Cô gái “bóc phốt” công ty quy mô 2.000 nhân sự nhưng tuyển dụng “mắc cười”: Chê dùng CV Tiếng Anh, mời ứng viên đi PV rồi nói thiếu tôn trọng
Lại là một câu chuyện tranh cãi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng gây xôn xao mạng xã hội.
Mỗi ứng viên khi đi xin việc luôn lo lắng về độ kinh nghiệm, mức độ phù hợp của mình với công ty mình apply vào. Mặc dù ứng viên chuẩn bị kỹ càng, cố gắng show hết năng lực của bản thân mà đôi khi việc tạch tuyển dụng cũng chỉ vì gặp công ty có HR thiếu chuyên nghiệp.
Mới đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện éo le của mình khi đi ứng tuyển. Đã pass vòng CV, đến vòng phỏng vấn nhưng cô gái này lại rơi vào cảnh thất nghiệp vì lý do trời ơi đất hỡi.
Trong bài chia sẻ, cô gái có tên T.H để dòng cap như sau: “HR công ty tập đoàn quy mô 2.000 nhân sự nhưng phải dùng Google dịch để đọc CV của ứng viên và thái độ phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp”.
Quy trình phỏng vấn nhiều bước lằng nhằng và không thống nhất
Cô gái T.H chia sẻ, HR của công ty đã chủ động nhắn tin và gửi JD công việc của công ty cho cô gái tham khảo, nhưng do thấy một số yêu cầu CV cũng như mức lương khác với mong muốn nên đã từ chối.
Sau đó HR lại tiếp tục nhắn tin với cô gái bảo công ty đã tăng mức lương và nhắn nộp CV vào công ty. Sau khi xác nhận lại thông tin với HR, cô gái đã nộp CV thử sức và được hẹn sẽ có người gọi phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại sau 3 ngày.
Ban đầu, HR chủ động nhắn tin mời T.H apply. Tuy nhiên khi so với yêu cầu và mức lương công việc cũ không phù hợp nên T.H đã từ chối
HR vẫn tiếp tục nhắn tin với cô gái trong thời gian dài
Sau khi nộp CV xong cô gái đã về nhà chờ, nhưng 3 tuần trôi qua cô gái không hề nhận được cuộc gọi nào từ bên tuyển dụng. Trong khi đó, T.H tiếp tục nhận được tin nhắn 2 bạn HR khác của công ty mời gọi gửi CV vào công ty.
Đến thời gian gần đây, cô gái lại nhận được tin nhắn từ… HR thứ 3 của bên công ty, T.H mới thực sự cương quyết nhắn lại và cho biết KHÔNG MUỐN tiếp tục nhận được tin nhắn mời gọi kiểu này nữa.
Dù đã được hẹn để phỏng vấn, nhưng 3 tuần trôi qua ứng viên trên cũng không nhận được cuộc gọi nào từ nhà tuyển dụng
Thái độ phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp
1. Chê trách ứng viên khi dùng CV Tiếng Anh
Video đang HOT
Liên hệ với chúng tôi, T.H cho biết công ty đã chê trách cô nàng việc dùng CV Tiếng Anh với lý do công ty Việt Nam thì… nên dùng CV bằng Tiếng Việt. Dù rằng trước đó trong bản JD không hề yêu cầu rõ ràng về việc dùng CV bằng ngôn ngữ nào, có hạn chế dùng ngoại ngữ hay không.
2. Mức lương không thống nhất
T.H chia sẻ khi phỏng vấn, HR đã trao đổi lại mức lương cũ và cô nàng cũng trả lời về mức lương 4-5 năm trước của mình.
Khi được hỏi về mức lương hiện tại, T.H đã trả lời một con số cao hơn, liền bị HR hỏi ngược lại: “ Sao lương cũ chỉ có thế mà giờ bạn đòi hỏi lương cao hơn”. T.H tâm sự thêm: “Điều này làm mình thấy rất kỳ cục. Bởi kinh nghiệm bao năm đi làm chẳng lẽ mình chỉ nên kỳ vọng mức lương thấp như hồi mới ra trường. Chưa kể khối lượng công việc mình thấy nêu trong JD, làm full-time thứ 7, còn thường xuyên phải họp tối nữa”.
3. Thái độ thiếu thiện chí
T.H tâm sự khi nhận điện thoại phỏng vấn, HR đã nhiều lần có thái độ như dìm hàng cô bạn, kiểu như “tôi đang cho bạn cơ hội làm việc thôi, chứ không phải gọi để trao đổi cơ hội hợp tác làm giữa nhà tuyển dụng và ứng viên”.
Những câu nhận xét mà T.H nhận được khi đến buổi phỏng vấn: “Bạn không có kinh nghiệm về X thì khó đấy”, “HR không gọi để nhận được những câu trả lời của các bạn, mà để xem cách bạn phản ứng thế nào thôi”, “Có thể bạn làm ở công ty mô nhỏ nên HR mới có thời gian chia sẻ trao đổi kỹ, còn mình quy mô công ty 2.000 nhân sự không làm thế”.
Ảnh minh hoạ
Hiện tại câu chuyện đi phỏng vấn này đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết đều cho rằng quy trình tuyển dụng của công ty đang gặp vấn đề, rất dễ gây ảnh hưởng đến bộ mặt công ty nên cần xem lại.
Có bình luận cũng cho rằng, đây có chỉ là HR đi thuê bên ngoài thôi nên mới hành động bộp chột, thiếu kinh nghiệm đến vậy.
Và tất nhiên cũng có những bình luận nghi ngờ cô gái đang câu like cho câu chuyện tuyển dụng của chính mình.
Một số bình luận bên dưới bài viết như sau:
Bạn T.A tâm sự: “HR là bộ mặt của công ty nên các công ty chuyên nghiệp đều yêu cầu tác phong ở HR rất cao. Nếu gặp HR không chuyên nghiệp là mình từ chối thẳng ngay cho khỏi mất thời gian. Còn như thế nào là chuyên nghiệp thì nhiều tiêu chuẩn lắm. Nhưng chí ít ở trong câu chuyện này, HR đã mất điểm khi dùng đuôi @gmail.com để đi câu CV rồi”.
Một ứng viên khác cũng chia sẻ trải nghiệm: “Chiếc ava kia cũng đã từng inbox mình rồi. Bạn ấy chỉ là outsource tìm CV thôi, không phải HR chính của công ty nên việc này xảy ra cũng dễ hiểu á bạn. Nhưng dẫu sao việc này cũng là trải nghiệm không hề vui vẻ tí nào. Chúc bạn sớm tìm được công việc mới nhé”.
Trong khi đó, V.S cũng chia sẻ câu chuyện tương tự: “Đây là trải nghiệm cá nhân của mình thôi, không liên quan nhưng cũng gần tương tự với chủ thớt. Mình gặp vài trường hợp HR chạy KPI cho kịp deadline. Qua đây nếu có HR hay công ty nào muốn chú trọng chất lượng của nhân sự đầu vào thì nên thay đổi cách áp KPI cho các bạn HR đi! Bởi có rất nhiều bạn HR chủ động (gần như cầu xin mình gửi CV, rồi thì tạo đủ điều kiện để đến buổi phỏng vấn). Nhưng khi đến phỏng vấn (có thể không phải HR phỏng vấn) nhưng thái độ lại rất dìm hàng ứng viên kiểu:
- Bạn đâu có kinh nghiệm match JD nào đâu.
- Bạn không đủ kinh nghiệm làm việc ở đây
- Mức lương bên mình chỉ trả được XXX (trong khi mình đã đề cập rõ mức lương yêu cầu với HR trước khi đến buổi phỏng vấn)
Thực sự rất mất thời gian và bực mình. Phỏng vấn toàn giờ hành chính, mình cũng phải bỏ công việc đi rất nhiều. Cách làm việc của HR tệ chỉ khiến đầu vào nhân sự tệ thôi”.
Ảnh: NVCC
Cô gái đi xin việc gặp nhà tuyển dụng khó ở, vừa nhắn 2 câu đã bị sếp "dỗi" rồi cho tạch luôn
Gặp nhà tuyển dụng khó tính thế này, bạn sẽ làm gì?
Có bạn trẻ nào đó từng than thở: "Thời nay đi xin việc còn khó hơn đậu thủ khoa tốt nghiệp". Câu này có vẻ cũng đúng với một vài người, bởi không chỉ đến vòng phỏng vấn, mà cả từ gửi email tiếp xúc với HR, nếu không cẩn thận có thể bị đánh trượt như chơi.
Đứng trước câu chuyện này, mới đây một nữ sinh đã chia sẻ câu chuyện đi xin việc của mình. Cô bạn vừa kết thúc đợt thực tập và mong ngóng tìm được công việc full-time. Đến khi cô bạn nhắn tin xin JD của phía công ty thì lại bỗng nhiên... bị từ chối không cho ứng tuyển nữa.
Câu chuyện được cô gái đăng tải trên một diễn đàn chuyên review các công ty:
Chuyện là mình mới thực tập xong và muốn tìm một công việc chính thức làm full-time (đây cũng là lần đầu mình xin việc làm full-time).
Mình thấy có 1 sếp đăng Facebook tuyển nhân viên. Nên mình cũng nhắn tin xin việc, và cũng hỏi về lương cũng như nếu thử việc thì bao giờ nhận chính thức, có đóng BHXH này nọ không (nhưng chưa hỏi rõ ràng). Tại mình người mới nên nhiều cái chưa rõ. Thế là anh ấy trả lời mình như vậy.
Mọi người cho mình hỏi đã sai chỗ nào, tại mình đọc tin nhắn xong hoang mang quá.
Mình đính chính lại người này là sếp luôn, không phải HR. Mình thấy anh đó đăng trên trang cá nhân là tuyển nhân viên SEO... Mình vào đọc bình luận là thấy không cần yêu cầu kinh nghiệm, ngoài ra cũng không có bất kì thông tin nào luôn. Sau khi tìm hiểu kĩ thì mình biết là mức lương 5 triệu và không kí hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội gì hết.
Có thể thấy cô gái trả lời tin nhắn HR khá lịch sự và lễ phép
Sau đó, nhà tuyển dụng lại "quay xe" 180 độ
Bên dưới bài viết đã nhận về rất nhiều bình luận tranh cãi trái chiều về màn ứng tuyển này. Đa số đều cho rằng vị sếp "mong manh, dễ vỡ" quá nên mới từ chối ứng viên một cách vô lý như vậy.
Việc sếp từ chối trả lời những câu hỏi cơ bản như chế độ đãi ngộ, lương thưởng, bảo hiểm xã hội... cũng phần nào chứng tỏ người này làm việc mập mờ thì mới không đưa hết ra.
Tuy nhiên, một số người cũng góp ý rằng có lẽ cô bạn đã hỏi điều kiện quá nhiều lần mà không hề tập trung vào ý định muốn xin phỏng vấn. Việc bạn hỏi quá nhiều thông tin (trong khi tất cả điều đó có trong JD sẵn rồi) sẽ khiến HR có cái nhìn không thiện cảm về bạn vì, thậm chí đánh giá bạn không tìm hiểu rõ ràng về công ty.
Ảnh minh hoạ
Một ý kiến từ bạn X.S nhận được nhiều đồng tình nhất:
"Những câu hỏi của em là tất yếu, đều là những thắc mắc mà bất kì nhà tuyển dụng nào cũng phải giải đáp cho ứng viên. Thậm chí là ngay trong bài tuyển dụng cũng phải thể hiện rõ mô tả công việc và các quyền lợi, phúc lợi khác, chứ không cần đợi ứng viên hỏi mới trả lời.
Với ngữ điệu trả lời kiểu "hờn dỗi" của người sếp này thì anh xin chúc mừng em.
- Thứ nhất: Có thể do công ty này không đảm bảo chế độ đãi ngộ cơ bản nên mới từ chối ứng viên.
- Thứ hai: Nếu người mà em đối thoại là sếp, thì tổ chức này cũng chả ra gì.
- Thứ ba: nên nhớ rằng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là win - win. Em đi "tìm việc" chứ không "xin việc".
Em cống hiến cho tổ chức, thì tổ chức phải đảm bảo lương, thưởng, phúc lợi cho em. Đơn giản vậy thôi.
Bổ sung thêm 1 chút: Mình thấy có vài ý kiến cho rằng bạn chủ post do chưa thể hiện được trình độ bản thân, chưa thể hiện sự cầu thị,.. nên ông "sếp" này mới dỗi. Cái việc ứng viên thể hiện trình độ bản thân, tinh thần cầu tiến, cầu thị nó sẽ diễn ra ở vòng phỏng vấn. Chứ qua vài dòng tin nhắn để đánh giá một ứng viên thì quá là phiến diện, và mình nghĩ cũng chả có doanh nghiệp nào phỏng vấn qua tin nhắn!
Nhà tuyển dụng có quyền sàng lọc ứng viên, thì ứng viên cũng có quyền lựa chọn đơn vị đảm bảo về chế độ, phúc lợi, môi trường công việc... Công ty đăng tin tuyển dụng chỉ mất vài giây, tổ chức phỏng vấn thì gom cả chục người trong một buổi.
Còn ứng viên khi đi phỏng vấn có khi phải xin nghỉ làm, hỏi đường, tìm đường, tắc đường, đợi chờ đến lượt phỏng vấn,... có khi mất cả ngày. Nên ứng viên hỏi kỹ một chút về JD hay chế độ phúc lợi thì cũng chả có gì quá đáng.
Nếu thấy công ty ổn thì ứng viên gửi CV, công ty review CV thấy ổn thì hẹn lịch phỏng vấn. Phỏng vấn mà hợp nhau quá thì yêu luôn, hẹn tuần sau đi làm".
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện tuyển dụng trên?
Nguồn: Hội review công ty có tâm!
Shark Hưng yêu cầu bỏ chữ XIN trong đơn xin việc, một CEO nghìn tỷ lại nhấn mạnh "đi XIN việc mà, phải đến sớm": Quan điểm của ai đúng? Có thể thấy mỗi CEO lại có một quan điểm riêng về chủ đề rất chung là chuyện tuyển dụng. Muốn có được việc làm, muốn gia nhập một công ty nào đó, chúng ta đều phải trải qua một quá trình tạm gọi là xin việc. Quá trình này sẽ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, chẳng hạn như chuẩn bị...