Cô gái chi 350 triệu đồng cải tạo căn nhà 2 tầng để “tiền đẻ ra tiền”
Cùng nghe quan điểm cải tạo nhà cửa của cô gái có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Kinh doanh BĐS luôn là loại hình đầu tư an toàn mà sinh lợi cao, được nhiều người yêu thích hiện này. Nhắc đến kinh doanh BĐS cũng có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó là mua lại nhà, cải tạo và bán lại. Đây không phải là hình thức đầu tư kinh doanh ưa thích của đa phần mọi người đặc biệt là các bạn trẻ, bởi vì rất tốn thời gian cũng như số vốn phải bỏ ra khá cao. Tuy nhiên, Ngọc Thường, 32 tuổi, lại có kinh nghiệm trong câu chuyện này.
Đầu năm nay, cô nàng đã cải tạo 1 căn nhà với diện tích đất là 36,2 m2, gồm 2 tầng với chi phí 350 triệu đồng ở thành phố Đà Nẵng. Sau khi cải tạo, công năng của căn nhà bao gồm phòng khách, bếp, 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, phòng thờ và ban công.
Căn nhà trong quá trình cải tạo
Ngọc Thường mua căn nhà này với mục đích kinh doanh. Do vậy, cô nàng đã cải tạo để căn nhà chạm mức tối đa giá trị của nó. Nếu không, chỉ mua đi bán lại có thể sẽ không bán được hoặc phải giao dịch với giá thấp hơn thị trường.
“Mình kinh doanh mua bán BĐS nên mong muốn căn nhà khi trao cho khách hàng có giá trị hơn, không chỉ vì địa thế tốt mà còn vì chất lượng công trình cũng như về mặt thẩm mỹ”, Ngọc Thường chia sẻ.
Hầu hết căn nhà được cải tạo lại, chỉ giữ khung nhà, cầu thang. Các vách tường, vách thạch cao, toilet, bếp, mặt tiền đều tháo gỡ, sau đó thăm tôn, chống thấm toàn bộ nhà. Làm lại trần thạch cao, chạy lại toàn bộ hệ thống điện, nước, sơn tít, bố trí lại đèn, thiết bị phòng tắm, màn rèm và 1 số nội thất cơ bản.
Video đang HOT
Toàn cảnh từ bên ngoài nhìn vào và không gian mở góc phòng khách, bếp sau khi cải tạo
Ngọc Thường không ngần ngại lựa chọn thay đổi gần như toàn bộ giao diện căn nhà, bởi vì tuy có cốt thép cứng cáp nhưng xây dựng đã lâu năm, thiếu công năng. Bên cạnh đó, bố trí chưa hợp lý, thiếu sáng, không thông thoáng gây ra ẩm thấp, dẫn đến giảm giá trị của căn nhà.
“Mình nghĩ trước khi bán nhà, mọi người nên lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín để hợp tác cải tạo nhà. Vì hầu hết những người có kinh nghiệm trong cải tạo và xây dựng đều nhìn ra và khắc phục được các nhược điểm của căn nhà cũ. Việc này giúp cho căn nhà sau cải tạo sẽ hoàn thiện hơn, tốt hơn về mọi mặt. Tuy nhiên, nên cân nhắc kỹ, nhiều căn nhà cốt thép yếu, có thể cải tạo sẽ mất nhiều chi phí hơn là xây mới”.
Phòng ngủ xinh xắn, ấm cúng
Mặt khác, trong câu chuyện có nên chi nhiều tiền để cải tạo nhà hay không, cô gái 32 tuổi cho rằng nó còn tùy thuộc tình hình của từng ngôi nhà. Nếu bạn đang sở hữu 1 ngôi nhà với phần kết cấu vững chắc nhưng đã xây dựng lâu năm, đã lỗi thời, không gian sống không còn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn hiện tại, bạn nên cải tạo để khắc phục các khuyết điểm đó. Với kỹ thuật xây dựng hiện nay, sự đa dạng của vật liệu, có rất nhiều sự lựa chọn để tìm ra giải pháp phù hợp với nhu cầu cũng như ví tiền của bạn để có được 1 không gian sống tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu ngôi nhà đã quá cũ, từ kết cấu cho đến tường, vách, sàn đều không còn chắc chắn, bạn không nên cải tạo lại căn nhà. Bởi vì, như vậy sẽ tốn nhiều chi phí cho việc gia cố lại tất cả, chưa kể rủi ro căn nhà sẽ xuống cấp trở lại vì cốt nhà đã quá xấu.
“Vậy nên tùy vào cốt nhà mà chúng ta quyết định đầu tư cho nó bao nhiêu tiền cho hợp lý, tránh trường hợp “1 đồng sợ tốn, 4 đồng không đủ”, Ngọc Thường nhấn mạnh.
Những điểm nhấn giúp căn nhà trở nên chill hơn
Theo kinh nghiệm của Ngọc Thường, sự xuống cấp của 1 ngôi nhà phụ thuộc vào chất lượng ban đầu khi xây dựng. “Ở đây mình ví dụ với 1 căn nhà được xây dựng tốt: thì 2 đến 3 năm nên sơn lại 1 lần, 5 năm có thể thay đổi 1 số nội thất, cải tạo vườn cây (nếu có). Từ 10 năm trở lên bạn có thể thay đổi 1 số công năng đơn giản của ngôi nhà. Từ 15 đến 20 năm bạn có thể đại cải tạo để bắt kịp xu hướng mới”, lời khuyên của Ngọc Thường trong chuyện sau bao lâu nên cải tạo nhà 1 lần.
Những điều cần lưu ý khi để xe ô tô lâu ngày không chạy
Xe ô tô để lâu không đi, không chăm sóc thì còn dễ hỏng và tốn kém chi phí sửa chữa hơn cả khi chạy thường xuyên. Xe ô tô để lâu không đi, không chăm sóc thì còn dễ hỏng và tốn kém chi phí sửa chữa hơn cả khi chạy thường xuyên. Do đó, các bác tài cần hết sức lưu ý.
Nhiều người mua ô tô xong lại thường xuyên "bỏ xó" vì những lý do như tìm chỗ đỗ xe khó, tắc đường, tiếc tiền đổ xăng, đường ngập lụt,... chỉ khi nào đi xa, cần đi mới lôi xe ra chạy, có những người cả tháng mới "lượn" một lần.
Thế nhưng, việc để xe ô tô một chỗ lâu ngày có thể tự hỏng những lỗi nghiêm trọng, bị hư hại và hoạt động kém. Để tránh việc ô tô "tự nhiên" xuống cấp, các chủ xe cần lưu ý về cách bảo quản và sử dụng ô tô của mình như sau.
Thường xuyên vệ sinh xe
Sai lầm đầu tiên của không ít người đó là mặc kệ xe nếu không cần dùng đến. Những vết bẩn bám vào xe mà không được làm sạch ngay sẽ làm ảnh hưởng đến lớp sơn bên ngoài. Vết bẩn càng để lâu thì càng khó làm sạch, do đó nên làm sạch, lau chùi hoặc rửa xe thường xuyên, ít nhất 1 lần/tuần.
Xe để lâu không chạy vẫn phải thay dầu nhớt, đổ đầy bình xăng
Trên lý thuyết, xe không chạy thì không tốn dầu, tuy nhiên các chất phụ gia của dầu nhớt lại bị tiêu hao dần theo thời gian khiến cho chất lượng dầu nhớt không còn đảm bảo như ban đầu. Bởi vậy nên vẫn cần thay mới, dầu nhớt nên được thay sớm hơn chứ không cần đợi đủ số km như quy định.
Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần chú ý đến nhiên liệu. Hãy đổ đầy bình xăng, vặn chặt nắp bình để tránh hiện tượng không khí ẩm lâu ngày xâm nhập vào, gây hiện tượng ngưng tụ hơi nước, dẫn đến ngạt xăng khiến xe không nổ máy được khi để một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu để quá 30 ngày mà không đi thì xăng sẽ bị biến chất, và nếu để ô tô vài tháng không chạy thì nên rút bớt xăng ra.
Kiểm tra ắc quy
Xe ô tô lâu không hoạt động khoảng 2 - 3 tháng thì bình ắc quy sẽ mất khả năng sạc lại. Bởi vậy, bạn nên khởi động ô tô chừng 15 - 20 phút sau 2 tuần để yên trong nhà.
Khởi động xe khi không sử dụng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của ắc quy, động cơ xe được bôi trơn, hoạt động ổn định. Dù không đi lại thì các chủ xe cũng hãy khởi động xe ít nhất 1 lần/tuần.
Không nên dùng phanh tay
Thông thường, khi đỗ xe thì mọi người sẽ dùng phanh tay để cố định xe, chống bị trôi. Tuy nhiên, nếu để như vậy trong một thời gian dài thì lực từ má phanh lên đĩa phanh kéo dài liên tục, làm vị trí đó bị lõm lại, dẫn đến bề mặt đĩa trở nên gồ ghề và phanh hoạt động không ổn định.
Nếu đã xác định để xe lâu ngày thì nên sử dụng một vật đó như tấm gỗ, cục đá để chặn các bánh xe lại.
Không để lốp xe non hơi
Lâu ngày không sử dụng đến cũng khiến lốp xe bị xẹp xuống. Khi để lốp xe bị non hơi trong thời gian dài thì khi bơm, bánh sẽ không tròn đều. Ngoài ra, lốp xe còn dễ bị nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Chủ xe cần phải bơm lốp xe theo đúng quy định, chú ý đến lốp xe, tốt nhất là dùng trụ đỡ đặt ở bốn góc để nâng xe lên, giúp giảm trọng lượng đè lên bánh xe.
Tránh côn trùng, chuột phá hoại
Việc để xe lâu một chỗ sẽ tạo điều kiện cho chuột chui vào là tổ, cắn phá hệ thống dây điện, thiết bị bên trong, gây ra thiệt hại không hề nhỏ.
Vì thế, cần thường xuyên vệ sinh khoang máy ô tô, đóng cửa xe, sử dụng những biện pháp khác như để băng phiến, dùng bông hoặc vải để bịt lỗ hổng, khe hở của ống xả, cửa thông gió nhằm xử lý, đuổi chuột.
Bảo vệ chi tiết cao su
Nếu bạn không có garage hoặc để xe trong hầm của tòa nhà, mà phải để ô tô ở bên ngoài thì cần lưu ý các chi tiết cao su vì chúng dễ bị nứt vỡ, nóng chảy nhất là vào mùa hè, nắng gay gắt.
Bên cạnh đó, nên tháo cần gạt nước ô tô và cất đi, hoặc bọc chúng lại bằng màng bọc hay tấm vải mỏng. Điều này sẽ giúp cần gạt không bị biến chất và dính chặt vào kính lái sau nhiều ngày để im trong nhà.
Thời tiết mùa hè nắng gắt kèm theo những trận mưa lớn sẽ gây tác động xấu đến ô tô của bạn. Nếu muốn cất giữ "xế cưng" lâu ngày mà vẫn đảm bảo hiệu suất vận hành và bền bỉ, an toàn thì các chủ xe đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết trên.
Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản Theo các chuyên gia kinh tế, việc kiểm soát tín dụng vào thị trường bất động sản (BĐS) rất quan trọng cho nền kinh tế, tuy nhiên việc tăng trưởng "nóng" lại dẫn đến nhiều nợ xấu. Do vậy, việc kiểm soát tín dụng BĐS như thế nào để hạn chế được rủi ro, đồng thời tạo cơ hội cho thị trường BĐS...