yorkshire, nước Anh, đã mắc phải một hội chứng vô cùng đặc biệt có tên Hội chứng Poland. Đây một khuyết tật bẩm sinh hiếm, được định tính bởi sự kém phát triển hay thậm chí thiếu hẳn cơ ngực ở một bên cơ thể, và thường kèm theo tật dính ngón tay cùng bên. Chính vì vậy, cô Becca có một bộ ngực kỳ lạ khi chỉ có một bên ngực phát triển.
Ở tuổi trưởng thành, cô Becca cho biết vòng một của mình bị lệch, một bên lớn hơn đáng kể so với bên còn lại. Trong khi ngực bên phải của cô Becca là cúp D trong khi bên trái là cúp A.
Chính vì vòng một kỳ lạ này, cô Becca đã từng bị trêu chọc một cách tàn nhẫn ở trường học. Nhiều người bạn ở trường đã trêu chọc vòng một lệch của Becca, nói rằng cô sẽ “không bao giờ tìm thấy tình yêu” và “không có chàng trai nào thèm muốn cô cả”.
Được biết, Hội chứng Poland là một dị tật bẩm sinh đặc trưng bởi một bên cơ ngực kém phát triển, ở một số trường hợp còn có màng ở tay. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở nam giới và Becca là một trong số ít trường hợp mắc ở nữ giới. Hội chứng Poland ảnh hưởng với tỷ lệ 1/20.000 đến 1/100.000 người trên thế giới.
Cô Becca cho biết lần đầu tiên cô cảm nhận được cơ thể mình bất thường là vào tuổi dậy thì. Ban đầu, cô Becca cho rằng việc mặc áo ngực là “vô ích” cho đến khi thấy một bên ngực lớn lên.
Video đang HOT
Becca chia sẻ: “Tôi nhận thấy rằng một bên ngực của tôi lớn hơn và có thể cần phải mặc áo ngực, nhưng tôi lại nghĩ sẽ chẳng có ích gì nếu một bên còn lại không lớn lên. Một người bạn của tôi đã từng hỏi: “Cậu có biết một bên ngực lớn hơn bên còn lại không?”. Cuối cùng tôi cũng bắt đầu mặc áo ngực nhưng phải mua áo vừa mới bên ngực nhỏ hơn”.
Khi còn là thiếu niên, cô Becca đã liên tục tới gặp bác sĩ để hỏi ý kiến nhưng bác sĩ chỉ bảo cô đừng lo lắng vì vẫn chưa kết thúc tuổi dậy thì. Bác sĩ khẳng định ngực trái của cô Becca sẽ phát triển thêm nhưng sau đó tình hình không có gì cải thiện. Becca cũng từng tự tìm hiểu tình trạng của mình trên mạng và phát hiện ra đó là hội chứng ít người gặp phải.
“Tôi đã đến gặp bác sĩ ở độ tuổi 15, 16 và họ nói đó là điều bình thường, không có gì đáng lo ngại, chỉ là tôi phát triển muộn và vẫn chưa hết tuổi dậy thì. Tỗi vẫn đi khám mỗi 6 tháng và luôn nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ thức dậy với 2 bên ngực đều nhau. Tôi từng tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra Hội chứng Poland. Nó chủ yếu là ảnh nam giới vì hội chứng này ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn. Tôi quay lại gặp bác sĩ và họ xác nhận tôi mức Hội chứng Poland dù ông ấy chưa từng nghe về nó”, Becca kể lại.
Vì đây là hội chứng hiếm gặp, ít bác sĩ được nghe nên họ cũng không thể chẩn đoán cho Becca. Sau một thời gian suy nghĩ, Becca đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng, hy vọng có thể truyền cảm hứng cho những người khác tương tự mình, nhờ đó cô đã xây dựng được một nhóm những người phụ nữ cùng mắc hội chứng này.
Nhiều phụ nữ nói với Becca rằng họ đã sống với hội chứng này cả đời, nhiều người thừa nhận họ chưa từng có bạn trai và luôn tự ti về vòng một. Khi đó, Becca đã đưa ra cho họ lời khuyên: “Tôi muốn nói với họ rằng người phù hợp sẽ yêu bạn vì chính bạn. Nếu ai đó không yêu bạn chỉ vì vòng một của bạn thì họ không phải dành cho bạn. Nếu họ quan tâm đến vòng một của bạn hơn là cảm xúc của bạn thì người đó không xứng đáng với bạn”.
Trước đây, cô Becca từng nhận được lời đề nghị nâng ngực miễn phí, giúp bên ngực trái có kích thước bằng ngực phải nhưng sau một hồi phân vân, cô đã từ chối. Becca nói: “Tôi không muốn phẫu thuật, tôi muốn biết thông tin về lý do tại sao tôi lại như hiện tại. Tôi không muốn thay đổi nó, tôi muốn biết cách sống chung với nó”.
Becca giải thích thêm: “Tôi từng được gửi đến bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện. Họ đề nghị giúp tôi nâng ngực miễn phí nhưng tôi nói rằng tôi không muốn phẫu thuật. Nó giống như tôi bị hỏng và cẩn sửa chữa vậy”.
Khi đã biết cách chấp nhận chính bản thân mình, Becca cũng tìm được một tình yêu chân chính. Cô đã có 2 năm ở bên người bạn trai Kyle Officer, một người chấp nhận cơ thể của cô. Becca cho rằng đây cũng là một cách giúp cô “lọc” những người bạn xấu.
Hiện tại, cô Becca đang điều hành một trang mạng xã hội Instagram giúp nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh này. Cô tin rằng việc nhiều người hiểu rõ về căn bệnh sẽ giúp những người mắc bệnh như cô giảm bớt áp lực về sức khỏe tinh thần hơn.
“Hội chứng Poland không ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất nhưng lại gây ra vấn đề tâm lý. Những việc đơn giản như mua quần áo cũng gặp khó khăn. Trước đây, tôi thường mặc áo cổ lọ để che đi nhưng giờ đây, tôi thoải mái mặc những gì mình muốn. Tôi có một nhóm gồm hơn 100 phụ nữ thường nhắn tin cho nhau và hỗ trợ lẫn nhau nhưng đó là một vòng luẩn quẩn. Họ không dám đi khám nên bác sĩ không biết đó là bệnh gì, thậm chí bắt gặp cũng không thể chẩn đoán được. Đó là điều cần thay đổi”, cô Becca nói.
Cô gái ngậm que viết 12 cuốn tiểu thuyết
Dùng chiếc que gỗ ngậm trong miệng để gõ bàn phím, Zhang Lulu đã viết được 12 cuốn tiểu thuyết với tổng cộng 2 triệu từ.
Zhang Lulu, 27 tuổi, ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam bị khuyết tật bẩm sinh. Không thể sử dụng tay chân nên hết tiểu học, cô nghỉ học, chỉ ở quanh quẩn trong nhà.
Năm 2006, Zhang thuyết phục cha mua cho một chiếc máy tính để giết thời gian và tìm hiểu thế giới. Từ đó, cô luyện gõ bàn phím bằng cách ngậm cây que gỗ nhỏ vào miệng. Nó giúp Zhang đọc tiểu thuyết, thơ, xem tin tức và viết. Chiếc que dài 20 cm đã mòn một nửa sau mười năm sử dụng.
Zhang Lulu dùng một cây gậy ngậm trong miệng để gõ vào bàn phím. China Daily / Asia News Network.
"Tôi có thể viết hơn 2.000 từ mỗi sáng. Đôi khi, nếu có cảm hứng với điều gì, tôi viết 4.000 từ", cô kể. Văn học mang đến sức mạnh tinh thần lớn cho cô gái khiếm khuyết. Từ đó đến nay, cô đã viết 12 cuốn tiểu thuyết, một trong số đó có tới 13 triệu lượt đọc trực tuyến kể từ khi xuất bản.
Ước mơ của Zhang là trở thành nhà văn chuyên nghiệp để có thể mua quần áo mới cho mẹ và điện thoại di động mới cho cha mình.
Sự tích cực của cô truyền động lực và mang lại bài học sống ý nghĩa cho mọi người. Vì vậy, nhiều người đã tình nguyện giúp đỡ Zhang. Hiệp hội nhà văn Lạc Dương kết nạp cô làm thành viên, giúp Zhang mở rộng mạng lưới độc giả và nâng cao khả năng viết lách.
Một công ty công nghệ cao tặng cô con chuột thông minh có thể chuyển giọng nói sang viết trên máy tính. Với con chuột này, Zhang có thể nhập liệu nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Mùa lũ ở Huế: Cặp vợ chồng già vừa lo chạy lũ vừa nuôi con khuyết tật Sinh con đã khó, nhưng việc nuôi nấng, chăm sóc con nên người còn khó khăn hơn gấp bội. Dù con có giỏi giang hay không được may mắn như bao người thì cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh, là người lo lắng và chăm lo cho con suốt cuộc đời. Câu chuyện về cặp vợ chồng già ở Huế vừa chạy...