Cô gái bị Down trở thành người mẫu nhờ tình yêu của mẹ
Nhờ tình thương yêu của cha mẹ, sự nỗ lực kiên trì và sự dũng cảm, cô gái bị bệnh Down Grace Strobel (22 tuổi, người Mỹ) đã vượt qua những giới hạn bản thân và định kiến xã hội.
Cô trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho những người khuyết tật, đồng cảnh với mình.
Đấu tranh thay đổi định mệnh bất hạnh của con gái
Khi Grace vừa chào đời thì các bác sĩ đã khuyên bố mẹ cô nên gửi cô vào trung tâm chăm sóc chuyên biệt dành cho trẻ bị bệnh Down. Họ nói rằng nếu mang Grace về nhà, đó chỉ là một gánh nặng cho gia đình. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, Grace sẽ trở thành đứa bé thiểu năng, không thể học đọc, học viết, ngay cả việc cột dây giày cũng là thách thức đối với cô.
Grace Strobel
Tuy nhiên, ông Jeff và bà Linda Strobel, bố mẹ của Grace không tin vào điều đó. Bà Linda, mẹ của Grace cho rằng, không ai có thể biết được cuộc đời một con người chỉ vài giờ sau khi đứa trẻ được sinh ra. Huống chi trong mắt bà lúc ấy, Grace không khác gì một thiên thần nhỏ đáng yêu.
Bà và chồng mang Grace về nhà và hết lòng chăm sóc cho cô bé. Tình yêu và công phu dạy dỗ của họ dành cho Grace đã chứng minh nhận định của các bác sĩ là sai. Grace biết đọc, biết viết khi cô 5 tuổi. Ngoài ra, cô còn có thể chơi thể thao, tham gia vào đội hợp xướng ở nhà thờ… Ngoài việc làm gia sư cho con, bà Linda còn chọn cho con những ngôi trường tốt nhất để giúp Grace hoà nhập vào xã hội một cách tự tin hơn.
Video đang HOT
Thành công của Grace có sự đóng góp không nhỏ của mẹ – bà Linda Strobel
Sự chăm sóc chu đáo của gia đình cũng không ngăn hết được những ánh mắt tò mò, chế giễu dành cho Grace. Năm 2017, khi Grace 20 tuổi, cô làm tình nguyện viên cho căn tin ở một trường mẫu giáo. Cô đã bị những cô cậu học trò nhỏ chế nhạo vì không thể mở được hộp nước trái cây. Bị tổn thương, Grace về nhà buồn bã và nằm bẹp suốt 4 ngày. Sau đó, Grace nói với mẹ rằng: cô muốn chuyển những cảm giác tiêu cực của mình thành hành động tích cực là sẽ giúp những đứa trẻ hiểu hơn về hội chứng Down. Từ đó, chúng có sự cảm thông thay vì kỳ thị những người bị bệnh.
Luôn bên con trong những bước thăng trầm của cuộc sống
Bà Linda lại giúp con gái bằng cách tìm thầy dạy cho Grace cách chuẩn bị bài thuyết trình và nói trước đám đông. Sau đó, bà giúp Grace đăng ký thuyết trình ở các trường tiểu học ở địa phương. Từ đây, có nhiều người biết đến cô hơn. Một tổ chức từ thiện đã mời cô làm người phát ngôn cho các cuộc quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
Grace Strobel thuyết trình về bệnh Down
Trong một lần chuẩn bị tư liệu cho bài thuyết trình của mình, Grace tình cờ đọc một câu chuyện về một cô gái mắc hội chứng Down nhưng vẫn có thể trở thành một người mẫu chuyên nghiệp. Cô gái ấy đã truyền cảm hứng cho Grace phấn đấu trở thành một người mẫu. Một lần nữa, bà Linda lại âm thầm liên hệ với nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho Grace và gửi cho các nhà thiết kế thời trang.
Bà Ola Hawatmeh (một trong những nhà thiết kế thời trang mà bà Linda đã liên hệ) hứa sẽ giúp Grace thực hiện mơ ước của cô. Bà đã dạy Grace cách đi đứng trên sàn catwalk và tạo điều kiện cho cô xuất hiện trong tuần lễ thời trang ở thành phố Atlantic tháng 2/2019. Dù là người mẫu không chuyên nhưng khán giả đã dành cho Grace những tràng pháo tay nồng nhiệt. Nhận được hiệu ứng tốt từ phía khán giả, bà Ola đã quyết định tiếp tục mời Grace tham gia thêm tuần lễ thời trang nữa ở New York.
Grace Strobel chụp ảnh làm người mẫu
Thành công của Grace có sự đóng góp không nhỏ của người mẹ đã luôn ở bên cạnh động viên, chăm sóc cô từ tấm bé. Tuy nhiên, nếu như không có nỗ lực kiên trì và sự dũng cảm vượt qua những giới hạn bản thân và định kiến xã hội thì Grace sẽ không trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho người khuyết tật như hôm nay.
Thanh Huyền
Theo dantri.com.vn
Cám ơn ngôi nhà bình yên
Buổi sáng thức dậy trong căn phòng nhỏ, khó khăn lắm tôi mới có thể mở mắt, người đau nhức như khu vườn bị bão quét qua.
Nắng đã lấp ló qua khe cửa sổ mở ngỏ, một mùi hương rất tinh khiết và ngọt ngào rơi vào khứu giác, là mùi trà hoa nhài. Hẳn là cơn đổ nát của tình yêu đã khiến tôi tìm về căn phòng này, dưới cánh tay mẹ, ngủ vùi trong đêm qua. Và mùi hương bình yên này mẹ dành cho tôi để làm dịu mọi cơn đau nhức.
Kéo nhẹ tấm rèm cửa nhìn ra góc vườn, mẹ đang ở đó xới đất cho từng luống rau non. Tôi gối cằm lên tay mình trên bậu cửa, say sưa ngắm mẹ. Mẹ dường như đã gầy đi, tóc cũng bớt đen hơn trước. Mẹ dịu dàng đến thế. Tôi tự hỏi, tại sao phải buồn chán vì một người vừa rời bỏ mình.
Cả mấy ngày, tôi cứ thế, nỗi đau được tưới dịu bằng tình yêu của mẹ. Tôi quanh quẩn bên mẹ khi mẹ nấu cơm, khi mẹ trồng rau, dọn dẹp. Được mẹ cho ăn, được mẹ vỗ về, tôi thấy mình như con thỏ nhỏ bị thương đang dần hồi phục, bắt đầu nở lại những nụ cười.
Nhà là nơi để về. Câu ấy nghe rất quen thuộc, nhưng chỉ khi chúng ta vấp ngã hay mỏi mệt, cảm nhận về bình yên của nhà mới rõ ràng hơn bao giờ hết. Ở đó, luôn có những người đợi chúng ta về, dù ta có lúc lầm lỗi, dù ta cùng với sự trưởng thành đôi khi thật vô tâm. Từ khi rời khỏi vòng tay bố mẹ, chúng ta bay nhảy, yêu đương, vươn đến những chân trời mới. Trong cơn say mê khám phá đời sống ấy, chúng ta thường quên mất đấng sinh thành. Có khi bạn lo lắng vì trễ hẹn với đối tác, có khi bạn phát cuồng khi người yêu nhắn tin chậm đôi ba phút, nhưng cả tuần lại quên gọi điện thoại về nhà cho bố mẹ, đúng không? Tôi cũng thế.
Nhưng cho dù chúng ta có vô tâm, gia đình vẫn ở đấy đợi chúng ta, che chở cho ta, để ta dưỡng thương, rồi ta hồi phục và lại tiếp tục hành trình mới.
Tôi ngồi xếp lại hành lý để ngày mai lên đường, trở về với cuộc sống bon chen thường nhật bên ngoài mái nhà. Mẹ cặm cụi trong bếp gói từng gói nhỏ thực phẩm, nâng niu từng thức quà quê tôi sẽ đem theo ra phố. Tôi ngồi xuống cạnh bên, vòng tay ôm mẹ. Mẹ cười bảo, cứ làm như còn bé lắm. Mà đôi khi mẹ vẫn ao ước sống lại những ngày đó, chẳng cách xa nhau. Rồi mắt mẹ rưng rưng...
Tôi âm thầm thấm hết những yêu thương, mang theo trong trái tim mình, đủ để biết rằng, dù ngày sau trên đường đời nhiều sóng gió, tôi vẫn luôn có một nơi tiếp sức cho mình. Những tổn thương theo gió trôi đi.
Cảm ơn mẹ. Cảm ơn ngôi nhà bình yên của con.
Nhật Dương
Theo phunuonline.com.vn
Tâm sự mẹ đơn thân: Thà một mình nuôi con còn hơn để con lớn lên trong cảnh bất hạnh Con tôi lớn lên sẽ ra sao khi có một người cha trọng bản năng thể xác hơn tình cảm ruột thịt? Con lớn lên, sẽ nhận ra cha mình là người tồi tệ ra sao và mẹ mình đã phải đau khổ trong cuộc hôn nhân này thế nào. Một mình mẹ nuôi con không có nghĩa con lớn lên sẽ thiệt...