Cô gái câm cần giúp 50 triệu để mổ tim bẩm sinh
“Bệnh nhân này bị bệnh tim bẩm sinh nhưng không được phát hiện sớm đến khi nặng mới đưa tới bệnh viện. Có lẽ do bị câm nên không thể diễn tả được người nhà cũng không biết. Với tình trạng bệnh thông liên nhĩ lỗ thứ phát, tăng áp phổi, suy tim độ 3 cần phải được phẫu thuật, nếu không có thể có nhiều biến chứng xảy ra thậm chí nguy hiểm tới tính mạng…”, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ.
Tim bẩm sinh 18 năm không phát hiện
Đó là hoàn cảnh của em Thị Ngân (người dân tộc M Nông ở thôn Bonon Butung, xã Quảng Tín, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông) bị bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ lố thứ phát, hở van 2 lá, hở van 3 lá, tăng áp phổi, suy tim đang cần tiền để phẫu thuật. Không chỉ bị bệnh tim bẩm sinh, Thị Ngân còn bị câm bẩm sinh chỉ có thể phát ra những âm thanh mà gia đình mới có thể hiểu được em muốn nói gì. Có lẽ chính vì điều đó nên dù mang bệnh trong người suốt 18 năm, đến khi sức khỏe quá yếu đưa đến bệnh viện mới phát hiện ra.
Thị Ngân đang rất cần tiền để được phẫu thuật tim.
Lúc đầu, gia đình thấy Thị Ngân mệt không ăn uống mới đưa tới viện huyện để khám và em được chuyển dần tới BV Chợ Rẫy. Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện em bị bệnh tim bẩm sinh. Em đã có chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ tiền chữa trị lại muốn xin về điều trị nội. Bởi đối với gia đình anh Điểu Thiên số tiền kiếm được 50 triệu đồng là ngoài khả năng.
Phát hiện rồi cha mẹ không có tiền mổ
Gia đình anh Điểu Thiên sống bằng nghề làm rẫy và làm thuê có 6 đứa con 3 đứa lớn đã có gia đình riêng cũng nghèo khó. Ba đứa còn lại thì Thị Ngân bị bệnh, em của Thị Ngân còn đang học chỉ có anh kế của Thị Ngân là làm việc nhà và làm thuê để kiếm tiền. Cha của Thị Ngân cũng bị bệnh tim nhưng mỗi lần mệt chỉ dám đến trạm xá xin thuốc về uống cầm chừng.
Video đang HOT
Từ khi Thị Ngân được chuyển đến BV Chợ Rẫy đã 12 ngày nhưng mới chỉ đóng được 8 triệu đồng tiền tạm ứng viện phí trong đó tiền nhà chỉ có 2 triệu đồng còn lại 8 triệu đi vay. Khi nghe bác sĩ nói về tình trạng bệnh và hướng điều trị, chi phí chữa bệnh cha em đã xin về vì biết mình không đủ khả năng.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Điểu Thiên buồn bã: “Chúng tôi làm gì có tiền mà đưa cháu xuống đây chữa bệnh, nhà thì toàn người ốm yếu, tôi cũng bị bệnh, Ngân thì nó từ nhỏ đã ốm yếu. Lúc đưa nó tới viện huyện rồi cứ chuyển xuống tận đây. Nhà chỉ có vài triệu bạc, còn lại là đi vay đóng được 8 triệu tạm ứng viện phí. Bác sĩ nói chuẩn bị 50 triệu đồng để mổ, tôi làm sao có khoản tiền lớn như vậy. Tôi biết làm thế nào không có tiền thì phải đưa cháu về chứ mà bác sĩ không cho bảo đưa về thì sẽ nguy hiểm”.
Theo Vietnamnet
Chuyện của những người "chở rau về bản"
"Thành phố mới thiếu rau sạch, chứ ở nông thôn thiếu gì"- đó là câu trả lời phổ biến mà chúng tôi nhận được khi nói về ý tưởng gây dựng những vườn rau dinh dưỡng cho trẻ em nghèo ở miền núi và hải đảo. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn quyết tâm làm cái việc được cho là "chở củi về rừng" ấy.
Từ vườn rau xanh trên đỉnh núi...
Những bát cơm thiếu thịt không còn là lạ với nhiều người khi đặt chân lên thăm các trường vùng cao. Trước thực trạng đó, Báo NTNN đã kêu gọi và tổ chức thành công Chương trình "Bữa cơm có cá thịt" cho nhiều trường vùng cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các em học sinh Trường Tiểu học Trịnh Tường 2 (Bát Xát, Lào Cai) thích thú
với những con vật nuôi được tặng. Ảnh: Bảo Yến
Các chương trình phát huy hiệu quả tốt, chất lượng bữa cơm của học sinh vùng cao tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, chúng tôi đứng trước 1 bài toán khó: Kinh tế của các địa phương tại các điểm trường đóng phần lớn là nghèo, chi phí thực phẩm mang từ trung tâm lên các điểm trường xa xôi rất đắt đỏ và sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm không thể là mãi mãi, dù bản thân Báo NTNN cũng đã tổ chức hỗ trợ được nhiều bếp ăn và hỗ trợ kéo dài đến vài năm...
Làm thế nào để tạo nguồn dinh dưỡng thường xuyên cho bữa ăn của các trò nghèo? Làm thế nào để những ngọn rau, những miếng thịt tươi ngon kia được hiện hữu đều đặn trong bữa ăn hàng ngày của các em? Làm thế nào để những bát cơm đủ đầy dinh dưỡng sẽ xuất hiện ngày một nhiều, sẽ "đi" ngày một xa, chứ không chỉ ở một điểm trường được hỗ trợ?
Và chúng tôi nảy ra ý tưởng: Tại sao chúng ta không làm một vườn rau với chuồng gà, chuồng lợn... ở ngay chính các điểm trường. Để từ đó, hy vọng sẽ có nguồn dinh dưỡng tại chỗ cho bữa ăn của học trò.
Ý tưởng đó nhận được không ít sự phản đối của nhiều người mà chúng tôi chia sẻ. Lý do rất đơn giản là mọi người đều nghĩ, xây dựng 1 vườn rau ở vùng quê là điều... vô ích. Nó chẳng khác gì "chở củi về rừng". Nhưng có 1 điều kỳ lạ là, khi chúng tôi đem ý tưởng đó chia sẻ với nhiều thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường bán trú vùng khó khăn, 100% ý kiến đều cho rằng đó thực sự là món quà hữu ích và các thầy cô đều rất háo hức với chương trình này.
"Ở miền núi, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên không chỉ nguồn thực phẩm như thịt, cá mà ngay cả rau xanh đều rất khan hiếm. Nếu có 1 vườn rau, số lượng và chủng loại rau cho bữa ăn của các con sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Đó là chưa kể, nếu 1 vườn rau được gây dựng xanh tốt, 1 chuồng gà, chuồng lợn được gây đàn tốt... sẽ là nguồn để các trường tự nhân rộng thêm những vườn rau khác ở các điểm trường khác" - thầy Nguyễn Ngọc Anh, người đã hơn 10 năm gắn bó với các điểm trường vùng sâu, vùng xa của Bát Xát, Lào Cai chia sẻ.
Có chút động lực, chúng tôi bắt tay vào làm. Và vườn rau đầu tiên đã được gây dựng tại Trường Tiểu học Trịnh Tường 2 (Bát Xát, Lào Cai) với quy mô 200m2, có chuồng gà 30 con và chuồng lợn 2 con.
Những cây rau đầu tiên, những hạt giống đầu tiên được những người làm chương trình và thầy trò gieo xuống, mang theo hy vọng và cả những lo lắng... Và sau 1 tháng, khi những hình ảnh đầu tiên của vườn rau xanh tốt, những chú gà, chú lợn khỏe khoắn được gửi về, chúng tôi đều... thở phào nhẹ nhõm. Và càng vui hơn, khi nhận được thông tin phản hồi từ địa phương, sau vườn rau đầu tiên được khởi tạo, thầy trò của nhiều điểm trường khác cũng mong muốn được liên lạc với Báo NTNN để trình bày nguyện vọng được tặng "Vườn rau dinh dưỡng cho trẻ em nghèo". Vậy là, chúng tôi lại tiếp tục có động lực để lên kế hoạch khởi dựng những vườn rau tiếp theo...
Đến "nhà rau" ngoài đảo
Khi kế hoạch cho các vườn rau tại khu vực miền núi phía Bắc đã được chuẩn bị sẵn sàng để "khởi công" vào đầu năm học mới này, chúng tôi tiếp tục hướng về các điểm trường bán trú tại các địa bàn vùng cao của miền Trung.
Những người làm chương trình cùng trồng rau với các em HS Trường Tiểu học Trịnh Tường 2. Ảnh: Bảo Yến
Ngay chuyến khảo sát đầu tiên, chúng tôi đã gặp trở ngại. Bởi dù rất mong được có vườn rau ở trường nhưng tại các tỉnh miền núi của miền Trung, khí hậu nắng nóng khắc nghiệt, đất đai khô hạn nên việc duy trì vườn rau thông thường là điều rất khó khăn.
Phương án xây dựng hệ thống rau thủy canh được đặt ra nhưng chi phí lại quá lớn, trong điều kiện việc kêu gọi nguồn kinh phí cho các hoạt động thiện nguyện ngày càng khó khăn. Trong lúc đang rất nản, một đồng nghiệp thường trú tại miền Trung thông báo lại với chúng tối: Ở các trường miền núi, đặc biệt là các trường ngoài đảo, các cô giáo và học sinh mong mỏi có 1 vườn rau xanh lắm. Không chỉ bởi ở các vùng đó thực sự rất khan hiếm rau xanh mà còn bởi vì, các em tha thiết được nhìn và được chăm những cây rau xanh vốn khá khó khăn để mọc trên dải đất khô này...
Lại họp bàn. Và chúng tôi quyết định liên hệ với các đơn vị chuyên thiết kế các vườn rau thủy canh để chia sẻ ý tưởng của mình...
Có lẽ, thiện tâm thì sẽ có thiện duyên. Một đơn vị kinh doanh vườn rau thủy canh, sau khi nghe chúng tôi chia sẻ ý tưởng đã đồng ý làm vườn thủy canh cho các nhà trường với mức giá ưu đãi nhất có thể. Và, khoảng 3 thủy canh với hệ thống ống dẫn, nhà che nắng... sẽ được gửi tặng thầy trò của 3 điểm trường bán trú tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào đúng đợt khai giảng năm học tới.
Và những vườn rau bé nhỏ của Báo NTNN sẽ có cơ hội được khởi tạo trên nhiều vùng đất, nhiều ngôi trường... trên khắp cả nước.
Còn chúng tôi thì thêm một lần nữa tin rằng, có thiện tâm và thực lòng thiện ý, hành trình gieo những yêu thương của NTNN sẽ ngày càng có thêm những người bạn mới.
Mọi sự hỗ trợ cho chương trình, xin vui lòng gửi về Báo NTNN, 13 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, số tài khoản 1506311002117 Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội. Vui lòng ghi rõ: Ủng hộ Chương trình "Tặng vườn rau dinh dưỡng cho trẻ em nghèo". Quý bạn đọc hoặc các đối tác cần thêm thông tin về chương trình, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ email vuonrauchoem@gmail.com.
Theo Danviet
Người dám chống lại Yàng Ông A Ma Thiệu (60 tuổi, ở buôn Trang, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã dũng cảm vượt qua mọi thị phi, đưa buôn mình bước qua lệ tục lạc hậu. Ông cũng là người đã hiến gần 2.000m2 đất xây trường học cho con em... Tuyên chiến với "làng ma" Trường Tiểu học Nguyễn Trãi nằm lọt thỏm giữa...