Cô gái 7 năm ‘chiến đấu’ với bệnh ung thư máu
7 năm phát hiện bệnh ung thư máu là chừng ấy thời gian Hoàng Thị Diệu Thuần sống với nỗi đau thể xác và sự dồn nén để che giấu cảm xúc. Để quên đi những cơn đau nhức, cô trải lòng mình vào từng trang tự truyện.
Năm 2005, Thuần là sinh viên năm thứ nhất khoa Tài chính Ngân hàng (ĐH Quốc gia Hà Nội). Một lần tình cờ vào Viện Huyết học thăm người nhà của cô bạn cùng phòng bị bệnh về máu, Thuần nhận thấy mình cũng có những triệu chứng như vậy. Tối hôm đó về ký túc xá, Thuần sợ hãi khóc và nghĩ đến căn bệnh.
Xét nghiệm máu, bác sĩ yêu cầu Thuần nhập viện ngay nhưng không nói rõ cô bị bệnh gì. Kể từ đó, cuộc sống của nữ sinh quê Nghệ An gắn liền với giường bệnh, thuốc men và những đợt truyền hóa chất. Từ cô gái cá tính, vui vẻ, thích du lịch, mê guitar, Thuần nằm bẹp một chỗ, sống với những kỷ niệm thời đi học và “phát điên” khi cơn đau hành hạ.
Thuần tâm sự trong tự truyện: “Tôi không ngờ rằng chuyến đi thăm đó đã cứu sống tôi nhưng lại bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác xa với những gì tôi và gia đình hy vọng”.
Thuần “cất” những cơn đau vào từng trang nhật ký. Ảnh nhân vật cung cấp.
Ngày ấy, thấy thầy cô và bạn bè vào thăm rồi ý tứ kéo nhau ra hành lang khóc, Thuần thắc mắc chỉ là vào một “bệnh viện như bệnh viện Ba Lan ở Vinh” thì có gì nghiêm trọng đến vậy. Cô nghĩ rằng mình đang ốm và cần được điều trị khỏi bệnh để tiếp tục đi học. Một lần tình cờ đọc được tờ giấy xin hỗ trợ, Thuần mới biết mình bị bệnh ung thư máu. Do đã trải qua những đau đớn, mệt mỏi nên lúc biết tin, Thuần chỉ còn biết chấp nhận mà không hề sốc.
Kết thúc đợt điều trị đầu tiên kéo dài một tháng, Thuần trở về với trường đại học. Người mệt, nhiều hôm đến lớp, Thuần không đủ sức ngồi mà phải tựa vào bạn bên cạnh. Những lúc nằm viện, những đêm không ngủ, Thuần tự “nói chuyện” với trang giấy và máy tính như để giải tỏa nỗi lo lắng vì không muốn ai biết.
Thuần nhớ, từ cuối năm lớp 11, cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, bụng sưng to và cứng, những vết thâm bầm dưới da, những trận sốt vào ban đêm, tim đập nhanh và nhói đau, thỉnh thoảng khạc ra máu khiến cô sụt cân từ 46 kg xuống còn 37 kg. Thuần đi khám nhưng không phát hiện ra bệnh gì còn người thân cho rằng có lẽ do cô học quá nhiều.
Suốt 4 năm đại học, Thuần ghi lại những lần vào viện, tâm trạng và cả câu chuyện về các bệnh nhân vào nhật ký. Mỗi ngày một ít, có hôm cô chỉ viết được vài dòng. Từ năm 2010, bệnh trở nên nặng hơn, Thuần mới viết nhiều vì sợ cái chết, cô đơn và nỗi đau. Thuần chia sẻ, phần lớn nhật ký đều được viết trong những cơn đau…
Cái chết luôn hiện hữu trong suy nghĩ của Thuần kể từ khi cô biết mình bị bệnh. Thuần cho rằng, nếu mình chết đi sẽ chẳng còn phải chịu đau đớn nữa, người thân cũng không còn phải lo lắng nhiều. Mỗi lần chứng kiến bệnh nhân cùng phòng ra đi, thấy rõ sự đau đớn, xót xa của người nhà họ, Thuần lại nghĩ về mình. Cô sợ cái chết và sợ cả sự suy sụp của người thân, đặc biệt là cậu Vinh (bố Thuần).
Video đang HOT
Trong nhà, cậu vừa là cha, vừa là bạn tâm sự của Thuần. Từ khi Thuần bị bệnh, người cha 60 tuổi trông già đi nhiều với mái tóc bạc và gương mặt thêm gầy gò, nhăn nheo. Nhắc đến cậu, Thuần bảo ông là người tình cảm và không giấu được cảm xúc. Có lần, Thuần bướng bỉnh không nghe lời khiến cậu bực mình bỏ xuống nhà bạn và khóc. Ngoài cậu, mẹ và người anh ruột hơn Thuần 2 tuổi, bạn bè đã truyền cho cô nghị lực để vượt qua nỗi đau.
Thời sinh viên của Thuần gắn với những đợt điều trị dài ngày trong viện, nhưng cô vẫn hồn nhiên, yêu đời. Ảnh nhân vật cung cấp.
Cô kể, thời gian chờ lấy bằng tốt nghiệp, cuối tháng 5/2010, cô yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần. Mỗi ngày Thuần đều phải truyền 10 chai thuốc từ sáng đến tối, phải gạn bạch cầu nên truyền cả kháng sinh lẫn hóa chất.
Khi sức khỏe đã tốt hơn, da dẻ hồng hào không còn xanh xám, Thuần quyết tâm đi làm kiếm tiền để tự nuôi bản thân và bù đắp những gì cậu, mẹ đã vất vả nhiều năm qua. Vào vòng phỏng vấn của một công ty xuất nhập khẩu nhưng Thuần đã chủ động rút lui vì sức khỏe không đáp ứng được công việc hay phải đi lại.
Thuần hy vọng một công việc khác nhưng lại bất lực vì cứ 2 tuần phải lên viện khám một lần và 3 tháng làm xét nghiệm tủy. Về nhà ở Quỳnh Hợp, những cơn đau ập đến khiến Thuần chẳng thể ngủ dù cô đã cố nghe nhạc, dịch tiếng Anh và tập guitar.
Nằm bẹp trên chiếc giường gỗ trong căn buồng bé nhỏ của cậu, mẹ, cô cảm nhận “nắng vàng dịu nhẹ”, “gió đang mơn man khẽ khàng trên những chiếc lá”. Những lúc ấy, sự đau đớn của Thuần gần như bị quên lãng trong giây lát.
Nhiều lúc quá đau, cô nghĩ mình là một “xác chết biết động đậy” hay một “con thú hoang” bởi “là thú thì chỉ cần ăn, ngủ, tồn tại mà không cần quan tâm đồng loại của nó nghĩ gì về nó. Cứ sống cho đến khi chết thôi”.
Với Thuần, cơn đau không chỉ hành hạ cô mà còn cả cậu, mẹ. “Hôm qua tôi muốn mình không khóc để mẹ được ngon giấc. Tôi đã không làm được. Thậm chí tôi đã khóc nhiều lần và khóc to khiến mẹ tôi lụi hụi cả đêm xoa chân xoa người cho tôi… Sáng khi thức dậy, vẫn như những sáng hôm qua và hôm trước, tôi sở hữu một gương mặt cau có… Buổi sáng thường rất đau”, Thuần viết.
Hiện, Thuần trọ cùng hai người anh họ ở khu vực Cầu Giấy để chờ được chữa trị. Trong căn phòng chật hẹp, Thuần không đủ sức để ngồi ngay ngắn nói chuyện. Mới đầu cô gái có thân hình còm nhom, cặp kính đen vuông to choán lấy khuôn mặt trắng bợt tựa vào tường rồi sau đó nằm hẳn xuống đệm, giọng nói nhỏ dần và yếu ớt hẳn. Bàn tay Thuần liên tục bóp chân phải đang nhức. Mấy hôm nay, Thuần đau nhức khó chịu, đi lại tập tễnh và không đủ sức để làm bất cứ việc gì. Trên khuôn mặt lộ rõ vẻ ốm yếu ấy của Thuần, chỉ nụ cười là có sinh khí.
Giọng mệt mỏi nhưng Thuần vẫn nói chuyện lễ phép và từ tốn. Lời khuyên ghép tủy của các bác sĩ khiến Thuần suy nhĩ nhiều. “Tôi đăng trên Facebook về những gì bác sĩ Hương nói lúc chiều. Tôi buồn vì biết rằng mình không thể làm được điều đó. Tôi không có tiền…”, cô gái mang bệnh ung thư máu viết trong tự truyện.
Sau khi tìm được người hiến tủy chính là anh trai Thuần, gia đình và bạn bè đã chung tay giúp. Biết được hoàn cảnh của Thuần, một nhà văn người Israel đã đồng ý giúp cô đi chữa bệnh. Nữ nhà văn này từng mắc bệnh như Thuần và giờ đã bình phục. Để Thuần được sang Israel, nhà văn đó đang đàm phán với các bệnh viện xin miễn giảm vì chi phí điều trị vượt quá khả năng của bà. Trong lúc đợi tin từ người phụ nữ ấy, Thuần lại lên cơn đau và vừa phải nhập viện.
“Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi thực sự không hối tiếc khi được sinh ra và sống những ngày tháng này. Có những đau đớn và hạnh phúc xen lẫn, tôi cảm nhận cuộc đời này ý nghĩa hơn”, Thuần bày tỏ trong tự truyện Như hoa hướng dương.
Theo VNE
Tự truyện của nữ phạm nhân nhiễm HIV
"Con thân yêu! Mâm sông xinh cua me/Ngoan nhe con! Va mau lơn nhe con". Đó là những dòng thơ của phạm nhân Trần Thị Hoàng Mai viết nhờ gửi từ trại giam cho cậu con trai bé bỏng.
Số phận đặc biệt của Trần Thị Hoàng Mai trong tự truyện viết tay dài 45 trang đạt giải nhất cuộc thi "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" do Bộ Công an tổ chức là một chuỗi bi kịch.
Năm Mai 3 tuổi, bố mẹ ly hôn. Mẹ bỏ Mai sống với người cha nghèo để đi tìm hạnh phúc khác. Rồi cha Mai cũng tìm được bến đỗ mới. Bao năm sống lang bạt, Mai tưởng đây là lúc được hưởng cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc dưới mái nhà mới nhưng cô bé lại tiếp tục rơi vào cuộc sống "con riêng, con chung".
Đúng lúc ấy người mẹ bao năm bỏ rơi con quay về đón Mai đi. Được về ở với mẹ đẻ nhưng số phận nghiệt ngã đã đẩy cuộc đời cô gái rẽ sang hướng khác. Trong một đêm mẹ vắng nhà, Mai bị cha dượng, một kẻ nát rượu, giở trò đồi bại. Cô chống trả quyết liệt và chạy ra đường giữa đêm hôm khuya khoắt. Ngay sau đó, Mai rơi vào cạm bẫy mới của lũ thanh niên dạt nhà. Được một bảo vệ cứu thoát nhưng không ngờ Mai lại trở thành nạn nhân của chính gã này.
Mai lĩnh "bản án tử hình" HIV/AIDS khi vừa tròn 20 tuổi. Ảnh: Hương Vũ.
Trải qua cú sốc đầu đời dữ dội và đau đớn lại không được mẹ ruột cảm thông, cô gái tìm đến cái chết nhưng không thành. Cho rằng con gái hư hỏng, mẹ đẻ đang tâm bán con vào tay một Tú Bà. Mai trở thành gái nhà hàng và bắt đầu cuộc sống kiếm tiền ô nhục từ đó.
Thê giơi cua nhưng cô gái trẻ đầm mình trong cuôc chơi thâu đêm cung bai bac, rươu manh và thác loạn đã đẩy Mai đến kết cục tất yếu. Cô trở thành con nghiện ma túy. Và "bản án tử hình" HIV/AIDS đến với Mai khi cô vừa tròn 20 tuổi.
Đến lần cai nghiện thứ ba, Mai gặp và yêu một thanh niên cùng cảnh ngộ. Mai sinh con. Bị mẹ ép phải cho đi đứa con nhưng cô vẫn tìm mọi cách giữ lại. Cuối cùng, mẹ Mai đã đồng ý nuôi đứa trẻ. Những ngày hạnh phúc được làm mẹ với cô thật ngắn ngủi. Bệnh tật dày vò khiến cô lại tìm đến ma túy. Mai bị xử 7 năm tù giam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy...
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, khuôn măt Mai gầy xơ xac, haii ma top teo, đôi ban tay thâm tim vi cac vêt lơ loet. Dương như măc cam, e ngai cai mui hôi tanh bôc ra tư cơ thê bênh tât cua minh, Mai cô tinh ngôi cach người đối diện môt khoang xa. Câu chuyên giưa Mai và người tới thăm thường bị đưt quang bơi noi đươc vai câu, cô phai dưng lai đê lây hơi.
Mai bảo, cô không oán trách gì số phận. Trái lại, cô cảm ơn cuộc đời đã cho cô hạnh phúc được làm mẹ. Chính đứa con bé bỏng đã thay đổi con người cô, cho cô khát vọng sống, khát vọng hoàn lương.
"Co lúc hân, em muôn giêt hêt nhưng ngươi xung quanh, kê ca ngươi thân yêu nhất. Nhưng tư khi co con, em trơ thanh môt con ngươi khac, long diu lai, không con thu hân", phạm nhân Mai tâm sự.
Bài thơi Mai viết gửi con trai. Ảnh: Hương Vũ.
Trong ký ức của mình, Mai nhớ mãi quãng thời gian ở trại cai nghiện. Ngày đó, cô thân với Lâm Uyển Nhi, người đẹp bạc mệnh có số phận éo le. Câu chuyện cuộc đời của Uyển Nhi khiến Mai quyết tâm giữ lại cái thai dù hoang mang không biết con nhiễm bệnh từ cha mẹ không. Niềm vui ánh lên trong mắt khi Mai kể được mẹ thông báo con trai cô không có HIV.
"Mẹ nói đã xét nghiệm cho cháu 3 lần rồi. Từ lúc biết tin này, em chỉ mong muôn đươc sông khoe manh cho đên ngay trơ vê vơi con. Mong me tha thư cho em, mong me manh khoe đê nuôi cháu, vi em biêt minh không thê theo con đên suôt cuôc đơi", Mai vui sướng khỏe.
Mai tâm sự, nhiêu luc trong trại giam cô ghê sơ chinh minh, sơ cơ thê đang bi bênh tât tan pha môi ngay. Nêu như ngoai xa hôi, cô bi moi ngươi, thâm chi ca ngươi thân yêu nhât, ghe lanh va ghê sơ vi bênh tât thi ơ đây, nhưng luc cung quân nhât vẫn còn bàn tay các nữ cán bộ quản giáo dang rộng nâng đỡ cô.
Tết đầu tiên (năm 2010) trong Trại giam Thanh Xuân là kỷ niệm không thể nào quên đối với cô. Lúc đó Mai bị nhiêm trung cơ hôi, toan thân phu sung, lơ loet, bôc mui. Do bệnh nặng, Mai được chuyển ra Bệnh viện Hà Đông để điều trị. Lúc này, cô đi không vững. Trước mắt Mai chỉ toàn là bóng tối. Sau này, những giây phút cận kè với tử thần ấy đều được Mai viết lại trong tự truyện.
Những người thầy, cán bộ quản giáo ấy không chỉ giúp Mai giành lại sự sống, quan trọng hơn đã cho cô hiểu giá trị cuộc sống, niềm tin vào tương lai. Khi viết tự truyện "Bước về phía mặt trời", Mai không nghĩ tác phẩm của mình đoạt giải bởi đơn giản, cô viết để giải tỏa nỗi lòng mình. Tự truyện của Mai như một cơ hội tìm lại sự lương thiện mà cô từng đánh mất, viết để tri ân những người đã giúp cô ngộ ra, mỗi ngày sống là một ngày có ý nghĩa.
Theo VNExpress
Những em nhỏ đón Tết thiếu nhi trên giường bệnh Vừa truyền hóa chất vừa chơi đồ chơi, quây quần hoặc thơ thẩn quanh giường bệnh. Gần 60 em bé bị ung thư máu có buổi đón Tết thiếu nhi 1/6 lặng lẽ, đơn sơ tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Gần 60 em nhỏ ở độ tuổi từ 1 đến 15 phải đón ngày 1/6 tại khoa...