Cô gái 30 tuổi tiết kiệm hơn 350 triệu đồng mỗi năm nhờ 7 thói quen nhỏ này
Là một người bình thường, tiết kiệm ít tiền là một khóa học bắt buộc mà ai cũng cần phải học trong suốt cuộc đời.
Một cô gái 30 tuổi đến từ Giang Tây đã sớm hiểu ra sự thật này nên cô luôn thích tiết kiệm ít tiền trong khả năng của mình từ khi còn nhỏ.
Đặc biệt sau khi tốt nghiệp, cô luôn tuân thủ lối sống tối giản. Với những thói quen nhỏ sau đây, cô ấy đã tiết kiệm được hơn 100.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 350 triệu đồng) mỗi năm. Tính đến hiện tại, cô đã tiết kiệm được 3 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 10 tỷ đồng). Điều đó đã giúp cô sớm đạt được tự do tài chính và chuẩn bị nghỉ hưu ở tuổi 40.
1. Duy trì tâm trạng ổn định
Sở dĩ nhiều cô gái trẻ không tiết kiệm được tiền là vì tâm lý không ổn định, mỗi khi tức giận lại muốn trút giận bằng cách mua đồ hay phá đồ đạc, khiến họ tiêu tốn 1 khoản không hề nhỏ.
Điều này hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cả. Nhưng tâm trạng của cô gái này rất ổn định, cô sẽ không tùy ý phá hủy đồ đạc của mình, gây ra tổn thất kinh tế không cần thiết, đồng thời cũng sẽ không mù quáng mua những món hàng vô giá trị trong lúc đang bị mất kiểm soát về cảm xúc.
2. Rất kén chọn ăn gì
Điều kiện kinh tế của hầu hết người dân hiện nay đều cho phép họ kén chọn xem nên ăn gì để tốt cho sức khỏe!
Vì vậy, cô gái này sẽ không bao giờ nhịn ăn chỉ vì muốn tiết kiệm ít tiền. Cô sẽ cẩn thận sắp xếp từng bữa ăn, kết hợp đầy đủ giữa thịt và rau, dinh dưỡng để ba bữa một ngày đều được ngon miệng.
Đồng thời, khi mua trái cây, cô cũng chỉ mua những loại thực sự yêu thích hay đang thèm. Cô cũng không chọn mua những món ăn chỉ vì chúng rẻ. Thậm chí, nếu chúng có giá đắt nhưng đang muốn ăn, cô ấy cũng sẽ mua. Chỉ là, nếu những thứ đó đắt tiền, cô ấy sẽ mua ít hơn!
3. Không mua tràn lan đồ sản phẩm chăm sóc da
Cũng là con gái, nhưng trái ngược với nhiều người thích làm đẹp khác, cô luôn cảm thấy tự tin với nhan sắc của mình. Cô ấy tập hài lòng với những gì đang có. Và cũng không lựa chọn can thiệp thẩm mỹ hay các phương pháp làm đẹp y tế nào. Cô cho rằng, đằng sau các phương pháp làm đẹp đều có rủi ro nhất định.
Video đang HOT
Đối với việc chăm sóc da cơ bản, cô cũng chi ít hơn 1.000 nhân dân tệ (chừng 3,5 triệu đồng) cho việc này trong một năm. Với cô, thứ mỹ phẩm tuyệt vời nhất chính là thần sắc và nụ cười của người con gái. Để duy trì được vẻ đẹp tự nhiên, cô sẽ chọn chăm sóc cơ thể từ bên trong bằng việc đi ngủ sớm, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh chứ không ưu tiên việc xâm lấn từ bên ngoài.
4. Không có sở thích đốt tiền
Cô ấy cảm thấy những sở thích này không thể mang lại giá trị gì cho bản thân.
Điều duy nhất có thể được coi là sở thích của cô ấy chính là trồng hoa và trồng cây. Nhưng về cơ bản, nếu trồng cây hay hoa thì mỗi năm gần như chỉ phải đầu tư một lần và khi các loài cây ra hoa ra trái thì con người sẽ được 1 lợi ích nào đó. Do vậy cô cho rằng, sở thích này không hề lãng phí. Ngược lại nếu trồng hoa và các loại rau củ quả, cô ấy còn tiết kiệm được 1 khoản cho đời sống sinh hoạt của mình.
5. Không theo đuổi hàng xa xỉ
Hầu hết các cô gái trẻ không thích đồ xa xỉ! Tuy nhiên, cô ấy lại không thích những món đồ xa xỉ, dù là quần áo, giày dép, túi xách hay các loại nhu yếu phẩm hàng ngày. Cô ấy chỉ chọn những gì thoải mái và những gì mình thích.
Món hàng xa xỉ duy nhất trong cuộc đời cô có thể là các món đồ phụ kiện. Nhưng hầu hết chúng đều được làm bằng vàng bạc nên có thể giúp duy trì và gia tăng giá trị.
6. Ấn định thời gian mua sắm
Ngày nay, hầu hết mọi người đều thích xem các chương trình phát sóng trực tiếp hoặc nhiều video ngắn khác nhau. Nếu bạn xem video sau giờ làm việc hàng ngày, bạn sẽ vô thức muốn mua hàng một cách bốc đồng!
Cô gái trẻ này cũng không ngoại lệ. Vì vậy cô ấy đã đặc biệt ấn định cho mình một khoảng thời gian để mua sắm. Khi đó, cô ấy sẽ chọn ra 1 khung giờ trong ngày để tìm xem các món đồ yêu thích, rồi thêm tất cả những thứ cô ấy muốn mua vào giỏ hàng. Sau đó đợi 3 ngày mới quyết định thanh toán hay đặt hàng! Điều này có thể giúp cô ấy lọc ra những thứ không thực sự cần thiết và tránh tiêu tiền một cách mù quáng.
7. Quan tâm đến nỗ lực của bản thân
Dù làm gì đi chăng nữa, cô ấy cũng sẽ luôn cân nhắc xem nỗ lực và thành quả của mình có tỷ lệ thuận với nhau hay không! Điều này đúng trong công việc và cũng đúng trong cuộc sống bởi nó giúp mọi người tính toán được cụ thể các khoản chi và tránh nhầm lẫn, chi tiêu 1 cách bốc đồng chỉ để nuông chiều cảm xúc của bản thân.
Trên đây là phương pháp tiết kiệm ít tiền mà cô gái trẻ ở Trung Quốc này đã áp dụng. Tuy có thể không phải ai cũng áp dụng được nhưng thông qua những phương pháp tương tự, chúng ta cũng có thể tiết kiệm một phần đồng lương ít ỏi của mình để đề phòng những rắc rối trước khi chúng xảy ra. Bạn đang chờ đợi điều gì? Nếu bạn quan tâm, hãy hành động ngay bây giờ!
Những thói quen tưởng tiết kiệm bộn tiền nhưng hoá ra không phải, có thứ nhiều người vẫn đang làm mỗi ngày
Có những hành vi tiết kiệm không mang lại hiệu quả tốt như bạn tưởng.
Lối sống tiết kiệm rất tốt với bất kỳ ai, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn và thị trường việc làm siết chặt như hiện nay. Tuy nhiên, không phải hành vi tiết kiệm nào cũng đáng khen ngợi. Bởi nhiều thói quen tưởng như tiết kiệm nhưng thực chất lại gây lãng phí, ảnh hưởng xấu cho cả bản thân và ví tiền của họ.
1 - Săn hàng giảm giá để mua đồ tích trữ trong nhà
Trần Phương (Hà Nội) chia sẻ công việc văn phòng của cô rất bận rộn, do đó thời gian đi mua sắm cũng cần được giảm bớt. Muốn tiết kiệm thời gian nên Phương thường thích mua hàng giảm giá trên các sàn thương mại điện tử. Một phần vì mua sản phẩm ở đây thường mang lại "cảm giác rẻ hơn" do chính sách sale của sàn, phần khác Trần Phương coi việc sắm đồ online là thú vui thư giãn.
Bên cạnh đó, khi đi mua hàng hoá ở trung tâm thương mại,... Phương cũng thích săn đồ sale để dự trữ trong nhà. Như thế, cô chỉ cần đi mua hàng vài ba lần là đủ thực phẩm và hàng dự trữ cho cả tháng.
Ảnh minh hoạ
Ban đầu, cô cho rằng sở thích săn hàng giảm giá giúp tiết kiệm ít tiền, nhưng hiệu quả mang đến lại trái ngược. Bởi lẽ phần lớn các món đồ này sẽ bị cô lãng quên theo thời gian do không có nhu cầu dùng đến. Hoặc cho đến ngày cần dùng chúng, Phương không thể nhớ được đã để món đồ đó ở đâu.
Ngoài ra, thói quen tích trữ thực phẩm từ đầu tuần cho đến cuối tuần sử dụng cũng khiến đồ ăn nhanh chóng bị ôi thiu. Đã có nhiều trường hợp, Trần Phương hầu như phải vứt hết thức ăn mua từ đầu tuần do chúng đã bị hỏng vì cô nàng quên bảo quản đúng cách.
Trần Phương chia sẻ: "Cứ tưởng mua đồ sale để được giá hời nhưng thực tế không phải. Bởi lẽ cứ nhìn thấy đồ giảm giá và có chiết khấu lớn, mình lại mua bất chấp dù có khi bản thân không cần dùng đến chúng.
Mình đang học cách dành thời gian cho mua sắm nhiều hơn, thay vì tích trữ cả đống đồ đạc trong nhà. Khi đó, mình vừa tiết kiệm ít tiền mà còn khiến không gian sống trở nên rộng rãi hơn".
2 - Thức khuya làm việc
Với Nguyễn Ann (Hà Nội), chuyện thức khuya làm việc để kiếm thêm tiền không còn là điều xa lạ. Ban đầu, cô cho rằng tuổi trẻ thì cần cố gắng làm việc, một tuần thức khuya 1-2 buổi thì không sao. Tuy nhiên, do càng làm việc càng hăng say, cô nàng thường xuyên đi ngủ muộn, có khi cả tuần đều thức trắng đến 1-2h sáng để hoàn thành nốt công việc.
"Mình nghĩ rằng thức khuya làm việc thì thu nhập cao hơn dẫn đến mức sống cũng gia tăng. Bên cạnh đó, nhận nhiều công việc cũng khiến mình giảm bớt thời gian cho giải trí, từ đó tiết kiệm ít tiền đi ăn uống cùng bạn bè, du lịch thư giãn,...", Nguyễn Ann nhớ lại.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm phải tăng ca làm việc cường độ cao, Nguyễn Ann nhận thấy sức khoẻ và sự tập trung đi xuống. Điều này kéo theo cô phải mua thêm thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe, chưa tính đến 1 tháng lương cần chi để đi du lịch chữa lành sau khi tạm dừng một công việc tay trái.
Không dừng lại ở đó, sau thời gian dài thức khuya và không chăm chút bản thân, da mặt của Nguyễn Ann bị tàn phá nghiêm trọng. Cho dù đã tham gia điều trị 3 tháng bằng các liệu pháp chăm sóc và uống thuốc, thế nhưng tình trạng da mặt vẫn không được cải thiện.
"Hiện tại, mình cảm thấy khá tiếc nuối. Giá như bản thân nhận ít việc hơn, biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần đều không bị ảnh hưởng lớn đến vậy. Số tiền kiếm được do làm việc tăng ca cũng khá cao, nhưng sự đánh đổi về sức khỏe là đắt đỏ".
3 - Thuê nhà giá rẻ
Cách đây 2 năm, Nguyễn Thảo (Hà Nội) mới ra trường và cần tìm nhà thuê cùng bạn bè. Khi đó, cô nàng chọn cùng bạn thuê căn phòng có giá 2 triệu đồng/tháng/2 người, đã bao gồm tất cả chi phí như tiền thuê nhà, điện nước, wifi,...
Sở dĩ họ thuê được căn phòng giá rẻ bởi chúng có diện tích nhỏ (15m2), dù có cửa sổ nhưng căn phòng không đón được nắng mặt trời vì bị nhà đối diện che ánh sáng. Đó còn chưa kể, do diện tích hạn hẹp nên căn phòng không thể đặt bếp, do đó họ cần mua đồ ăn bên ngoài thay vì tự nấu nướng.
Ảnh minh hoạ
Thời điểm đó, nhận thấy giá nhà thuê ngày càng cao nên Nguyễn Thảo và bạn từng vui mừng khi tìm được căn phòng giá rẻ. Tuy nhiên, sau đó họ nhanh chóng thấy hối hận vì quyết định này.
Thảo giải thích: "Tưởng thuê nhà giá rẻ để tiết kiệm chi phí nhưng thực tế lại tốn kém hơn. Thứ nhất, do phòng mình không thể nấu nướng nên mỗi tháng mình tốn 3 - 3,5 triệu đồng/tháng tiền ăn ngoài. Tính ra nếu chịu khó bỏ tiền thuê phòng đắt hơn 1-2 triệu đồng thì chất lượng sống vừa cải thiện, mà mình có thể tiết kiệm phần nào chi phí nếu tự nấu nướng.
Thứ hai, giá phòng rẻ vì nằm ở tầng 5 và không có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, đổi lại là căn phòng gây cảm giác bí bách khó chịu, nắng nóng vào mùa hè. Cũng vì thế, có những hôm được làm online, mình đã phải ra quán cafe làm việc, tốn 40-60 ngàn đồng cho một cốc nước, thay vì chịu cảnh ngồi ở nhà".
Nguyễn Thảo chia sẻ, do nhận thấy cách tiết kiệm ít tiền bằng cách thuê phòng giá rẻ này không còn ổn, cũng vì thế họ nhanh chóng chuyển sang thuê phòng mới với mức giá 5 triệu đồng/tháng/2 người. Giá thuê nhà cao kéo theo chất lượng sống cũng tăng lên, đổi lại họ đã có thể tự nấu nướng để vừa tiết kiệm chi phí mà đảm bảo tốt cho sức khỏe.
"Mình coi đây là bài học cho những lần chuyển nhà sắp tới. Giá thuê rẻ thường đi kèm theo điều kiện sống không tốt. Do đó, khi đi tìm nhà bạn không nên chỉ chăm chăm tìm nhà giá rẻ mà không để ý các yếu tố khác như chất lượng sống, phòng được nấu ăn hay không, an ninh thế nào,... Bên cạnh đó, mình nghĩ tiết kiệm không phải chọn đồ rẻ nhất, mà tiết kiệm thông minh là cách bạn chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với túi tiền của mình", Nguyễn Thảo kết luận.
Sau khi nghỉ hưu, tôi kiên quyết từ bỏ 3 thói quen tiết kiệm không tốt này Không phải thói quen tiết kiệm nào cũng là đúng. Tôi 56 tuổi và đã nghỉ hưu năm ngoái. Người ở thời đại tôi đã quen với việc tiết kiệm. Chúng tôi thường không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì ở nhà nên chỉ muốn tích trữ những thứ ở nhà. Tôi và chồng đã kết hôn được nhiều năm và đồ...