Cô gái bị IS tra tấn đến chết vì mặc sai quy định
Một cô gái 21 tuổi ở Syria bị nữ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giết chết chỉ vì vi phạm quy định ăn mặc của nhóm.
Lữ đoàn phụ nữ cưỡng chế luật Sharia tại Raqqa, thành trì của IS ở Syria. Ảnh:Reuters
Theo Ara News, nạn nhân bị các phiến quân bắt cóc vào tuần trước và giam giữ ở thành phố phía bắc Manbij. Cô bị giao cho một nữ phiến quân tên là Oum Farouq.
Gia đình cho hay thi thể của cô có những dấu hiệu rõ ràng của việc tra tấn.
“Con bé bị tra tấn rất tàn nhẫn. Chúng tôi đã nhận được thi thể nguyên vẹn của nó với đầy những dấu vết của tra tấn”, thành viên gia đình nói. “Chúng tôi thậm chí không thể chống lại tội ác dã man này. Cơ quan tư pháp duy nhất ở Manbij là Tòa án Sharia ủng hộ những hành vi tội ác như trên”.
Trước đó, IS đã công bố quy định phụ nữ phải mặc burqa nơi công cộng, trùm kín toàn thân và mặt, phần mắt được che bằng vải lưới. Khăn trùm đầu phải dày và không được trong suốt. Khăn phải rộng và chùng, che phủ toàn thân. Burqa không phép được trang trí hay có mùi hương để gây chú ý từ người khác, không được giống trang phục của những người ngoại đạo hoặc đàn ông.
Tháng trước, một phụ nữ cũng được cho là bị IS sát hại vì cho con trai bú nơi công cộng. Người mẹ đã phủ burqa của mình lên con trai để che lại nhưng những thành viên của lữ đoàn Al-Khansa vẫn phát hiện ra và trừng phạt cô.
Video đang HOT
Al-Khansa là một lữ đoàn được thành lập để cưỡng chế thực thi quan điểm Hồi giáo cực đoan của IS.
Anh Ngọc
Theo VNE
Những bí ẩn chưa lời giải một năm sau vụ thảm sát Charlie Hebdo
Một năm sau vụ thảm sát tại toà soạn tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Paris (Pháp), cơ quan điều tra đã tìm ra manh mối về động cơ của anh em Kouachi và Amedy Coulibaly. Tuy nhiên vẫn còn đó những điều bí ẩn.
Hai tay súng thực hiện vụ tấn công toà soạn Charlie Hebdo tại Paris (Pháp) ngày 7.1.2015 - Ảnh: Reuters
Tạp chí Charlie Hebdo đã mất đi nhiều cây bút chủ lực vào ngày 7.1.2015 khi 2 anh em nhà Kouachi, những phần tử Hồi giáo cực đoan, đã tiến vào cuộc họp ban biên tập báo và nã đạn.
Hai ngày sau đó, một người có trang bị vũ khí khác, được xác định là Amedy Coulibaly, đã sát hại một nữ cảnh sát, bắt giữ nhiều con tin tại một cửa hàng của người Do Thái cũng tại Paris. Bốn người thiệt mạng và kẻ bắt cóc bị bắn chết. Cùng thời điểm đó, cảnh sát cũng truy đuổi và dồn 2 nghi phạm thoát khỏi vụ tấn công Charlie Hebdo, anh em Said và Cherif Kouachi vào một nhà máy ở phía bắc Paris. Hai người này cũng bị tiêu diệt vào hôm đó.
Từ đó đến nay, nhiều khúc mắc được làm sáng tỏ, nhưng cũng còn không ít bí ẩn chưa được giải đáp.
Vẫn còn một 'đạo diễn' giấu mặt?
Qua phân tích các nội dung từ máy tính của Amedy Coulibaly, cơ quan điều tra nhận định rằng một người đã chỉ đạo các cuộc tấn công từ xa. Nhiều tin nhắn qua giải mã cho thấy có thể Coulibaly đã yêu cầu tiếp viện và có một nhân vật bí ẩn đứng đằng sau các vụ tấn công, theo Le Monde ngày 4.1.
Vào lúc 12 giờ 48 ngày 7.1.2015, Coulibaly đã gửi cho người này tin nhắn rằng: "Tôi có một khẩu AK-47 và 275 viên đạn. Sáu khẩu Torakev (súng ngắn) và 69 viên đạn. Ba áo chống đạn, 3 áo khoác quân sự, 2 quả bom gas, 2 con dao lớn và một súng điện".
Vẫn chưa xác định được nhân vật bí ẩn đã chỉ đạo cho Amedy Coulibaly - Ảnh: Reuters
Đến 14 giờ ngày 7.1.2015, tức 2 giờ sau vụ thảm sát tại toà soạn Charlie Hebdo, nhân vật bí ẩn này gửi tin nhắn cho Amedy Coulibaly nói rằng sẽ sớm có chỉ dẫn và có "bạn" đến giúp đỡ.
Sang 17 giờ 21 ngày 8.1.2015, nhân vật kia chỉ thị cho Coulibaly rằng "không thể có bạn, làm việc một mình". Cùng ngày đó, Coulibaly sát hại nữ cảnh sát và làm bị thương một đặc vụ khác tại Montrouge, phía nam Paris. Qua ngày 9.1, Coulibaly thực hiện vụ bắt cóc con tin tại cửa hàng Do Thái.
Ai là người đã ra lệnh?
Danh tính nhân vật bí ẩn trên vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhờ việc anh em nhà Kouachi nhận mình là thành viên của tổ chức al-Qaeda tại bán đảo Ả Rập (AQPA) và Coulibaly thực hiện cuộc tấn công nhân danh IS, danh sách những cái tên đã dần được thu hẹp.
Có 2 cái tên bị nghi ngờ nhiều nhất. Người đầu tiên là Peter Cherif (33 tuổi), thành phần của nhóm "des Buttes-Chaumont" (một nhóm "thánh chiến" tại Pháp) vào những năm 2000 cùng Cherif Kouachi. Sau khi trốn sang Yemen vào năm 2011, Peter Cherif trở thành một trong những cái tên cộm cán của AQPA và hiện có thể đang ở tại Syria.
Nhiều khúc mắc vẫn chưa được giải đáp một năm sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo - Ảnh: AFP
Cái tên còn lại là Salim Benghalem, một cai ngục của IS. Gia nhập tổ chức cực đoan này vào giữa năm 2013, Benghalem đã đến Yemen cùng Said Kouachi vào năm 2011. Hai người này sau đó được huấn luyện trong hàng ngũ của AQPA.
Coulibaly lấy vũ khí từ đâu?
Các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định được vào sáng 8.1.2015, Amedy Coulibaly có nhắm vào một trường học Do Thái để tấn công hay không. Một câu hỏi khác chính là việc Coulibaly đã sở hữu số vũ khí từ đâu. Cơ quan chức năng Pháp đã bắt giữ một người tên Claude Hermant. Qua xác minh, có 5 món vũ khí của Coulibaly được mua từ một công ty của vợ Claude Hermant. Điều đặc biệt là Hermant là một người cung cấp thông tin cho cơ quan tình báo tại thành phố Lille (Pháp).
Tờ La Voix du Nord đã đặt ra nghi vấn rằng có thể cơ quan này đã để cho Hermant có thể tuồn vũ khí vào mạng lưới tội phạm và lọt đến tay Coulibaly. Tuy nhiên, luật sư của Hermant cho rằng có thể còn nhiều người môi giới trung gian khác và bác bỏ những nghi vấn trên về thân chủ của mình.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mô hình Âu trên đất Á Từ diễn đàn tham vấn - đàm phán song phương giữa Pakistan và Afghanistan về đối phó Taliban đã hình thành khuôn khổ diễn đàn mới với sự tham gia thêm của Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan, Salahuddin Rabbani (trái) và Cố vấn Ngoại giao của Thủ tướng Pakistan Sartaj Aziz tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao...