Cô gái 28 tuổi cắt bỏ 2 bên ngực dù không bị ung thư
Một phụ nữ Florida đang lên tiếng về quyết định đầy kịch tính của mình khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ hai bên ngực ở tuổi 28.
Stephanie Germino, 29 tuổi, cho biết cô đã đăng ký phẫu thuật sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1 vào năm ngoái. Kết quả này có nghĩa là cô có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn mức trung bình.
Trong một bài chia sẻ với trang The Sun, Grrmino giải thích: “Tôi biết mình có tiền sử ung thư vú trong gia đình khi bà ngoại tôi 2 lần phải đối mặt với bệnh này”. Sau khi nhận được kết quả, cô nhớ lại mình đã “rất xúc động, nhưng không coi đó là bản án tử hình”. “Đối với cá nhân tôi, bộ ngực không phải là dấu hiệu của sự nữ tính duy nhất. Vì vậy, việc phẫu thuật cắt bỏ hai bên vú không thực sự là một quyết định khó khăn”, Germino chia sẻ.
Stephanie Germino, hiện 29 tuổi, đã trải qua ca phẫu thuật sau khi cô có kết quả xét nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1, đây là một chỉ số cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng lên. Ảnh: Stephanie Germino/Carters News
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 13% phụ nữ phát triển ung thư vú vào một thời điểm nào đó trong đời, trong khi đó, 55-72% phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 sẽ bị ung thư vú khi họ 70-80 tuổi.
Theo Germino, các yếu tố di truyền khác có nghĩa là cô có 87% khả năng phát triển ung thư vú.
Germino là mẹ của cậu con trai 6 tuổi Josiah. Cô cũng đã nuôi con bằng sữa mẹ nên tin bằng bộ ngực của mình đã làm tốt nhiệm vụ của chúng. Năm ngoái, cô đã thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ 2 bên vú cùng với sự động viên của chồng.
Gần một năm kể từ khi phẫu thuật, Germino muốn kỷ niệm cơ thể mới của mình, thậm chí cô còn đổi tên tài khoản Instagram của mình thành @theebooblessbabe (cô gái không ngực).
Video đang HOT
Germino là mẹ của cậu con trai 6 tuổi Josiah. Cô cũng đã nuôi con bằng sữa mẹ nên tin bằng bộ ngực của mình đã làm tốt nhiệm vụ của chúng. Ảnh: Stephanie Germino/Carters News
Hiện tại, Germino đang muốn nâng cao nhận thức về đột biến gen BRCA1 và khuyến khích những phụ nữ khác thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe của mình.
“Phải mất một thời gian để thích nghi với một cái gì đó lớn như thế này, nhưng thành thật mà nói, giờ là lúc tôi cảm thấy tự tin nhất cho dù với 2 bên ngực bằng phẳng”, Germino tuyên bố.
Phụ nữ ở độ tuổi nào dễ bị ung thư vú?
Có 2 độ tuổi được coi là thời điểm chị em dễ bị ung thư vú nhất, đó là trong độ tuổi 45-55 tuổi và 70-74 tuổi. Nguyên nhân là do có liên quan đến nội tiết tố nữ. Nội tiết tố nữ được tiết ra bởi buồng trứng có tác dụng thúc đẩy sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục, duy trì các dấu hiệu giới tính và làm cho làn da của phụ nữ mịn màng.
Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, cùng với việc lạm dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa nội tiết tố nữ, mức độ hormone nữ tăng lên, hoặc tỷ lệ estrogen và progestin không cân bằng, làm cho biểu mô ống dẫn vú tiếp tục bị kích thích bởi nội tiết tố nữ. Kết quả là môi trường nội tiết trong cơ thể bị phá vỡ, do đó gây ra ác tính tế bào, cuối cùng gây ung thư vú.
Theo Phòng Phòng chống và Kiểm soát Ung thư, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc những thay đổi di truyền trong gen BRCA1 và BRCA2, bạn có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú. Bạn cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng.
Một số dấu hiệu bất thường trên vú mà bạn không nên bỏ qua
Để phòng tránh căn bệnh ung thư đáng sợ này, các chuyên gia y tế của trang Reader’s Digest khuyên tất cả phụ nữ, dù trẻ hay già cũng đều nên tự kiểm tra vú tại nhà mỗi tháng 1 lần. Thời gian tốt nhất để thực hiện là khi kết thúc kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Một số dấu hiệu bất thường trên vú có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú:
- Vùng da ngực bị đỏ.
- Vùng da ngực nhăn nheo.
- Vùng da ngực sưng phồng, nổi cục.
- Vùng ngực chảy xệ.
- Vùng da ngực nổi phát ban.
- Một bên núm vú thụt vào trong.
Nếu nhận ra mình có một khối cứng bất thường trong ngực thì bạn cũng nên bình tĩnh bởi chưa chắc đó đã là u ác tính (ung thư). Nhiều trường hợp, đó chỉ là khối u xơ hoặc u nang lành tính.
Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đừng đợi đến khi xuất hiện cơn đau mới đến gặp bác sĩ. Hãy nhớ rằng việc phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
Dấu hiệu nào có thể phát hiện sớm bảy loại ung thư thường gặp?
Theo các bác sĩ, ung thư hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám kịp thời. Bệnh viện K mới đây đã hướng dẫn dấu hiệu cảnh báo sớm này.
Dấu hiệu nhận biết bảy loại ung thư phổ biến ở Việt Nam - Đồ họa: NGỌC THÀNH
Theo thống kê của Globocan (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng.
Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư/năm, tức cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Các ung thư phổ biến ở nam giới gồm ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, tiền liệt tuyến (chiếm khoảng 65,8% tổng các loại ung thư).
Ở nữ giới, các bệnh ung thư phổ biến gồm ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư). Chung cho cả 2 giới các loại ung thư phổ biến là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng.
5 thói quen uống làm tăng nguy cơ loãng xương của bạn Hãy bỏ những loại đồ uống này càng sớm càng tốt để có xương chắc khỏe hơn. Loãng xương, một căn bệnh khiến xương của bạn yếu hơn và dễ gãy hơn, ảnh hưởng đến 10 triệu người Mỹ. Trong khi đó, 44 triệu người Mỹ khác có mật độ xương thấp, có nghĩa là họ có nguy cơ bị loãng xương. Vì...