Cô gái ‘bán hoa’ đẻ trước mặt khách quyết không cho con
Bà L. thuyết phục Tr. cho con với lý do Tr. bị tật, nhà nghèo không có khả năng nuôi cháu bé nhưng Tr. nhất quyết không cho con của mình. Tr. đã khóc và ôm chặt con vào lòng…
Ngày 30/11, bác sĩ Nguyễn Minh Vũ – người phát ngôn bệnh viện Đa khoa Trung ương TP. Cần Thơ, cho biết, bệnh viện đã miễn toàn bộ viện phí sau 6 ngày điều trị tại bệnh viện cho Nguyễn Thị Tr. (cô gái sinh con rơi ngay sau khi bán dâm cho khách). Bệnh viện cũng đã cho xe cùng một điều dưỡng, một y tá đưa hai mẹ con cô gái về với gia đình theo nguyện vọng của cô gái, tại khu nhà thuộc TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Điều dưỡng Đoàn Thị Kim Oanh (khoa Sản), người trực tiếp đưa hai mẹ con cô gái về quê kể lại, nhà mẹ của Tr. ở thực ra là một căn phòng nhỏ chừng 16m2, nằm trong khu nhà ở ọp ẹp. Căn phòng không cửa, bên trong không một vật dụng nào có giá trị.
Tr. tại bệnh viện
Chị Oanh cho biết, tiếp xúc với bà L. – mẹ Tr., được biết, quê bà ở U Minh, tỉnh Cà Mau. Sau khi bà và chồng chia tay, Tr. ở với bà nội ở Cà Mau, còn bà thì sang Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm thuê rồi có chồng khác. Chồng bà cũng nghèo, nên hàng ngày hai vợ chồng phải đi làm thuê kiếm sống. Vì thu nhập không nhiều nên phải xin chủ cơ sở (nơi bà làm thuê nghề xẻ cá làm khô) một phòng trọ để ở, không phải đóng tiền. Mấy năm gần đây bà nội Tr. già yếu nên bà đưa Tr. về sống cùng.
Tr. bị dị tật bẩm sinh cả hai tay, hai chân. Mỗi bàn tay, chân đều có 3 ngón (từ ngón giữa về ngón út) bị lép, teo nhỏ, không xương, nên Tr. không làm được việc nặng nhọc. Ban đầu Tr. ở nhà làm việc lặt vặt phụ mẹ. Nhưng cách đây khoảng 3 năm, Tr. bỏ nhà đi.
Ban đầu bà cũng cất công tìm Tr. nhưng không gặp. Vì nghèo phải làm thuê kiếm sống nên tìm một thời gian bà cũng thôi không tìm nữa. Khoảng một tháng sau Tr. quay về nhà. Cứ vậy, suốt 3 năm qua Tr. bỏ đi, mỗi tháng về nhà một hai lần. Lần cuối cùng Tr. bỏ đi và sinh con, thấy con bụng lớn, sắp đến ngày sinh, bà cố giữ không cho Tr. đi nhưng lúc bà đi làm Tr. cũng trốn bỏ đi mất.
Video đang HOT
Theo điều dưỡng Oanh, lúc xe bệnh viện vừa chạy đến dãy nhà tập thể thì có mấy người trong khu nhà chạy qua cơ sở làm khô, cá cho bà L. hay. Bà về đưa mẹ con Tr. vào nhà không được bao lâu thì có người lại xin cháu bé nuôi.
Bà L. thuyết phục Tr. cho con với lý do Tr. bị tật, nhà nghèo không có khả năng nuôi cháu bé nhưng Tr. nhất quyết không cho con của mình. Tr. đã khóc và ôm chặt con vào lòng. Thuyết phục mãi không được và chứng kiến cảnh Tr. ôm chặt đứa con vào lòng, nhiều người rơi nước mắt, người định xin cháu bé cũng xúc động nên dừng ý định…
Bà L. cho biết, mỗi ngày bà xẻ cá thuê được khoảng 100.000 đồng, tùy theo hôm cá nhiều hay ít nhưng công việc không ổn định, những hôm ít cá thì không có việc làm. Giờ Tr. sinh con và muốn nuôi đứa bé nên bà phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc hai mẹ con Tr. nên cuộc sống trong những ngày tới sẽ rất khó khăn.
Theo Dân Việt
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong: Bệnh án "tố" bác sĩ điều trị!
Với sự vào cuộc của bệnh viện Từ Dũ TPHCM, nhiều thiếu sót về chuyên môn trong vụ 2 mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng tử vong tại BVĐKTƯ Cần Thơ đã được làm rõ.
Những sai sót cơ bản trong chuyên môn cộng với sự thờ ơ của y, bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ đã dẫn đến cái chết của mẹ con chị Phượng
Hồ sơ sơ sài
Tại cuộc họp kiểm thảo tử vong, các chuyên gia về sản cũng như các bác sĩ đầu ngành đã chỉ ra nhiều sai sót chuyên môn cơ bản dẫn đến nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng.
Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), ngay từ khâu nhập viện đã thiếu sót trong chẩn đoán khi không ghi rõ tuổi thai, tình trạng ra huyết như thế nào và giải quyết ra sao, không có y lệnh trong suốt 3 ngày bệnh nhân nằm viện.
Bệnh nhân kêu nhức đầu thì chỉ cho uống viên thuốc ngủ. Bệnh nhân tiếp tục ra huyết cũng không ghi kết quả siêu âm.Và việc chẩn đoán hết ối sau 3 ngày nằm viện là quá muộn.
Đặc biệt, TS.BS Thu Thủy cho rằng hồ sơ bệnh án quá sơ sài: 3 ngày đầu không ghi gì; ngày tiếp theo khi hết ối mà không ghi cơn gò, cổ tử cung, nước ối , chỉ ghi "đặt cytotec"; đến khi sản phụ sinh con cũng không ghi tình trạng sản phụ sau sinh, sắc ối ra sao, ối vỡ thế nào, lượng máu mất bao nhiêu...
Về việc bệnh nhân bị rối loạn đông máu, TS.BS Thu Thủy cho rằng đó là do sản phụ đã không được truyền máu kịp thời và khi hồng cầu tụt nhanh xuống còn 1 triệu, huyết áp tụt, mạch đập nhanh thì "đến lúc này cho truyền máu thì đã quá trễ", bác sĩ Thủy thẳng thắn nói.
Về việc trẻ sơ sinh tử vong, TS.BS Thu Thủy cho rằng trẻ nặng 1,7kg có thể nuôi rất dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình điều trị thiếu nhất quán, chỉ trong có 24 giờ, các bác sĩ đã thực hiện cả việc việc tiêm thuốc kích thích phổi thai nhi (để chuẩn bị cho thai nhi ra đời) lẫn chấm dứt thai kỳ; việc mổ sinh cũng không được thực hiện ngay sau khi phát hiện khô ối. Và chính việc ra y lệnh để sinh thường đã khiến trẻ tử vong.
Kết luận lại, TS.BS Thu Thủy khẳng định: "Hồ sơ bệnh án không thể hiện việc chăm sóc theo dõi bệnh nhân như lời tua trực nói. Thiếu sót rất lớn trong hồ sơ bệnh án, chưa kể các thuốc kháng sinh, hạ huyết áp và hạ sốt cũng chỉ định chưa chính xác và chưa đúng liều, không chỉ định truyền máu. Bệnh nhân này ối đã khô, nhưng trong lúc sinh không thấy ghi nhận lượng ối thế nào, tình trạng thế nào. Trường hợp này hồ sơ bệnh án quá sơ sài, chưa đủ các cơ sở để ghi nhận chính xác".
"Các em nói các em tích cực, làm đúng quy trình nhưng toàn bộ các ghi chép trong bệnh án không thấy rõ trách nhiệm của mình khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân", TS.BS Thu Thủy nhấn mạnh.
Lời khai đáng ngờ!
Không chỉ trên giấy tờ, mà ngay trong chính lời trình bày của những người trong cuộc cũng không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia.
Theo bác sĩ Thu Vân, người trực tiếp thăm khám và đỡ đẻ cho chị Phượng, ê-kíp trực đã rất nhiệt tình, theo dõi bệnh nhân không ngơi nghỉ, không có lỗi về thái độ trong buổi trực. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa chỉ rõ bác sĩ này đã làm xét nghiệm để xác định bệnh nhân bị bướu giáp thường hay cường giáp sau khi bệnh nhân khai bị bướu cổ khi nhập viện. Do đó, theo các chuyên gia sản khoa, việc đưa ra nhận định bệnh nhân tử vong là do lên cơn bão giáp trạng là không được.
Còn trình bày của bác sĩ Đỗ Thị Minh Nguyệt, Trưởng ê kíp trực hôm xảy ra cái chết của mẹ con chị Phượng, bệnh nhân tử vong do "cơn bão giáp trạng", băng huyết sau sinh và không loại trừ thuyên tắc ối chứ các y bác sĩ ở khoa sản đã làm hết trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại chỉ rõ: phía bệnh viện đã không xét nghiệm máu và mời bác sĩ chuyên khoa hội chẩn ngay khi bệnh nhân sốt cao và mạch huyết áp không tương thích mà đợi tới khi bệnh nhân "thở ngáp", huyết áp không đo được...., tức là đã quá nặng, không thể cấp cứu kịp.
"Khoa sản đã quá chủ quan, xử lý quá chậm (tới 5 ngày) đối với bướu giáp. Nếu đã xét nghiệm, biết là bướu cường giáp thì có thể chủ động xử lý trước khi cơn bão giáp trạng xảy ra. Trong trường hợp này bệnh nhân tử vong nhanh do rối loạn đông máu vì để mất máu quá nhiều, thời gian quá lâu", vị bác sĩ này nói.
Đặc biệt, xuất hiện tình trạng bất nhất trong lời khai về quá trình xử trí vụ việc. Cụ thể, trước cuộc họp kiểm thảo, bác sĩ Cao Minh Nhựt, Trưởng Khoa sản bệnh viện, khẳng định: "Tôi biết, đây là ca bệnh nặng và chuyển biến bệnh rất khó lường trên bệnh nhân bị cường giáp nên xảy ra "cơn bão giáp trạng" lại bị băng huyết, rối loạn đông máu rất nhiều nếu giai đoạn sau bệnh nhân được phẫu thuật thì cũng không khả thi vì trường hợp quá nặng" nhưng sau khi nghe các chuyên gia phân tích, ông Nhựt lại nói " Không nói lòng dòng nữa, đáng lý ra ca bệnh này phải mổ, tôi đã đề nghị tua trực ca này phải mổ nhưng tua trực báo cáo chưa có chỉ định mổ?!".
Còn sau khi cuộc họp kết thúc, trao đổi với báo chí, bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện, vẫn khẳng định nguyên nhân tử vong của sản phụ là: Băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu, trên cơn bão giáp trạng, chưa loại trừ thuyên tắc ối. Và lỗi của ê kíp trực chỉ là đã không giải thích kịp thời cho người bệnh, tiên lượng bệnh chưa chính xác, ghi chép hồ sơ bệnh án không đầy đủ. Và các xử trí là đình chỉ công tác toàn bộ ê kíp trực và thành lập Hội đồng để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân trong ê kíp trực, tùy theo mức độ sai phạm để có hình thức xử lý phù hợp.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Bị bệnh viện bỏ mặc, sản phụ chết tức tưởi? Người nhà sản phụ cho rằng chính sự tắc trách của bệnh viện (BV) đã dẫn đến cái chết đau lòng của con và cháu họ Sáng 7/8, Công an TP Cần Thơ đang tiến hành điều tra, làm rõ cái chết của sản phụ Trần Thị Phượng (SN 1974, ngụ ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh...