Cô gái Ấn Độ chết sau khi bị cưỡng hiếp tập thể
Cô gái 19 tuổi ở bang Uttar Pradesh qua đời sau khi bị 4 nghi phạm cưỡng bức, hành hung, làm dấy lên làn sóng biểu tình ở Ấn Độ.
Cô gái ở quận Hathras, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ mất tích trên đường đi làm đồng hôm 14/9. Người dân sau đó tìm thấy cô nằm trên vũng máu, bị liệt do chấn thương ở cổ, cột sống và đưa cô tới bệnh viện.
Cảnh sát xác định nạn nhân bị cưỡng hiếp, hành hung tập thể và bắt 4 nghi phạm. Sau hai tuần nằm viện, nạn nhân tử vong hôm 29/9 tại một bệnh viện ở New Delhi.
Thảm kịch châm ngòi cho làn sóng biểu tình và phản ứng dữ dội trên mạng xã hội, khi các chính trị gia, nghệ sĩ và nhà hoạt động vì nữ quyền lên án vụ tấn công. Hàng trăm người đã tập trung bên ngoài bệnh viện ở New Delhi để phản đối, trước khi cảnh sát chống bạo động giải tán họ.
Người dân biểu tình ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm nay sau cái chết của cô gái 19 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể. Ảnh: AFP.
Cảnh sát đã bắt Chandrashekhar Azad, một chính trị gia thuộc tầng lớp Dalit, khi ông dẫn đầu người biểu tình yêu cầu án tử hình đối với các nghi phạm. Nạn nhân cũng là người thuộc Dalit, tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ và thậm chí bị xem là “không đáng đụng tới”.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình khác diễn ra ở New Delhi và thủ phủ Lucknow của bang Uttar Pradesh hôm nay.
Sau khi cô gái qua đời, một nhóm cảnh sát đã hộ tống xe tang đưa thi hài cô về làng. Gia đình nạn nhân nói với truyền thông địa phương rằng cảnh sát đưa thi hài cô đi hỏa táng lúc 3h sáng nay, bất chấp sự phản đối của người thân và dân làng.
Nhiều người thân phản đối động thái của cảnh sát, vì họ muốn quàn thi thể trong nhà một thời gian để chờ những người thân chưa kịp trở về. “Chúng tôi cầu xin họ cho đưa thi thể em tôi vào nhà lần cuối, nhưng họ không chấp thuận”, anh trai của nạn nhân nói.
Cảnh sát quận Hathras sau đó ra lệnh hỏa táng và các thành viên trong gia đình buộc phải tham gia nghi lễ, người thân nói với truyền thông địa phương.
Cảnh sát trưởng Vikrant Vir bác bỏ cáo buộc, cho biết lễ hỏa táng diễn ra với sự đồng ý của gia đình. “Cảnh sát cung cấp củi và giúp gia đình hỏa táng. Hầu hết các thành viên trong gia đình đều có mặt. Chúng tôi không muốn bất kỳ người ngoài nào tạo ra sự xáo trộn về luật pháp và trật tự”, Vir nói.
200 triệu người thuộc tầng lớp Dalit ở Ấn Độ từ lâu đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và lạm dụng. Các nhà vận động cho biết các cuộc tấn công nhằm vào họ đã gia tăng trong đại dịch Covid-19.
Vụ án gây ch ấn động này xảy ra vài tháng sau khi 4 người đàn ông bị treo cổ vì tội cưỡng hiếp tập thể và sát hại một nữ sinh trên xe buýt ở New Delhi năm 2012.
Phụ nữ ở Ấn Độ tiếp tục là đối tượng bị lạm dụng tình dục ở mức báo động. Theo số liệu mới nhất do Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia công bố hôm 29/9, trung bình 87 vụ hiếp dâm được ghi nhận mỗi ngày ở Ấn Độ vào năm ngoái, nhưng nhiều vụ bị cho là không được trình báo.
Tấn công vợ vì mang thai con gái
Pannalal, 43 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, dùng liềm tấn công vợ sau khi tu sĩ bảo đứa bé trong bụng vẫn là con gái.
Pannalal bị cảnh sát bắt sau khi tấn công vợ Anita Devi đêm 19/9 tại nhà riêng ở huyện Budaun, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. "Anh ta lấy liềm rạch bụng em tôi, bảo là muốn kiểm tra giới tính con", Golu Singh, anh trai của người vợ, nói.
Cảnh sát cho hay vợ chồng Pannala đã có 5 con gái. Ông ta nghe lời một tu sĩ trong làng dự đoán đứa con thứ 6 trong bụng vợ đang mang thai 4 tháng cũng là con gái, nên muốn vợ phá thai. Tuy nhiên, người vợ không chịu.
"Em rể tôi thường xuyên đánh em gái tôi vì sinh 5 đứa con gái. Bố mẹ tôi đã phải can thiệp vài lần nhưng không ai ngờ nó lại dám rạch bụng vợ", Singh nói.
Singh sau đó đưa em gái tới bệnh viện Safdarjung ở thủ đô New Delhi, nơi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu tính mạng của Devi và con gái trong bụng. Một số nguồn tin cho hay em bé trong bụng mẹ đã không thể qua khỏi.
Cảnh sát huyện Budaun cho hay Pannalal đã bị bắt với tội danh giết người.
Bảng tuyên truyền khuyến khích sinh con gái ở New Delhi hôm 9/7/2010. Ảnh: AFP.
Tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại lâu nay ở Ấn Độ. Người dân thích con trai hơn con gái bởi con gái bị coi là gánh nặng kinh tế khi bố mẹ phải chuẩn bị của hồi môn, còn con trai được coi là trụ cột gia đình, là người thừa kế gia sản và nối tiếp dòng dõi.
Một số cặp vợ chồng sẽ tiếp tục đẻ tới khi sinh được con trai, dẫn tới hàng triệu bé gái ra đời "không mong muốn", theo Khảo sát Kinh tế 2017 - 2018. Ấn Độ cho phép phá thai, nhưng cấm phá thai do lựa chọn giới tính. Tuy nhiên, vẫn có hàng trăm nghìn thai nhi nữ bị phá mỗi năm, theo tổ chức phi chính phủ Invisible Girl Project có trụ sở tại Mỹ.
Hậu quả là Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới tính lớn nhất thế giới, khi 107 nam mới có 100 nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ suất giới tính tự nhiên toàn cầu là 105 nam trên 100 nữ.
Ngay cả khi bé gái được sinh ra chứ không bị phá bỏ, các em cũng đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn do không được chăm sóc đầy đủ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy mỗi năm Ấn Độ có khoảng 239.000 bé gái dưới 5 tuổi tử vong do bị bỏ bê. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất thường ở nông thôn, nơi có trình độ văn hóa thấp, mật độ dân số và tỷ lệ sinh đẻ cao.
Dân làng bắt cá sấu đòi tiền chuộc Dân làng Midania ban đầu hoảng hốt khi thấy cá sấu, song họ nhanh chóng nghĩ kế hoạch bắt nó làm con tin và đòi giới chức 700 USD. Quan chức Ấn Độ cho biết một con cá sấu dài khoảng hai mét từ khu bảo tồn thiên nhiên gần đó bất ngờ xuất hiện tại ngôi làng Midania, bang Uttar Pradesh, phía...