Cô gái chia sẻ thức uống làm sạch đường ruột, chống táo bón, tăng miễn dịch: Chuyên gia nói “hãy tỉnh táo chắt lọc thông tin”
Điều khiến nhiều người ngỡ ngàng là cô gái dùng kinh nghiệm làm nước ép của bản thân và kinh nghiệm của mình để cho ra công thức Detox.
Cụ thể, thời gian gần đây trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện 1 đoạn clip chia sẻ với tiêu đề: “Chống COVID-19 chủ động, nước làm sạch đường ruột và giảm táo bón”. Sau khi đăng, clip này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đa số người xem đều thắc mắc về sự khoa học và căn cứ vào đâu mà tác giả đưa ra công thức uống Detox như vậy?
Theo chủ tài khoản chia sẻ công thức Detox cho ai bị táo bón và đường ruột có thể dùng công thức: 1 thìa tinh bột chùm ngây sấy lạnh, 1/2 thìa tinh bột nghệ, 1/2 quả chanh, 1/4 quả gừng và 1 thìa dầu dừa ép lạnh Oganic.
Thực hư thức uống Chống COVID chủ động
Trong video nhân vật khẳng định “đường ruột không sạch sẽ là môi trưởng để virus, vi khuẩn phát triển, công thức nước uống có công dụng như làm sạch đường ruột, bổ sung vi chất và tăng hệ thống miễn dịch. Sau khi uống vào buổi sáng, bụng rỗng thì thì sổ và đây không phải là tình trạng tiêu chảy. Khi cơ thể mình được làm sạch bạn sẽ thấy da giảm bớt mụn, bụng nhỏ hơn, đỡ đau đầu và mệt mỏi, ể oải” .
Nhiều người có comment hỏi về công thức này có an toàn hay không và đã được cơ sở nào cấp phép thì chủ video trả lời ” làm ơn lấy con người làm gốc, chiêm nghiệm trên chính bản thân bạn thay vì khoa học bảo gì thì làm theo cái ấy “. Chủ tài khoản cũng cho biết mình dựa theo chính kinh nghiệm làm nước ép của bản thân để làm ra công thức Detox.
Mặc dù không nói gì đến việc thức uống của mình có tác dụng chống COVID hay không nhưng ngay tiêu đề hiển thị lúc ban đầu của clip cũng có thể khiến người xem nghĩ rằng nếu uống hỗn hợp này thì chủ động chống được COVID-19.
Cô gái chia sẻ công thức uống Detox chống COVID-19 bằng kinh nghiệm làm nước ép của bản thân.
Trao đổi về công thức uống Detox có thể chống COVID-19 được đề cập trong clip trên, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chia sẻ: ” Trong công thức trên, chùm ngây, gừng, nghệ và một số chất khác có chứa chất xơ, làm giảm táo bón. Tuy nhiên, một số vi chất, các sản phẩm là cây cỏ tinh chế nên hiệu quả không cao. Đây là các dược phẩm thiên nhiên nên tác động đến đâu phải có cơ sở khoa học chứng minh”.
Còn nói về bất kì loại thức uống nào được coi là có tác dụng chống COVID-19, TS Nguyễn Thị Lâm thông tin thêm: ” Quảng cáo phòng chống COVID-19, nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh phải có nghiên cứu bài bản, có các nhà khoa học, hội đồng để duyệt các phương thức và phải thật sự hiệu quả. Nếu nói là nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch thì còn được chứ phòng chống COVID-19 là hoàn toàn sai vì mình chưa có đủ bằng chứng, các tổ chức y tế trên thế giới cũng như Bộ Y tế cấp phép lưu hành “.
Bên cạnh đó BS Nguyễn Thị Lâm cũng đưa ra khuyến cáo để người tiêu dùng nên tỉnh táo chắt lọc thông tin và tìm hiểu thật kĩ về sản phẩm trước khi sử dụng hay thực hiện. Nếu có bác sĩ tư vấn hoặc có bằng chứng khoa học thì mới tin và sử dụng sản phẩm.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm khẳng định công thức uống Detox chống COVID-19 là hoàn toàn sai.
Chung quan điểm với PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, bác sỹ Hoàng Sầm, chủ tịch viện nghiên cứu y học bản địa Việt Nam cũng khẳng định công thức Detox không có tác dụng gì đối với chống dịch COVID-19. Công thức detox trên chỉ có tác dụng phần nào với bệnh táo bón, như dầu dừa có tác dụng làm trơn đường ruột, chùm ngây có tác dụng chống tiêu chảy.
Bác sỹ Hoàng Sầm cũng thông tin thêm là chùm ngây còn có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch nhờ các các hoạt chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C có trong lá chùm ngây.
Nước Detox (Detox water) là món thức uống có cách pha chế khá dễ. Một trong những công thức thực hiện là ngâm trái cây trong nước khoảng vài giờ, để các chất dinh dưỡng và vitamin trong trái cây hòa tan vào nước. Loại thức uống này được nhiều người sử dụng hằng ngày với hi vọng thay thế các thức uống không tốt cho sức khỏe, hạn chế nạp các độc tố vào cơ thể.
Sự kết hợp giữa nước lọc cùng nhiều loại rau quả và trái cây ít đường nên thức uống còn có khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc, bổ sung vitamin, chất xơ, giúp các cơ quan trong cơ thể đào thải những độc tố, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, làm việc tốt hơn và thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả.
5 thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng làm giảm tiết acid. Healthline đã gợi ý 5 thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày.
Ảnh đồ họa: Văn Thắng
Chuối
Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit có trong dạ dày. Ảnh AFP
Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm tốt cho dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày.
Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết loét. Ảnh AFP
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày.
Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.
Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.
Đu đủ
Đu đủ giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh. Ảnh AFP
Trong đu đủ có chứa enzyme papain có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh, có thể hỗ trợ chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn tạo cảm giác dễ chịu cho dạ dày, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa. Nên ăn đu đủ chín sẽ tốt hơn cho dạ dày.
Cà tím
Cà tím giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh AFP
Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali...Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Sữa chua
Axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể. Ảnh AFP
Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men bởi một loại vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong quá trình lên men tự nhiên, các phân tử đường đôi (lactose) có trong sữa sẽ chuyển hóa thành các đường đơn và glucose và cuối cùng là axit lactic.
Một phần axit này sẽ tác dụng với chất canxi cazeinat có trong sữa để tạo canxi lactat và axit cazeinic dễ tiêu hóa. Quá trình lên men tự nhiên cũng tạo nên enzym proteaza - chất có khả năng thủy phân protein thành các axit amin tự do, dễ hấp thu.
Không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng, axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể.
5 dấu hiệu nhận biết sớm táo bón ở trẻ Biếng ăn, quấy khóc, đi ngoài lâu... là dấu hiệu giúp mẹ phát hiện sớm tình trạng táo bón ở trẻ, từ đó giảm biến chứng có thể xảy ra. Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, có khoảng 10% trẻ em bị táo bón, 30% trẻ có tình trạng nghiêm trọng cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Táo...