Cô gái bị xăm hình con rết mong kiếm được việc làm
Các vết xăm trên mặt và ngực đã mờ, tuy nhiên do phải điều trị hóa chất nhiều nên Thương rất yếu. Cô đã nộp hồ sơ xin việc tại mấy công ty ở TP Vinh song chẳng nơi nào nhận vì chỉ học hết lớp 5.
Ngôi nhà cấp 4 của mẹ con Thương khuất sau xóm nhỏ ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An). Gặp người lạ, cô gái dáng cao gầy, nước da xanh tái thoáng chút e ngại. Thương kể, sau thời gian điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội), cô trở về quê và đều đặn 3 tháng một lần lên thăm khám. Lần mới nhất cô trở lại bệnh viện cách đây hai tuần.
Từ khi điều trị, các vết thương đã gần như lành lặn. Tại vùng má trái và ngực, nơi có hai hình xăm con rết, dù bị phẫu thuật bóc tách một phần thịt, song hiện tại vết thương đã lành lặn nhiều. “Em ăn không được bao nhiêu, mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. Giấc ngủ thì đã ngon hơn thời gian trước. Tuy nhiên cũng có đôi lúc bị giật mình tỉnh dậy mồ hôi ướt đẫm áo…”, cô gái kể và cho biết do vẫn phải ăn kiêng một số món như trứng, rau muống, rau dền…
Ngôi nhà của mẹ con Thương ở Nghệ An. Ảnh: Hải Bình.
Bà Trần Thị Hoa (mẹ Thương) ngồi kế bên tiếp lời, được mọi người động viên, Thương đã không còn quá u uất như những ngày mới xảy ra sự việc. Nhưng có thể do điều trị hóa chất nhiều nên sức khỏe của em còn yếu, sụt cân nhiều (hiện nặng 43 kg). Hàng ngày Thương chỉ quanh quẩn giúp mẹ nhặt rau lợn, quét dọn nhà cửa và nấu cơm, chứ chưa làm được việc gì khác.
Bà Hoa có 5 người con (Thương là con gái thứ hai), chồng bị bệnh mất sớm, đứa con út hiện học mẫu giáo bé. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn nên mấy chị em Thương không ai được học hành đến nơi đến chốn, riêng Thương mới học hết lớp 5 rồi cùng chị gái vào miền Nam làm thuê. Từ ngày Thương bị nạn, cuộc sống của mẹ con bà Hoa trở nên đảo lộn.
Video đang HOT
Thời gian con gái mới gặp nạn, nhiều đêm bà Hoa không chợp nổi mắt vì thương con và lời bàn tán xì xào của làng xóm. Ròng rã hơn một năm qua bà cùng con gái bắt xe khách ra Hà Nội chữa trị vết thương, rồi tiếp xúc với cơ quan chức năng. Cũng từ đó công việc ruộng vườn của gia đình bị bỏ bê. Để có thu nhập, bà Hoa chuyển sang bán hàng ở đầu ngõ. Sáng sớm bà đi mua dăm ba cân thịt của chủ lò mổ rồi về lán nhỏ bán kiếm ngày vài ba cân gạo.
“Tôi chỉ mong nhất là sức khỏe của cháu phục hồi nhanh và cháu kiếm được một việc gì đó phù hợp cho khỏi buồn”, bà Hoa tâm sự và cho biết cách đây hơn một tháng Thương làm hồ sơ xin đi làm công nhân ở một số công ty trên TP Vinh, nhưng vì chưa có bằng cấp 2 nên hiện tại chưa nơi nào tiếp nhận.
“Em ước mơ kiếm được một công việc gì đó phù hợp để đi làm, quên đi quá khứ và phụ giúp mẹ nuôi các em ăn học…”, cô gái 23 tuổi tâm sự.
Ông Phạm Đình Chương, Trưởng công an xã Nghi Diên cho biết, từ ngày xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương đã động viên rất nhiều để Thương vượt qua mặc cảm trở lại với cuộc sống bình thường.
Tháng 12/2011, Thương (sinh năm 1991) bị bà chủ Nguyễn Thị Trâm (tên thường gọi là Trâm Anh, 33 tuổi, quê Nghệ An, trú TP Vũng Tàu) ép xăm hình con rết lên mặt và ngực do nghi ngờ ngoại tình với ông chủ. Ngày 20/12, Công an TP Vũng Tàu bắt Nguyễn Thị Trâm và Nguyễn Thị Hương (20 tuổi, quê Nghệ An) về hành vi làm nhục người khác. Kết quả điều tra, Thương bị thương tật 28% do các vết xăm. Trâm Anh và Hương đều thừa nhận hành vi phạm tội. Trâm Anh bị truy tố về tội làm nhục người khác. Tuy nhiên, trước khi phiên tòa diễn ra, bị hại đã có đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với Trâm Anh và Hương. Theo TAND TP Vũng Tàu, phía bà Trâm Anh đã đồng ý bồi thường cho bị hại số tiền gần 400 triệu đồng nên bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố.
Theo VNE
Tiếp vụ "người chết" trở về sau 4 năm bị giết
Nguyễn Thị Trâm đang làm lại giấy chứng minh nhân dân sáng 15/2.
Người dân ở xã Tân Hội (Cai Lậy, Tiền Giang) rất ngỡ ngàng khi sáng 15/2, cô gái "mất tích 4 năm" Nguyễn Thị Trâm trở về nhà.
Nguyễn Thị Trâm sinh năm 1993 trong một gia đình nghèo. Lên 5 tuổi, Trâm được cha mang tới nhờ bà Ngàn ở xã Tân Hội (Cai Lậy, Tiền Giang) nuôi, rồi bỏ đi biệt tích.
Trên giấy tờ pháp lý thì bà Ngàn là mẹ nuôi nhưng Trâm thường gọi bà là bà nội và gọi con trai của bà Ngàn, ông Chế Văn Thanh là cha nuôi.
Trao đổi với PV qua điện thoại, Trâm bộc bạch, đã để dành được gần 15 triệu đồng và muốn đem về cho bà nội, "vì đi làm đã được chủ lo ăn ở đầy đủ".
Trâm nói rất thương bà nội vì những việc đã xảy ra, phần nào do lỗi của Trâm và qua những ngày đầu năm công việc bận rộn, Trâm sẽ về. Khi hay tin, bà nội Trâm hiện giờ, đi phải chống gậy, Trâm bật khóc.
Cha nuôi của Trâm là ông Chế Văn Thanh, người mang tiếng "hiếp con nuôi rồi giết chết" mấy năm qua, nay đã vui trở lại. Ông tâm sự, sau khi Trâm bỏ đi, nhiều lời đồn thổi ác ý đã dồn nhằm vào ông. "Những thiệt hại về vật chất do khu vườn bị đào bới, nhà cửa bị đập phá khá lớn nhưng không bằng những đau đớn, mất mát về tinh thần không sao bù đắp nổi. Nhưng bây giờ mừng nhất là bà nội đã đỡ lại, huyết áp đã bình thường, da dẻ hồng hào và khỏe khoắn hơn", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh kể, hồi Trâm mới đi, mẹ của ông bắt đầu bị cao huyết áp rồi bị tai biến chỉ sau vài tháng. Nhưng nay, từ ngày Trâm về làm chứng minh nhân dân, đa số bà con hàng xóm gặp đều "chúc mừng gia đình tết này vui đúp". Mừng nhất là giải tỏa được dư luận, trước đây nhờ chính quyền địa phương giải thích là gia đình ông không giết Trâm nhưng đồn thổi thì khó dẹp khi Trâm chưa xuất hiện.
Khi được hỏi, nếu Trâm muốn quay trở về sống cùng gia đình thì ông có đồng ý không? Ông Thanh trả lời ngay: "Nó muốn về thì về, ở đây đâu có cấm cản hay đuổi nó đi đâu, dù sao Trâm cũng là con cháu của nhà này mà". Ông nói thêm: "Nó đi khỏi nhà mà không nói gì với người lớn chớ đâu có làm gì phạm pháp. Mà hồi đó nó chưa được 18 tuổi, còn ăn chưa no, lo chưa tới".
Tháng 4/2009, do giận bà nội nuôi, Trâm bỏ nhà đi. Gia đình tìm kiếm Trâm khắp nơi không thấy nên đến chính quyền địa phương trình báo. Chuyện nghiêm trọng hơn khi có tin đồn Trâm bị ông Thanh "hiếp rồi giết, chôn xác trong vườn".
Ngày 2/6/2009, rất đông người hiếu kỳ tụ tập quanh nhà ông Thanh, một số người xông vào nhà đập phá đồ đạc và đào bới nhiều nơi trong vườn. Công an huyện Cai Lậy rất vất vả mới vãn hồi được trật tự, sau đó bắt người tung tin đồn thất thiệt, khởi tố 13 người gây rối trật tự công cộng.
Trước Tết Quý Tỵ, bà Lê Thị Điệp là người cầm đầu việc đào bới, đập phá nhà ông Thành, cũng đã được về nhà sau hơn 3 năm ở tù. Sáng Mùng 6 Tết, Nguyễn Thị Trâm từ quận 5 (TP HCM), nơi làm thuê, về thẳng UBND xã Tân Hội để xin làm chứng minh nhân dân.
Thượng tá Nguyễn Văn Tảo, Trưởng công an huyện Cai Lậy, cho biết, qua báo chí người dân đã biết được phần nào sự thật việc mất tích của Nguyễn Thị Trâm. "Tới đây, công an và chính quyền địa phương sẽ tổ chức họp dân để thông tin chính thức và có thể để Trâm ra mắt nếu cần thiết", ông Tảo nói.
Theo 24h
Thiếu nữ về nhà sau 4 năm mất tích: Người cha nuôi nói gì? Sự xuât hiên của cô gái mà hàng ngàn người tin rằng đã chêt này lại môt lân nữa làm chân đông dư luân tại địa phương. Trâm đang làm viêc với Công an Thât tình cờ, ngay trước Têt Nguyên đán Quý Tỵ, bà Lê Thị Điêp (61 tuổi), kẻ chủ mưu đào bới, đâp phá nhà bà Nguyễn Thị Ngàn đê...