Cô gái Ấn Độ chưa bao giờ động đến đồ ăn kể từ khi sinh ra
Bạn đã từng nghe kể về ai sống chỉ bằng đồ uống chưa? Đó là một cô gái kỳ lạ đến từ Ấn Độ.
Manju Dharra, một cô gái Ấn Độ 27 tuổi, đã sống bằng nước, trà và sữa kể từ khi sinh ra: khẩu phần hàng ngày của Manju là 4 tới 5 lít sữa. Cô cho biết, mình không thể nào chịu được đồ ăn, và chưa từng nuốt được một chút đồ ăn nào kể từ khi chào đời.
(Ảnh: Clues Arena)
Manju mắc phải một căn bệnh thực quản kỳ lạ tên là Achalasia. Theo đó, khi ăn, người ta sẽ sử dụng đến ống thực quản kéo dài từ miệng tới dạ dày. Ở cuối ống thực quản này có một vùng cơ tròn gọi là cơ thắt thực quản thấp. Cơ này sẽ giãn ra mỗi khi người ta nuốt. Tuy nhiên, ở người mắc phải Achalasia thì hệ thống thần kinh kiểm soát vùng cơ này bị rối loạn, khiến cho nó không thể giãn ra được. Các bác sĩ thường phải dùng đến giải pháp phẫu thuật đối với những trường hợp mắc Achalasia.
“ Khi tôi thử ăn một thứ gì đó, tôi sẽ bị nôn, và tôi cảm thấy rất rất tệ. Rồi tôi bắt đầu sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn“, Manju tâm sự.
(Ảnh: Clues Arena)
Bà Bhagwati Dharra, mẹ Manju cho hay, bà đã không thực sự để tâm đến con gái cho tới khi cô bé tròn 2 tuổi. Lúc đầu, khi bà Bhagwati cố gắng đút cơm hoặc bánh mì cho Manju, cô bé sẽ nôn thốc nôn tháo, và bà vẫn chỉ nghĩ rằng con gái bị biếng ăn. Nhưng rồi bà Bhagwati bắt đầu hiểu ra căn bệnh của Manju. Gia đình đưa cô bé đi khám, sử dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau, nhưng không có hiệu quả.
Cuối cùng, một bác sĩ khoa nhi tại Jaipur đã giải thích được tình trạng của Manju, và cho rằng chỉ có phẫu thuật mới có thể giúp cô bé khỏi bệnh. Ông khuyên gia đình nên tìm chuyên gia phẫu thuật theo hướng này. Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình Manju không có cách nào chi trả cho ca phẫu thuật. Thay vào đó, họ đầu tư mua một con bò để nó có thể cung cấp sữa hàng ngày cho Manju.
Đến nay, cô bé Manju ngày nào đã được 27 tuổi, và có vẻ ngoài cao ráo khỏe mạnh hơn so với các phụ nữ Ấn Độ khác. Tuy nhiên cô cũng gặp vấn đề về đường ruột, bị đau bụng vì bữa ăn của cô chỉ có độc trà và sữa. Mặc dù vậy Manju vẫn có thể làm được việc nhà.
(Ảnh: Clues Arena)
Sáu anh chị em khác của Manju không có ai bị mắc Achalasia hết. Theo các nhà khoa học thì đây không phải là một căn bệnh về gien. Hàng năm trên thế giới, cứ mỗi 100.000 người thì lại có 1 người bị mắc căn bệnh này, với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Achalasia có thể gây ra nhiều tác hại tới chất lượng sống của một người, và có thể được giảm nhẹ nhờ một số loại thuốc. Tuy nhiên cách hữu hiệu nhất để loại bỏ căn bệnh này là thông qua việc phẫu thuật.
Theo Nguồn tổng hợp
Lễ hội thuần hoá bò đực ở Ấn Độ - bỏ hay giữ?
Những người mặc áo màu hồng là những người tham gia thuần hóa những con bò đực trong lễ hội thu hoạch "Jallikattu" nổi tiếng ở miền nam Ấn Độ hôm 15/1.
Hàng chục thanh niên bị thương trong ngày đầu tiên của sự kiện truyền thống này. Tòa án cấp cao của Ấn Độ năm 2014 cấm 'Jallikattu', nói rằng lễ hội này là tàn nhẫn và không phù hợp với những phong tục bất bạo động mà nước này đang gìn giữ. Tuy nhiên đây vẫn là một phần không thể thiếu trong lễ hội Pongal của văn hóa Tamil.
Theo Youtube
Em gái sinh ra có 3 bàn tay được tôn thờ như vị thần Em bé này đang được tôn thờ như một vị thần ở Ấn Độ vì được sinh ra với ba bàn tay. Một em bé Ấn Độ chào đời vừa qua, ở thành phố Bilaspur, bang Chhattisgarh (Ấn Độ) đang là tâm điểm chú ý khi có đến ba bàn tay. Bé có hai bàn tay bình thường và một bàn tay bé...