Cô gái 9X ly hôn vì nhà chồng quá keo kiệt, tiếc từng giọt nước mắm
Thịt kho mặn, 1 bát cơm đầy chỉ cho gắp 1 miếng, ăn nhiều rau thì bị bảo vô ý, nước mắm đổ 1 xíu thì bị nói hoang phí…đó chính là chân dung của gia đình chồng keo kiệt, chỉ biết “đội tiền lên đầu” trong tâm sự gây bão mạng mới đây của một cô gái trẻ sinh năm 92
ảnh minh họa
Sáng ngày hôm nay (21/10), một tài khoản facebook có tên M.N đã đăng tải trong 1 group tâm sự kín dòng chia sẻ khá dài về chuyện cô sắp ly hôn vì gia đình chồng quá keo kiệt, bủn xỉn và sống không có tình nghĩa.
Câu chuyện bắt đầu với câu hỏi đắng cay “Con gái 25 tuổi bỏ chồng có phải thất bại không ạ? Các mẹ cho em xin ít động lực để bỏ chồng đi”.
Theo như M.M tâm sự, hiện tại cô đã xách vali bỏ về nhà ngoại và mang theo những thứ có gia trị của mình, trong đó có cả chiếc SH đắt tiền bố mẹ cô mua cho. Không phải đồ của mình nhưng anh chồng M.M vẫn với theo và dặn cô để xe lại cho anh ta đi ăn cưới.
“Bây giờ thì em kéo vali đi rồi ạ. Cái gì có giá trị em lẳng lặng bỏ vào vali mang đi hết. Lúc đi mẹ con nó đang ăn hoa quả, nó còn bảo em đi đâu để xe chiều nó đi ăn cưới. Em xách xe đi luôn. Vì của bố mẹ em mua cho em mà. Quần áo thì mang có 2 bộ thôi. Nghĩ bụng bỏ ra 5 triệu1 tháng đó mua quần áo mặc tẹt. Mà sắp đến 25, sắp phải đưa tiền cho bố mẹ chồng rồi. Đi sớm cho rảnh nợ.”
Tâm sự về hoàn cảnh đáng thương của mình, M.M đau xót khi ngày mẹ còn sống đã gàn mình đừng lấy chồng Nghệ An, thế mà cô nhất nhất trái ý mẹ để rồi cuộc hôn nhân của mình giờ đây cũng gặp lắm chuyện truân chuyên.
“Em lấy chồng Nghệ An các mẹ ạ. Vùng miền chẳng có gì để nói đâu, nhưng nhà em có 2 đứa con gái thì đều lấy chồng Nghệ An. Và ra toà vì lí do lấy chồng quá bủn xỉn. Em không đánh đồng đâu nhé, chắc số nhà em đen thôi. Nhớ lúc mới yêu, mẹ em gàn rồi mà em không nghe. giờ ăn trái đắng.
Em gốc Bắc, anh nhà Thành phố Vinh. Cả 2 gia đình đều khá giả. Bọn em quen nhau ở Nhật, anh du học, em đi diện kĩ sư. Anh sinh năm 88, còn em 92.
Ban đầu nhà em không đồng ý, mẹ em bảo ở nhà mình bố me chiều chuộng, tiêu pha thoải mái, lỡ không hợp cách chi tiêu làm sao con chịu được. Nhưng em nhất quyết lấy, bảo sướng khổ con chịu.
Lúc mới yêu không có gì để nói, nhà chồng bình thường, em sống biết điều và tình cảm, quà cáp hỏi thăm không thiếu gì cả. Năm ngoái anh về nước trước vì không xin được visa, em ở lại làm dự án cũng tính bảo lãnh anh quay lại.
Ai ngờ anh về hơn tháng mẹ em mất. Em không về được vì nếu khi ấy về thì cả công trình em cùng bao nhiêu người công cốc đổ xuống biển. Em đành nuốt nước mắt đưa tang mẹ qua điện thoại.”
Video đang HOT
Ngay cả khi mẹ vợ mất thì anh chồng vẫn vô tâm, thờ ơ, không động viên vợ nhưng vẫn đi tụ tập vui vẻ với bạn bè.
“Con rể mà anh chỉ ra hôm trước hôm sau về luôn. Lý do nhà anh cũng đang có tang (tang nhà bà trẻ, mất cách đó 2 tháng rồi) cũng không động viên vợ gì cả (bọn em chưa sinh con). Gọi sang bảo sống chết giờ cũng có số (mẹ em đột ngột mất) rồi hôm sau vẫn đi Karaoke với bạn bè. Nó còn live trên facebook. Ức tận họng.
Hết dự án nó bắt em về luôn, em định chưa về đâu nhưng chồng em bảo: “Mày bôn ba làm gì, lúc mẹ chết còn không về được, mày sống có hiếu thế đấy”. Em nghĩ ức lắm nhưng nó nói đúng nên về luôn, ai ngờ cuộc sống của ems au này lại sóng gió hơn cả trước đây.
Em mới về 4 tháng, chưa đi làm ổn định nhưng em nhận hồ sơ về dịch, tháng cũng đều đều trên dưới 20 triệu. Không ăn bám nhà chồng. Nhà chồng có mình vợ chồng em. Chồng em hiện cũng ở nhà thôi chưa đi làm đâu cả nhưng suốt ngày bàn tính dự án lớn bé. Không làm ra tiền nhưng sáng ăn sáng café, chiều trà đá.”
Nghe M.M tâm sự, cô chẳng khác nào “nạn nhân” của gia đình chồng có điều kiện nhưng hết sức keo kiệt. “Tháng em đưa bố mẹ chồng 5 triệu tiền sinh hoạt 2 vợ chồng. Nói là thế chứ tháng em đi chợ tới 20 ngày. Ông bà có lương hưu nhé. Em đi mua gì về nấu ông bà mặc kệ, ít nhiều không quan tâm, nhưng bà đi chợ em lỡ nấu nhiều tí là mâm cơm này bằng 3 ngày ăn. Tối ngày rèm pha em ngồi máy tính tốn điện, hoá đơn tiền điện 700 ngàn chìa ra đưa em, em cũng đóng. Vậy mà ngày nào cũng kêu.
Hồi ở nhà bố mẹ em mua cho cái SH, em lấy vào đi, nhưng cuối cùng chồng em nó lượn lờ suốt. Em đi làm không có xe, tính mua con xe Lead đi tạm thì ông bà làm ầm lên và nói em là loại không biết nghĩ cho gia đình.
Em đi đâu toàn phải trốn ra ngoài makeup, không ở nhà nhìn thấy lại bảo gái nhà này không ai ăn diện. Cuối cùng xe không cho mua em cũng không dám mua, mặc dù là tiền mình.
Nhiều hôm làm về gọi chồng cũng không đi đón làm em phải bắt xe ôm về nhà.”
Gặp thịt bà mẹ chồng lườm, biết ý hôm sau ăn rau thì bị bảo vô duyên “1 mình xơi hết đĩa rau”.
“Có hôm mẹ chồng kho nồi thịt, bát cơm đầy em gắp miếng thịt thứ 2, bà liếc xéo bảo”thịt kho mặn thế này bát cơm chỉ miếng thịt là nhiều, ăn nhiều thịt không tốt”. Nói thế rồi thì em cũng chẳng dám gắp tiếp. Bữa sau cũng tự ái em gắp toàn rau, vậy mà lúc em rửa bát bà bảo sống chẳng ý tứ gì cả, 1 mình xơi hết đĩa rau. Đang mùa lũ rau cỏ thì đắt. Em đứng họng luôn.
Bát nước mắm pha đầy bà đi nói xấu em khắp phố là con dâu hoang, pha chậu nước mắm chấm 3 cái rau. Em sống ở đây nước mắm cũng phải đếm giọt, quần áo giặt tay mặc dù có máy giặt và điều kiện có đến nỗi nào đâu.
Nhà chồng đã vậy, Chồng em cũng hay dở chứng lắm, lúc thì thương vợ, nhưng cơ bản thì nghe mẹ và kẹt xỉ. 20-10 bảo 2 vợ chồng ra ngoài ăn, nó bảo đi ăn bát phở cho nhanh rồi lấy tiền của em mừng mẹ chồng 20-10 hẳn 3 chỉ vàng. Trong khi em chẳng được1 bó hoa. Em tủi thân thì bảo hoa đằng nào 2-3 ngày sau chẳng vứt, tội mấy người lao công.
Vừa nãy bê mâm cơm lên, bà nhìn thấy em rán 4 quả trứng với đĩa cá kho, bát canh cải, bà bảo em nhà ai ăn mà rán lắm, đã thế còn cho hành (nhà chồng em không ăn được hành). Rồi bà còn đay nghiến không biết ở nhà ai dạy nấu ăn thế. Em mới bảo, ngoài con hay ăn trứng rán hành mà mẹ. Bà làu bàu nói em chỉ giỏi cãi, chồng em nghe chẳng đầu chẳng đuôi vào hất mâm cơm đi, bảo em láo cãi mẹ chồng. Ở đây không sống được thì về nhà mày ý cho bố me mày cung phụng.
Thế kỉ 21 rồi đấy. Em còn tưởng mình đang nằm mơ, bố mẹ chồng đã vậy chồng cũng ko thương thì thôi bỏ các mẹ nhỉ.”
Ngay khi vừa đăng tải, câu chuyện lập tức thu hút gần 7 ngàn lượt like và 4 ngàn lượt comment từ hội chị em bỉm sữa. Các chị em nhất nhất “vote bỏ”.
Vì cô gái làm ra tiền, không phụ thuộc ai, làm tròn trách nhiệm với gia đình chồng rồi nhưng lại bị đối xử không ra gì như thế thì bỏ đi cho nhẹ thân. Thêm vào đó, những người đàn ông và những gia đình chồng kiểu này, tiền với họ là quan trọng nhất nên bất cứ ai cũng khó sống hạnh phúc với họ suốt đời.
FB T.N comment: “Chị ơi, kinh tế chị độc lập tội gì phải ở lại cung phụng nhà chồng như thế. Chị cứ bỏ đi xem chồng chị có cưới nổi ai chịu nổi gia đình nhà anh ta không. Hic. Thu nhập như vậy sống 1 mình còn thoải mái. Giờ chưa con cái gì, bỏ sớm đi cho nhẹ nợ. Tiếc gì người như vậy.”
FB H.N bức xúc lên tiếng: “Chưa có con thì bỏ ngay chị ơi. Một mình chị 20 triệu/tháng đắp hàng hiệu, makeup xinh đẹp vô chị ạ. Chẳng may dẫm cứt trâu rồi thì đừng dẫm lâu quá. Rồi chị sẽ gặp được người xứng đáng với chị.”
Đồng tình với ý kiến trên, FB H.K bình luận: “Mình thấy bạn là được tiền còn không được coi trọng thì khi bạn đi rồi người ta mới hối hận. Để xem nhà đó có lấy được vợ lương cao như chị không. Chị thế còn hiền nhé. Thôi bỏ đi chị ạ.”
Chưa biết thực hư câu chuyện trên thế nào nhưng hiện tại, tâm sự này vẫn đang thu hút hàng ngàn lượt bình luận từ phía cư dân mạng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo VTC
Biếu xén bao nhiêu nhưng chồng và nhà chồng vẫn nghĩ tôi ích kỉ, keo kiệt
Đầu tháng 7 mình đưa 1 triệu và nhờ mẹ đến ngày rằm, mồng Một thì mua gì đó phù hợp thắp hương giúp. Nhưng đến ngày cúng Rằm thì chồng lại bảo mình đưa thêm 500 nghìn nữa gọi là góp cỗ.
Mình năm nay 28 tuổi, đã lấy chồng được khoảng 9 tháng. Trước đây, khi cả hai còn độc thân thì chuyện lương lậu, chi tiêu của ai người ấy tự quản. Nhưng sau khi về chung một nhà, mình và chồng đã đồng ý sau này chi gì, tiêu gì, nhất là cho bố mẹ hai bên đều cần thống nhất với nhau.
Từ khi kết hôn đến giờ, mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ theo nguyên tắc trên. Nhưng thời gian gần đây, do gia đình chồng có nhiều cỗ bàn, ma chay, hiếu hỉ khiến mình phải về thường xuyên hơn (trước đây chỉ 1-2 tháng mình mới về một lần). Thế mới phát sinh ra nhiều chuyện đau đầu.
Đầu tiên, là chuyện mua sắm đồ cúng gia tiên. Mỗi lần về nhà chồng, dù không trùng dịp gì, mình vẫn mua gói kẹo hay ít hoa quả thắp hương. Mình cũng vô tư không hỏi mẹ chồng trước là làm như thế có hợp lý không hay mua sắm thế nào cho "phải đạo". Mình cũng hiểu rõ nhập gia thì phải tùy tục.
Nên khi mình mua hoa quả thì bà bảo nên mua gói bánh thôi vì ở nhà không ai ăn, rồi hoa quả ngoài chợ toàn đồ phun thuốc. Rút kinh nghiệm, mình chuyển sang mua bánh kẹo thì bà lại ý kiến là nhà có cháu nhỏ sợ nó ăn sâu răng.
Chẳng biết xử lý thế nào, mình bàn với chồng là đưa mẹ 1 triệu và nhờ mẹ đến ngày rằm, mồng Một thì mua gì đó phù hợp thắp hương giúp vợ chồng mình. Như thế mình vừa đỡ khó xử mà vẫn thể hiện được sự quan tâm hương hỏa bên chồng. Mình sẽ ướm 1-2 tháng lại đưa thêm khoản này cho mẹ chứ 1 triệu không phải là tiền thờ cúng cả năm.
Thời điểm đưa tiền cũng gần với ngày rằm tháng Bảy rồi nên mình có dặn mẹ cứ lấy tiền đó đóng góp cỗ bàn, lễ lạy ở nhà giúp luôn (nhà chồng mình đến Rằm thường làm cơm mời cả họ hàng sang ăn).
Nhưng đến ngày cúng Rằm thì chồng lại bảo mình đưa thêm 500 nghìn nữa cho mẹ gọi là góp cỗ.
Ban đầu, mình nhẹ nhàng giải thích với anh là hôm đầu tháng vợ chồng đã thống nhất đưa mẹ 1 triệu để lo chuyện thờ cúng và cả việc cúng rằm luôn rồi nên hôm nay không phải đưa thêm nữa. Thứ hai, chi tiêu gì cho gia đình nội ngoại hai vợ chồng cũng đã thống nhất phải hỏi ý kiến nhau. Nếu một người không đồng ý thì khoản chi đó tạm thời gác lại đã.
Nhưng chồng không nghe mà cứ nằng nặc đòi góp thêm. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại một lúc thì anh tuyên bố, nếu mình không đưa tiền thì anh sẽ rút tiền trong thẻ tự đưa.
Vì nóng giận mà mình quay ra vặn hỏi chồng rằng, có phải mẹ bảo anh đưa thêm tiền nữa không? Con dâu về ăn có một bữa cơm là đi sao phải đóng góp nhiều lần như thế. Rồi thì mình làm dâu út, tuy đã đóng góp đầy đủ các khoản, có lúc còn đóng góp nhiều hơn nhưng không bao giờ nhà chồng hài lòng. (Nhà chồng mình còn 2 chị dâu nữa).
Chuyện 500 nghìn lần này chỉ như giọt nước tràn ly dẫn đến việc cãi cọ (ảnh minh họa)
Đây cũng không phải lần đầu mình có va chạm về chuyện tiền nong với gia đình chồng. Trước đó, mặc dù đã có nguyên tắc chi tiêu nhưng cũng vài lần mình bắt được bằng chứng chồng mang tiền cho bố vay mà không hề bàn trước với mình. Lần 1, lần 2 thì mình chỉ nhắc nhở chồng là nên nói để mình biết. Nếu bố mẹ khó khăn thật thì cứ gọi điện cho cả 2 vợ chồng đề nghị giúp đỡ chứ đừng giấm diếm sau lưng con dâu không hay. Nhưng nhiều lần sau vẫn thế nên mình đâm ra khó chịu.
Chuyện 500 nghìn lần này chỉ như giọt nước tràn ly dẫn đến việc cãi cọ với chồng. Chồng thì cho rằng mình ích kỷ, không biết điều, keo kiệt với nhà chồng và không có ý thức đóng góp.
Còn mình thì cho rằng chồng hay sĩ diện vớ vẩn. Khoản nào đã chi 1 lần rồi thì không nên chi lần 2 nữa. Có thể để những dịp sau đưa nhiều hơn một chút cũng không sao. Vợ chồng mình tuy thu nhập dư dả nhưng nhà cửa, xe cộ, con cái phải tự lo hết nên chẳng để được bao nhiêu.
Vợ chồng chiến tranh lạnh với nhau đã cả tuần nay rồi. Chồng chẳng có ý định làm lành mà ngày nào cũng bỏ đi đến đêm mới về. Mình định để hai ba hôm nữa mới chủ động nói chuyện lại cho đỡ mệt đầu.
Nhưng mình vẫn băn khoăn, việc không đồng ý đưa chồng thêm 500 nghìn đóng góp nữa là đúng hay sai? Có phải mình đang có suy nghĩ quá khắt khe với nhà chồng hay không?
Theo VTC News
Con dâu mắc bệnh tế nhị bị cả nhà chồng nghi ngờ Như Hoa (Ninh Bình) mới cưới chồng được một năm. Nhưng chẳng sướng như "dâu nhà người ta" khi ngay sau ngày cưới vợ chồng cô đã phải xa nhau. (Ảnh minh hoạ). Gần gũi nhau được 3 tháng, Như Hoa nức nở tiễn chồng ra sân bay để đi xuất khẩu lao động. Trước khi đi nghe chồng dặn dò "một mình...