Cô gái Afghanistan trong tấm hình nổi tiếng thế giới: Phía sau đôi mắt hút hồn chứa đựng số phận nghiệt ngã của đứa trẻ tị nạn mồ côi
Bức ảnh “ Cô gái Afghan” là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất và được tái dựng lại nhiều nhất thế giới.
Nếu nhắc đến những bức ảnh báo chí nổi tiếng mà có sức lay động nhất thế giới, người ta không thể không nhắc tới bức ảnh mang tên “Cô gái Afghan” – một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất và được tái dựng lại nhiều nhất thế giới. Đó chỉ đơn giản là một bức ảnh chân dung bé gái người Afghanistan mang chiếc khăn màu đỏ rách tả tơi. Tâm điểm của bức ảnh chính là đôi mắt màu xanh đượm vẻ u buồn của cô bé. Nó ẩn chứa sức mạnh gì đó khiến người ta có cảm giác ám ảnh lạ kỳ. Đến nỗi mà người ta còn ví cô bé trong bức ảnh là “Nàng Mona Lisa người Afghan”.
Dù chưa biết cô bé là ai và câu chuyện sau đó là gì nhưng nhiều người chỉ cần nhìn qua một lần vào ánh mắt sâu thẳm ấy cũng bị ám ảnh lạ kỳ.
Bức ảnh chụp vội mà đẹp không tưởng
Năm 2017, tạp chí National Geographic đã có một bài viết dài kể tường tận về cuộc đời của bé gái trong bức ảnh do phóng viên ảnh người Mỹ Steve McCurry, làm việc cho National Geographic và Magnum Photos, chụp lại vào tháng 12 năm 1984. Khi ấy cuộc chiến tại Afghanistan đang diễn ra khốc liệt.
Bé gái trong bức ảnh tên là Sharbat Gula, một học sinh tại trường học tự mở trong trại tị nạn. Tháng 12 năm 1984, cuộc chiến tại Afghanistan đang diễn ra khốc liệt, hàng triệu người tị nạn đã phải trốn qua Pakistan để tránh bom đạn.
Hình ảnh nhiếp ảnh gia Steve McCurry.
Khi ấy, nhiếp ảnh gia Steve McCurry có mặt ở vùng biên giới Afghanistan – Pakistan để ghi lại những hình ảnh về cuộc chiến này. Giữa mưa bom bão đạn, Steve không ngại hiểm nguy, bất chấp cả tính mạng để có những bức hình vừa giàu tính nghệ thuật vừa đậm chất thời sự và chúng đã mang về cho ông danh tiếng xứng đáng.
Steve kể rằng: “Có những lúc tôi thấy hàng ngàn người dân Afghanistan đang bị nhồi nhét trong cái trại tị nạn bẩn thỉu này, không nước sạch, không điện, bệnh tật ở khắp nơi, thương lắm”.
Ngày tháng 12 năm 1984, Steve bất chợt nghe thấy tiếng con trẻ cười nói trong một cái lều lớn ở trại tị nạn tại thành phố Peshawar của Pakistan. Đó là nơi các bé gái được học con chữ. Steve kể lại cơ duyên với đứa trẻ 12 tuổi và bức ảnh để đời của ông: “Tôi thấy bé gái với đôi mắt đẹp sững người và tôi biết rằng tôi nhất định phải chụp được tấm hình cô bé ấy. Chỉ vài giây thôi, mọi thứ đã ở tình trạng hoàn hảo nhất, từ ánh sáng tự nhiên, hậu cảnh, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt của cô bé, tất cả đều làm tôi hài lòng”.
Ban đầu, Sharbat Gula rất ngại ngùng nên lấy tay che mặt lại, giáo viên của cô bé đã trấn an, khuyên cô bé bỏ tay và khăn che mặt để cả thế giới thấy cả khuôn mặt cũng như câu chuyện của em. Steve hồi tưởng lại khoảnh khắc ấy: “Cô bé thả tay xuống và nhìn thẳng vào ống kính của tôi, đôi mắt ấy như xuyên qua tim của người nhìn. Cô bé trông rất xinh và tuyệt vời”.
Và rồi Sharbat Gula đã trở nên nổi tiếng trên bìa ảnh National Geographic ấn bản tháng 6 năm 1985.
Steve kể rằng, thực tế, với công nghệ máy ảnh thời bấy giờ, ông không hề biết là bức ảnh mình đã chụp trông như thế nào và phải 2 tháng sau khi ảnh được rửa ra thì Steve mới thấy được vẻ đẹp tuyệt vời của chúng.
Steve gửi cho tòa soạn 2 bức ảnh, một bức chụp khoảnh khắc Gula nhìn thẳng vào ống kính và một bức chụp khoảnh khắc lúc cô bé che mặt. Khi tổng biên tập tòa soạn báo nhìn thấy bức ảnh Gula nhìn vào ống kính, ông đã lập tức tuyên bố: “Đây sẽ là ảnh bìa tiếp theo!”.
Thế rồi, bức ảnh đã nhanh chóng gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Sau này, nó được bình chọn là bức hình được biết tới nhiều nhất trong lịch sử báo chí. Đôi mắt xanh lục của Gula khiến cô bé trở thành một “biểu tượng” ngay lập tức. Nó đại diện cho hoàn cảnh của hàng nghìn người tị nạn Afghanistan tràn vào Pakistan thời bấy giờ.
Heather Barr, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), người đã làm việc ở Afghanistan 10 năm, cho biết: “Cô bé này là một biểu tượng đối với người Afghanistan và cũng là biểu tượng cho Pakistan”.
Nỗi cực khổ của một đứa trẻ mồ côi tị nạn vì chiến tranh
Theo National Geographic, thực tế khi chụp bức ảnh, nhiếp ảnh gia Steve không hề biết danh tính bé gái. Phải đến 12 năm sau, vào năm 2002, khi Steve lần theo dấu vết của cô bé ở vùng núi ở biên giới Afghanistan – Pakistan, ông mới biết tường tận mọi chuyện.
Một nhà phân tích FBI, nhà điêu khắc pháp y và một người phát minh ra phương pháp nhận dạng mống mắt, tất cả đều tham gia xác minh danh tính của cô bé. Lúc đó, Sharbat Gula đã là một bà mẹ ba con đã kết hôn và không hề biết rằng khuôn mặt của mình đã được cả thế giới biết đến. Lúc đó, cô nói với Steve rằng cô hy vọng các con gái của mình có thể có được nền giáo dục mà cô chưa từng được hưởng.
Cũng vào thời điểm này, Steve mới biết được câu chuyện của Sharbat Gula. Vào thời điểm Steve chụp tấm ảnh đó, Gula đang ở độ tuổi 12, bố mẹ cô bé đã thiệt mạng vì máy bay không kích, cô phải đi vào trại tị nạn cùng với ông bà và họ hàng. “Một cô bé mà vừa là người tị nạn vừa là trẻ mồ côi thì tôi không tưởng tượng được nỗi đau ấy lớn như thế nào”, Steve nói.
Năm 2013, Steve đã xuất bản cuốn tự truyện “Steve McCurry Untold” (Những chuyện chưa kể của Steve McCurry), trong đó kể lại chuyện hậu trường của những bức ảnh nổi tiếng nhất của mình.
Ảnh chụp Gula và gia đình của bà.
Cũng theo National Geographic, năm 2017, Gula được tặng một mảnh đất rộng gần 300m2 trang trí theo ý thích của bà ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Najeeb Nangyal, phát ngôn viên của Bộ Truyền thông Afghanistan khi ấy, cho biết ngôi nhà là món quà của chính phủ Afghanistan cho Sharbat Gula (45 tuổi) cùng với khoản trợ cấp khoảng 700 USD mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt và điều trị y tế.
LHQ kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại nguy cơ khủng bố ở Afghanistan
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 16/8 kêu gọi thế giới đoàn kết lại để "trấn áp nguy cơ khủng bố toàn cầu ở Afghanistan" sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul.
"Cộng đồng quốc tế phải đoàn kết để đảm bảo Afghanistan không bị sử dụng làm nền tảng hoặc nơi trú ẩn cho các tổ chức khủng bố một lần nữa", ông Guterres phát biểu tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Afghanistan.
"Tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an và toàn thể cộng đồng quốc tế hãy sát cánh cùng nhau, cùng hợp tác và hành động", ông Guterres nói thêm.
Ông kêu gọi các quốc gia "sử dụng tất cả nguồn lực theo ý mình để ngăn chặn mối đe dọa khủng bố toàn cầu ở Afghanistan và đảm bảo rằng các quyền cơ bản của con người được tuân thủ", theo AFP .
Ông Guterres cũng nói rằng người Afghanistan "xứng đáng nhận được sự hỗ trợ toàn lực của chúng tôi".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: El Litoral.
"Những ngày tiếp theo sẽ đóng vai trò bản lề", ông Guterres nói. "Thế giới đang dõi theo tình hình. Chúng ta không thể và không được phép bỏ rơi người dân Afghanistan".
Tổng thư ký Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế "đồng lòng cất tiếng nói để bảo vệ quyền con người ở Afghanistan". Ông nói rằng "điều tối quan trọng là bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan".
Chính trị gia 72 tuổi cũng kêu gọi Taliban "tôn trọng và bảo vệ luật nhân đạo quốc tế cũng như các quyền tự do của mọi người".
Cuộc họp khẩn được triệu tập gấp rút tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York sau khi các tay súng Taliban tiến vào thủ đô Kabul của Afghanistan hôm 15/8. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã rời khỏi đất nước.
Taliban chiếm Kabul, chính phủ Afghanistan sụp đổ. Lực lượng Taliban đã tiến vào Kabul hôm 15/8. Lầu Năm Góc cho biết 6.000 lính Mỹ sẽ triển khai tới sân bay để hoàn tất việc sơ tán nhân viên Mỹ.
Phát hiện thi thể trong càng đáp máy bay di tản từ Afghanistan Thi thể của một người Afghanistan đã được tìm thấy trong càng đáp của máy bay quân sự Mỹ làm nhiệm vụ di tản tại sân bay ở Kabul. Nhiều người chạy theo và đu lên máy bay vận tải đang rời khỏi Kabul. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE OBSERVERS Tờ Politico ngày 17.8 dẫn hai nguồn tin cho biết lực lượng Mỹ...