Cô gái bị cưỡng hiếp ở Ấn Độ ngoan hiền, học giỏi
Thiếu nữ đã qua đời sau vụ hiếp dâm tập thể gây chấn động Ấn Độ từng là một biểu tượng về sự vươn lên ở nơi cô sống bởi tính cách ngoan hiền, học giỏi lại có tài nhảy múa.
Một học sinh cầm tấm biển có dòng chữ “Những kẻ phạm tội phải bị trừng phạt” trong một lễ tưởng niệm cho thiếu nữ qua đời vì bị cưỡng hiếp. Ảnh: AP
Danh tính của cô gái 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt ở New Delhi hôm 16/12 vẫn được giữ kín. Tuy nhiên, sau khi lễ tang cho cô được tổ chức vào sáng 30/12, các tờ báo Ấn Độ bắt đầu viết về cô, hé lộ chút ít thông tin về gia đình và việc học tập của nữ sinh viên vật lý trị liệu.
Cô vốn là một cô gái bình thường như bao nam nữ thanh niên khác thường xuất hiện trong bài viết về giới trẻ ở Ấn Độ, được cha mẹ chu cấp tiền bạc để học tập, được hưởng nền giáo dục tân tiến, mang trong mình nhiều khát khao sự nghiệp và đang cố gắng thoát bỏ cuộc sống ở nông thôn và vươn ra thành thị.
Tuy nhiên, sau vụ cưỡng hiếp và cái chết thương tâm của cô, cô trở thành một biểu tượng thôi thúc ngọn lửa giận dữ bùng nổ trong công chúng về một đất nước Ấn Độ không an toàn và phụ nữ bị đối xử tệ mạt.
Indian Sunday Express viết rằng cô trở thành một hình mẫu cho lớp người trẻ ở vùng tây nam New Delhi, nơi cô sống. “Hãy nhìn vào cô ấy mà học tập. Hãy xem cô ấy học hành giỏi giang thế nào mà cố gắng cho được như thế” là điệp khúc quen thuộc mà các bậc cha mẹ nói với con cái của mình.
Video đang HOT
“Cô ấy tin rằng chỉ có học tập mới có thể giúp mọi người xây dựng nên tương lai”, tờ báo dẫn một người bạn của nạn nhân nói, thêm rằng cô “học rất giỏi” và “viết chữ rất đẹp”.
Tờ báo cũng cho hay bố cô “làm một công việc nhỏ ở sân bay. Cô có hai em trai”. “Cô ấy muốn học hành tử tế, tự đứng vững trên đôi chân của mình và đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình”, người bạn trên kể.
Một người hàng xóm bổ sung rằng cô gái “là người dám nghĩ, dám làm và rất độc lập”.
Cô gái 23 tuổi đang là sinh viên ngành vật lý trị liệu ở Dehradun, một thành phố thuộc bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ. Bố mẹ cô phải bán đất để đóng học phí cho con. Hàng ngày họ cũng chỉ được ăn rôti với bánh mỳ và muôi.
Tuy nhiên, trường đại học sẽ hoàn trả lại số tiền này cho gia đình. “Cô ấy là một sinh viên giỏi”, giám đốc học viện nói. Một giáo viên còn kể rằng cô gái không những học tốt mà còn múa dẻo.
Tại một ngôi làng ở huyện Ballia, bang Uttar Pradesh, quê hương của gia đình cô, người bà 80 tuổi kể rằng bố mẹ cô rời khỏi làng vì mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn. “Hãy nhìn xem chúng đã đạt được những gì”, bà nói.
The Hindu thì cho hay cô gái hay về thăm làng dịp lễ hội và khi có các đám cưới. “Từ lâu con bé đã ước mơ trở thành bác sĩ”, Lalji Singh, chú của nạn nhân và là giáo viên tiểu học trong làng kể. Ông cho biết bố mẹ của cô là người “Kurmis”, một cộng đồng nông thôn giai cấp thấp.
“Con bé là người nhẹ nhàng và chỉ quan tâm đến việc học”, một người thân khác kể.
Đêm 16/12, sau khi xem bô phim “Life of Pi” tại môt siêu thị ở New Delhi, cô gái trẻ và bạn trai đã lên môt chiêc xe buýt với hy vọng sẽ nhanh vê nhà bởi trời đã khuya. Đôi trẻ không ngờ họ đã trở thành nạn nhân của vụ việc làm đảo lộn cả xã hội Ấn Độ suốt hơn nửa tháng qua.
6 gã đàn ông say xỉn trên xe, trong đó có cả tài xế, đã hùa nhau đe dọa và đánh đâm hai người túi bụi. Chúng thi nhau cưỡng hiêp cô gái ở phía sau xe trong lúc chiêc xe chạy vòng quanh Delhi trong 45 phút.
Những kẻ này còn câm môt chân song sắt đã rỉ tân công tình dục cô gái, trước khi ném cô và bạn trai ra khỏi xe trong tình trạng lõa thể.
Sau hơn một tuần đấu tranh mong giành sự sống, cô qua đời tại một bệnh viện ở Singapore hôm 29/12 do chấn thương quá nặng. Cô được hỏa táng tại Ấn Độ và tro cốt được rải trên sông Hằng.
Theo VNE
Vợ chồng già nhặt rác nuôi 4 con học đại học
Giữa cơn nắng gắt, hay trời mưa gió rét cặp vợ chồng già vẫn đi bới rác để nhặt phế liệu, nuôi 4 người con học đại học.
Đó là vợ chồng ông bà Trần Thị Nguyên, Lương Xuân Cảnh ở xã Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An). Chúng tôi đến nhà ông bà vào buổi sáng mưa phùn giăng trắng trời. Ngôi nhà cấp 4 nằm ở đầu xóm tuềnh toàng gió, chỉ nghe tiếng gà vịt kêu huyên náo cả một vùng. Nhắc đến những đứa con học hành giỏi giang, bà Nguyên như tan biến đi nỗi vất vả nhọc nhằn. Bà tâm sự: "Vợ chồng tui nghèo nhưng quyết tâm "đầu tư" cho con cái học hành. Phải học mới thoát nghèo được."
Bà Trần Thị Nguyên nhặt phế liệu, nuôi 4 con học đại học.
Lớn lên trong đói nghèo nhưng 7 đứa con của vợ chồng bà đều ngoan ngoãn, siêng năng và học giỏi năm nào cũng được nhận giấy khen. Trong 7 người con, chỉ có 3 người con gái đầu là tốt nghiệp phổ thông rồi đi làm, 4 người còn lại đều thi đỗ đại học, 3 người đã tốt nghiệp và đang học cao học. Lương Triều (SN 1981) và Lương Xuân Quý (1988) đều tốt nghiệp ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn và hiện đang học cao học; Lương Xuân Phú (SN 1986), tốt nghiệp ĐH Công nghệ Thông tin, hiện đang học cao học; người con út Lương Xuân Quang (SN 1992) học năm thứ 3 ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn.
Các con học giỏi là niềm hạnh phúc nhưng làm thế nào để có đủ tiền chu cấp hằng tháng cho các con ăn học cũng làm ông bà phải nhiều đêm thức trắng. Ngoài mấy sào ruộng, ông bà còn làm thuê, làm mướn, chăn nuôi lợn gà và nhặt phế liệu. Từ sáng sớm cho tới lúc trời tối không nhìn rõ mặt người, bà với chiếc xe đạp tòng tọc cột 2 sọt tre, cần mẫn nhặt tại các hố rác, các bãi hoang nơi nào có phế liệu. Khi nào đầy 2 sọt bà lại đi nhập cho đại lý lấy tiền gửi cho con.
Bà cho biết, thời điểm khó khăn, gay go nhất trong đời mình là lúc 4 đứa con học đại học, cùng một lúc. Làm thuê làm mướn, nhặt phế liệu cũng không đủ lo cho các con được, ông bà phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi, cắm cả nhà, đất để vay ngân hàng. Có thời điểm gia đình quá khó khăn, vì thương cha mẹ, các con bà định nghỉ học để đi làm và học nghề. Bà bảo: "Cha mẹ còn lo được, các con cứ yên tâm học hành, các con học hành tấn tới là cha mẹ vui rồi".
Hiện ông bà còn nợ gần 100 triệu đồng tiền vay cho các con ăn học, nhưng bà vẫn luôn lạc quan:"Nợ thì làm lụng trả dần. Cái quan trọng là chúng nó có được kiến thức, đã có kiến thức thì không thể nghèo mãi được". Chính bởi niềm tin ấy mà vợ chồng bà đã viết nên câu chuyện cổ tích khuyến học đẹp giữa một miền đồng quê lam lũ.
Theo Dân việt
Nữ sinh nghèo mồ côi cha học giỏi toàn diện Khi em lọt lòng mẹ thì cha em qua đời trong một tai nạn khi đi đánh cá trên biển, từ đó, mẹ em phải nặng gánh mưu sinh để nuôi 4 con ăn học. Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trong 7 năm qua em liên tục là một học sinh giỏi toàn diện. Đó là hoàn cảnh éo le của em...